Giáo án lớp 3 - Tuần 34, thứ 6 năm 2012

I. Mục tiêu:

- Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa (kiểu 2):A M N V(1 dòng )viết đúng tên riêng An Dương Vương (1 dòng)và câu ứng dụng :Tháp Mười .Bác Hồ(1 lần)bầng cỡ chữ nhó

 II. Chuẩn bị

 - Kẻ sẵn dòng kẻ trên bảng để học sinh viết chữ.

 - Mẫu chữ viết hoa: A, M, N, V

 - Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 34, thứ 6 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2012
TẬP VIẾT 
ÔN CHỮ HOA : A, M, N, V (Kiểu 2) 
I. Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa (kiểu 2):A M N V(1 dòng )viết đúng tên riêng An Dương Vương (1 dòng)và câu ứng dụng :Tháp Mười ……..Bác Hồ(1 lần)bầng cỡ chữ nhó 
	II. Chuẩn bị
	- Kẻ sẵn dòng kẻ trên bảng để học sinh viết chữ.
	- Mẫu chữ viết hoa: A, M, N, V
	- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước
* Nhận xét cho điểm học sinh
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa A, M, N, V kiểu 2 có trong từ và câu ứng dụng.
2. Hướng dẫn viết chữ viết hoa
* Giáo viên hỏi: Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Yêu cầu học sinh viết chữ viết hoa A, M, N, V kiểu 2 vào bảng.
- Giáo viên nhận xét về quy trình học sinh đã nêu, sau đó yêu cầu học sinh cả lớp giơ bảng con.
- Yêu cầu học sinh viết các chữ hoa A, D, V, T, M, N vào bảng co. Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho từng học sinh.
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng
a. Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
* Giới thiệu: An Dương Vương là tên của Thục Phán, vua nước Âu Lạc, sống cách đây cách 2000 năm. Ông là người đã cho xây thành Cổ Loa.
b. Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c. Viết bảng.
- Yêu cầu học sinh viết từ ứng dụng An Dương Vương. 
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi chữ viết cho học sinh.
4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a. Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
* Giải thích: Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất.
b. Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
c. Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết từ: Tháp Mười Việt Nam.
5. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Cho học sinh xem bài viết mẫu trong vở tập viết 3, tập 2
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho từng học sinh.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài
6. Củng cố - dặn dò
* Nhận xét tiết học
* Dặn: Học sinh về nhà hoàn thành bài viết trong vở tập viết, tập viết 3, tập hai và học thuộc từ và câu ứng dụng
- 1 học sinh đọc: Phú Yên và câu ứng dụng:
Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà
Kính già, già để cho tuổi.
- Có các chữ hoa: A, D, V, T, M, N
- Học sinh cả lớp cùng viết vào bảng con. 3 học sinh lên bảng lớp viết.
- Học sinh đổi chỗ ngồi, 1 học sinh viết đẹp kèm 1 học sinh viết chưa đúng, chưa đẹp.
- 2 học sinh lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con.
- 1 học sinh đọc: An Dương Vương.
- Chữ A, D, V, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ o
- 3 học sinh lên bảng viết. Học sinh dưới lớp viết vào bảng.
- 3 học sinh đọc:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
- Chữ T, M, V, N, B, H, h, b, g cao 2 li rưỡi, chữ đ, p, t cao 2 li, chữ s cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 2 học sinh lên bảng viết. Học sinh dưới lớp viết vào bảng con.
- Học sinh viết:
+ 1 dòng chữ A, M, cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ V, N, cỡ nhỏ
+ 2 dòng chữ An Dương Vương, cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
***************************************
TOÁN 
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Rèn kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính
	- Rèn kĩ năng thực hiện tính biểu thức
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Sửa bài 4 của tiết 169
2. Hướng dẫn ôn tập
* Bài 1
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Để tính số dân của xã năm nay ta làm thế nào ? Có mấy cách tính ?
- Yêu cầu học sinh làm bài
* Bài 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Cửa hàng đã bán được một phần ba số áo nghĩa là thế nào ?
- Vậy số áo còn lại là mấy phần ?
- Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải bài toán
* Nhận xét cho điểm học sinh
* Bài 3
