Giáo án lớp 3 - Tuần 5

I. MỤC TIÊU: Giúp HS :

- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy .

- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.

- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.

- Với HS khá , giỏi hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.

- KN sống: KN tư duy phê phán ( biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ nại , không chịu tự làm lấy việc của mình ) .

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

HS: - Vở bài tập đạo đức 3.

 - 1 số đồ vật cần cho trò chơi đóng vai (HĐ2, tiết 2

GV: - Tranh minh tình huống (HĐ1 tiết 1).

 - Phiếu thảo luận.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc44 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u câu nói chung (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 Củng cố kiến thức bài Người lính dũng cảm : (4')
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Người lính dũng cảm” và trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc trong SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
 Hoạt động2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.(12')
a.GV đọc mẫu toàn bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc.
* Đọc từng câu: 
- Ghi bảng từ: dõng dạc,hoàn toàn , mũ sắt, ẩu thế- Cho HS phát âm.
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV chia bài thành 4 đoạn.
- GV nhận xét. -> Treo bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc - HD HS đọc.
 - GV đọc mẫu câu trên bảng.
- Nhận xét cách ngắt, nghỉ ở câu văn dài.
* Luyện đọc trong nhóm:( 4nhóm)
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong bài.
* Thi đọc trước lớp .
- Thi đọc từng đọan theo nhóm nốp tiếp nhau.
- GV theo dõi và N/X nhóm đọc hay nhất
Hoạt động3.Hướng dẫn tìm hiểu bài(9'):
- Cho HS đọc thầm cả bài để trả lời các câu hỏi.
+ Câu1: Các Chữ Cái và dấu câu họp bàn việc gì?
+ Câu 2: Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng ?
+ Câu 3.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm1 tờ giấy A4 
- Cho HS các nhóm đọc thầm bài văn, trao đổi tìm những câu trả lời đúng diễn biến của cuộc họp theo các ý a, b, c, d. 
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận bài làm đúng. 
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
GV chốt: Qua bài văn các em thấy được tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và dấu câu nói chung. Hiểu được cách tổ chức một cuộc họp là thế nào.
Hoạt động4. Luyện đọc lại.(7')
- GV gọi nhóm HS, mỗi nhóm 4 em tự phân vai (người dẫn chuyện, bác Chữ A, đám đông, Dấu Chấm). Đọc lại truyện. 
- GV nhận xét cá nhân , nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động nối tiếp (3'):
GV liên hệ: Ở lớp ta còn bạn nào thường chấm câu sai?
- Nhận xét tiết học - Dặn: về đọc lại bài.
- 2 HS đọc tiếp nối bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét.
- HS chú ý theo dõi bài. 
- HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết bài (2lượt).
- HS luyện đọc từ khó
+ HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. 
- Một số học sinh đọc lại các câu khó.
- HS luyện đọc trong nhóm
- 4 nhóm thi đọc trước lớp 4 đoạn 
- Nhận xét , bình chọn
- Cả lớp đọc thầm trong SGK trả lời câu hỏi
+ Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng . Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc. 
+ Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu .
- 1HS đọc yêu cầu câu 3.
- HS các nhóm đọc thầm.
+ HS trong nhóm thảo luận ghi vào phiếu những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến cụôc họp.
- HS các nhóm thi báo cáo kết quả bài làm .
- HS phát biểu.
+ Cần phải đặt đúng dấu câu. Nếu đặt dấu câu sai sẽ làm sai lạc nội dung, khiến câu văn đoạn văn rất buồn cười 
- 4 HS thi đọc hay theo vai lần lượt từng nhóm.
- HS nhận xét , bình chọn cá nhân nhóm nào đọc hay nhất.
- HS tự phát biểu.
- Chuẩn bị bài sau 
 TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, h/s biết:
- Kể được tên một số bệnh về tim mạch.
- Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh tim mạch ở trẻ em .
- Với HS khá , giỏi biết được nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim .
- KN sống: KN tìm kiếm và xử lí thông tin : Phân tích và xử lí thông tin về bệnh tim mạch thường trẻ em . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Phiếu câu hỏi cho HĐ2.
- Các hình trong sgk/20,21.
HS: - Vở BT TN-XH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:(4')Củng cố kiến thức về VS cơ quan tuần hoàn.
Nên làm gì và khơng nên làm gì để bảo vệ tim mạch?
GV nhận xét, ghi điểm.
 HĐ2: (8') Tìm hiểu tên một vài bệnh về tim mạch.
- Yêu cầu HS kể 1 vài bệnh về tim mạch mà em biết?
- GV: Trong những bệnh này bệnh nguy hiểm nhất và thường mắc ở trẻ em là bệnh thấp tim.
HĐ3: (12') Tìm hiểu sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
* Bước1: Làm việc cá nhân.
GV yêu cầu học sinh quan sát các hình 1,2,3 tr20 sgk và đọc lời thoại trong tranh.
*Bước2: Làm việc theo nhóm.
- GV phát phiếu ghi các câu hỏi, y/c các nhóm thảo luận.
- GV tổ chức cho HS chơi đóng vai
+ Ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim?
+ Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào ?
+ Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
G/v quan sát, giúp đỡ h/s đóng vai tự nhiên, nói tự do, không lệ thuộc vào lời của các nhân vật trong sgk.
*Bước 3: Làm việc cả lớp.
Các nhóm xung phong đóng vai.
* Kết luận: SGK tr21.
HĐ4: (8') Kể 1 số cách đề phòng bệnh thấp tim.
*Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Cho h/s quan sát các hình 4,5,6 tr20/sgk.
*Bước 2: Làm việc cả lớp.
*Kết luận: Để phòng bệnh thấp tim cần: Giữ 
ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt, rèn luyện thân thể hàng ngày để không bị các bệnh viêm họng, a-mi-đan, viêm khớp cấp.
Hoạt động tiếp nối: (3')
- Củng cố ND bài, nhận xét tiết học.
- Y/c HS làm bài 2, 3 tr13/ VBT
- Chuẩn bị trước bài 10 tr22.
- HS trả lời.
- HS kể: Thấp tim, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, …
- HS quan sát, làm việc cá nhân.
- Các nhóm thảo luận, tập đóng vai là bác sĩ và bệnh nhân hỏi đáp về bệnh thấp tim.
- Mỗi nhóm đóng một cảnh.
- Lớp nhận xét .
- Nhiều h/s nhắc lại.
- H/s quan sát từng hình và nói với nhau về nội dung, ý nghĩa của các việc làm trong từng hình về cách phòng bệnh thấp tim.
- Từng cặp lên trình bày:
- Nhiều HS nêu kết luận.
- HS lắng nghe và thực hiện . 
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU.
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, h/s biết:
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình .
- Với HS khá, giỏi : Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong sgk tr 22,23.
- Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1. Củng cố kiến thức về cách phòng bệnh tim mạch (5')
- GV y/c học sinh nhắc lại tên cơ quan có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, cơ quan có chức năng vận chuyển máu đi khắp cơ thể.
- Nhận xét đánh giá
 HĐ2: (10') Các bộ phận và chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu
*Bước1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu h/s quan sát hình 1 tr 22 sgk và chỉ ra đâu là thận, ống dẫn nước tiểu.
*Bước2: Làm việc cả lớp
- GV treo hình cơ quan bài tiết lên bảng.
*Kết luận: SGK tr23.
HĐ3: (15') Hoạt động bài tiết nước tiểu.
*Bước1: Làm việc cá nhân.