- Tiến hành tương tự như bài 2
3. Củng cố - dặn dò
* Tổng kết tiết học
* Nhận xét tiết học
* Bài sau: Ôn tập về giải toán ( TT )
- 2 học sinh lên bảng làm bài
* Cách 1: Ta tính số dân năm ngoái bằng phép cộng: 5236 + 87 rồi tính số dân năm nay bằng phép tính cộng: Số dân năm ngoái thêm 75.
* Cách 2: Ta tính số dân tăng thêm sau 2 năm bằng phép cộng: 87 + 75 rồi tính số dân năm nay bằng cách cộng số dân năm kia với số dân tăng thêm.
Bài giải
* Cách 1
Số dân năm ngoái là:
5236 + 87 = 5323 ( người )
Số dân năm nay là:
5323 + 75 = 5398 ( người )
 ĐS: 5398 người
* Cách 2
Số dân tăng sau 2 năm là:
87 + 75 = 162 ( người )
Số dân năm nay là:
5236 + 162 = 5398 ( người )
 ĐS: 5398 người.
- Cửa hàng có 1245 cái áo chia làm 3 phần thì đã bán được 1 phần.
- Là 2 phần
Tóm tắt
1245 cái cáo
? cái cáo
đã bán
Bài giải
* Cách 1
Số cái áo cửa hàng đã bán là:
1245 : 3 = 415 ( cái )
Số cái áo cửa hàng còn lại là:
1245 – 415 = 830 ( cái )
 ĐS: 830 cái
* Cách 2
Số cái áo cửa hàng đã bán là:
1245 : 3 = 415 ( cái )
Số cái áo cửa hàng còn lại là:
415 x ( 3 – 1 ) = 830 ( cái )
 ĐS: 830 cái
********************************
TẬP LÀM VĂN 
NGHE KỂ: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO, GHI CHÉP SỔ TAY
	- Rèn kĩ năng đọc kể: Nghe giáo viên đọc, nói lại được nội dung chính từng mục trong bài: Vươn tới các vì sao.
	- Rèn kĩ năng viết: Ghi được những ý chính trong bài: Vươn tới các vì sao vào sổ tay.
II. Đồ dùng dạy học
	- Các hình minh hoạ bài: “ Vươn tới các ngôi sao “ 
	- Mỗi học sinh chuẩn bị một quyển sổ tay nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng, yêu cầu đọc phần ghi các ý chính trong bài báo A lô, Đô – rê – mon Thần đồng đây ! của tiết tập làm văn tuần 33
* Nhận xét và cho điểm học sinh.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong giờ tập làm văn này, các em sẽ nghe cô đọc và kể lại bài văn: Vươn tới các vì sao. Bài sẽ cho các em những thông tin thú vị về những nhà du hành vũ trụ, về hành trình chinh phục vũ trụ của loài người.
2. Hướng dẫn làm bài.
* Bài 1
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh đọc SGK và hỏi: Bài vươn tới các vì sao gồm mấy nội dung ?
- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tái hiện từng nội dung của bài.
+ Con tàu đầu tiên được phóng vào vũ trụ thành công có teê là gì ? Quốc gia nào đã phóng thành công con tàu này ? Họ đã phóng nó vào ngày, tháng, năm nào ?
+ Ai là người đã bay trên con tàu đó ?
+ Con tàu đã bay mấy vòng quanh trái đất ?
+ Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là ai ? Ông là người nước nào ?
+ Am – xtơ – rông đặt chân lên mặt trăng vào ngày nào ?
+ Con tàu nào đã đưa Am – xtơ – rông lên mặt trăng ?
+ Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ 
+ Chuyến bay nào đã đưa anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ ?
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về nội dung bài.
- Gọi một số học sinh nói lại từng mục trước lớp.
* Giáo viên nhận xét bổ sung và cho điểm các học sinh kể tốt.
* Bài 2
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp. Nhận xét và cho điểm những học sinh có bài ngắn gọn, đủ ý.
3. Củng cố - dặn dò
* Nhận xét tiết học
* Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên
- Nghe giáo viên giới thiệu
- Nghe và nói lại từng mục trong bài: Vươn tới các vì sao 
- Bài gồm 3 nội dung
a. Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ.
b. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
c. Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
- Nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên.
+ Con tàu phóng thành công vào vũ trụ đầu tiên là tàu Phương Đông 1 của Liên Xô. Liên Xô đã phóng thành công con tàu này vào ngày 12 – 4 – 1961
+ Nhà du hành vũ trụ Ga - ra - rin 
+ Con tàu đã bay 1 vòng quay trái đất.
+ Nhà du hành vũ trụ người Mĩ, Am – xtơ – rông là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
+ Ngày 21 – 7 – 1969
+ Tàu A – pô – lô
+ Đó là anh hùng Phạm Tuân
+ Đó là chuyến bay trên tàu Liên hợp của Liên Xô vào năm 1980
- Học sinh làm việc theo cặp
- Một số học sinh nói trước lớp, mỗi học sinh chỉ nói về một mục, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài trên.
- Theo dõi bài làm của bạn, nghe giáo viên chữa bài để rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docThứ 6.doc
Giáo án liên quan