- Y/c HS quan sát hình, đọc các câu hỏi và trả lời hình 2 tr23.
*Bước2: Làm việc theo nhóm.
- Y/c HS tự đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi có liên quan đến chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Gv quan sát, gợi ý:
+ Nước tiểu được tạo thành ở đâu?
+ Trong nước tiểu có chất gì?
+ Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào?
+ Trước khi thải ra ngòai, nước tiểu được chứa ở đâu?
+ Nước tiểu được thải ra ngồi bằng đường nào?
+ Mỗi ngày, mỗi người thải ra bao nhiêu lít nước tiểu?
*Bước3:Thảo luận cả lớp.
- HS mỗi nhóm xung phong đứng lên đặt câu hỏi và trả lời.
- Ai trả lời đúng, sẽ được đặt câu hỏi tiếp và chỉ định bạn khác trả lời.
- Tuyên dương nhóm có nhiều câu hỏi hay, sáng tạo và trả lời đúng.
Kết luận: SGK/ 23.
Hoạt động nối tiếp: (5')
- Gọi 1 số HS lên bảng vừa chỉ, vừa nói tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Giáo dục HS biết vận dụng thực tế.
- Nhận xết tiết học.
- Học sinh trả lời.
- HS nx, bổ sung.
- HS thảo luận theo cặp để biết tên các cơ quan bài tiết nước tiểu.
- HS lên chỉ, nêu tên các bộ phận.
- Lớp theo dõi, nhận xét
- HS nhắc lại kết luận.
- HS quan sát , hoạt động cá nhân.
- Nhóm trưởng điều khiển.
- HS tự đặt câu hỏi.
- HS suy nghĩ, trả lời.Thư ký ghi ý kiến của nhóm.
- Có các chất độc hại lấy trong máu 
- Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xống bóng đái 
- Chứa ở bóng đái 
- Ống đái dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài 
- HS nêu 
- HS thực hiện theo nhóm
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Nhiều HS nhắc lại kết luận.
- 2 HS thực hiện.
- Nghe nhớ
 TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
 -Kể lại câu chuyện người lính dũng cảm bằng lời của một nhân vật mà em thích.
 -Kể đúng nội dung và trình tự câu chuyện.
 -Giọng kể mạch lạc và lôi cuốn người nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Nội dung câu chuỵện (theo SGK)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Hoạt động1: (5')
- GV kiểm tra 2 HS nêu lại bài 1 (tiết tập làm văn tuần 4)
- N/x, ghi điểm.
HĐ2. Hướng dẫn HS kể: (27')(theo gợi ý trên bảng
a) Học sinh kể theo nhóm
GV cho HS đọc lại từng đoạn câu chuyện. Hướng dẫn HS quan sát tranh tương ứng với nội dung từng đoạn của câu chuyện để kể.
- GV cho HS kể theo nhóm(4em)
- GV theo dõi các nhóm kể,nhận xét và bổ sung.
 b) Tổ chức thi kể trước lớp:
-GV gọi HS kể trước lớp.
-Cho HS nhận xét cách kể, nội dung câu chuyện và ngôi kể.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động tiếp nối (4’)
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà tập kể lại câu chuyện theo các ngôi khác nhau.
-Chuẩn bị bài tiết sau:Kể lại buổi đầu đi học.
-1 HS kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi
- HS lắng nghe.
 -HS tập kể theo lời của nhân vật(tự chọn)
-Một số HS lên kể.
-HS nhận xét
 TOÁN
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
 VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (có nhớ)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân .
-Làm bài tập 1(cột 1,2,4); bài 2, bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.
- GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS: Vở ô li
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: (5') Củng cố kiến thức về phép nhân không nhớ : 
- Gọi 2 HS lên bảng đặt tímh và tính :
 44 x 2 32 x 2
- Lớp nhận xét và nêu cách đặt tính , cách tính . 
- Nhận xét và cho điểm HS.
HĐ2: (12') Phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
a) Phép nhân 26 x 3
- Viết lên bảng phép nhân 26 x 3 = ?- - Trong phép nhân 26 x 3 thì 26 được gọi là gì? 3 gọi là gì? 

File đính kèm:

  • doctuan 5 lop 3.doc
Giáo án liên quan