Giáo án lớp 3 - Tuần 31, thứ 4 năm 2012

I. Mục tiêu:

- Biết chia số có 5 CS 1 CS với trường hợp có 1 lượt chia có dư và là phép chia hết.

(BTCL: 1,2,3)

-Cẩn thận

II/Chuẩn bị :

 - Mỗi học sinh chuẩn bị 8 hình tam giác vuông như bài tập 4

III. Các hoạt động dạy học

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 31, thứ 4 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu rõ từng bước chia của mình.
 Bài 2
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của đề bài
- Bài toán hỏi gì ?
- Để tính được số ki - lô - gam xi măng chúng ta phải làm gì ?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh.
 Bài 4: Trò chơi: Xếp nhanh(hs K, G)
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu và tự xếp hình.
-Giáo viên chữa bài tuyên dương những học sinh xếp hình nhanh
HĐ 3(2’): Củng cố - dặn dò:
 Bài sau: Chia số có năm chữ số
 cho số có một chữ số ( tt )
- 3 học sinh lên bảng làm bài
- Nghe giáo viên giới thiệu
- 1 học sinh lên bảng thực hiện đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp.
- Ta bắt đầu thực hiện phép chia từ hàng nghìn của số bị chia. Vì 3 không chia được cho 4 ( Với trình độ của học sinh lớp 3 có thể nói 3 không chia được cho 4 )
- 37 chia 4 được 9
- Học sinh lên bảng viết 9 vào vị trí của thương. Sau đó học sinh tiến hành nhân ngược để tìm và viết số dư vào phép chia: 9 nhân 4 bằng 36. 37 trừ 36 bằng 1.
- Lấy hàng trăm để chia
- 1 học sinh lên bảng vừa thực hiện chia vừa nêu: Hạ 6, 16 chia 4 được 4, viết 4, 4 nhân 4 bằng 16, 16 trừ 16 bằng 0.
- Lấy hàng chục để chia
- 1 học sinh lên bảng vừa thực hiện chia, vừa nêu: Hạ 4, 4 chia 4 được 1, viết 1, 1 nhân 4 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0.
- Thực hiện chia hàng đơn vị
- 1 học sinh lên bảng vừa thực hiện chia vừa nêu: Hạ 8; 8 chia 4 được 2, viết 2, 2 nhân 4 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0.
- Cả lớp thực hiện vào giấy nháp một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
- Thực hiện phép chia
- 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
- 3 học sinh lần lượt nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Một cửa hàng có 36500kg xi măng, đã bán một phần năm số xi măng đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg xi măng ?
- Số ki lô gam xi măng còn lại sau khi đã bán.
- Phải biết được số ki lô gam xi măng cửa hàng đã bán.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Có thể trình bày như sau:
 Bài giải
Số ki lô gam xi măng đã bán là:
36550 : 5 = 7310 ( kg )
Số ki lô gam xi măng còn lại là:
36550 – 7310 = 29240 ( kg )
 Đáp số: 29240 kg
- Học sinh xếp được hình như sau:
TẬP ĐỌC 
BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I. Mục tiêu:
-Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
-Hiểu ND: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc.Mọi người hãy hăng hái trồng cây.(TL được các CH trong SGK); thuộc bài thơ)
II/Chuẩn bị : 
	- Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
GV
HS
1.Ổn định (1’)
2.K/tra b/cũ 5’- GV gọi 3 HS lên bảng 
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’)
HĐ 1(8’): Luyện đọc
a. Đọc mẫu 
- Giáo viên đọc tmẫu cả bài 
- Lưu ý HS cách đọc: Đọc giọng vui tươi, hồn nhiên.
b) Hướng dẫn đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Phát âm tiếng khó.
- GV ghi bảng tiếng khó:
- Trồng cây, lay lay, vòn cây
- Luyện đọc từng dòng thơ lần 2
c) Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Bài thơ này có mấy khổ ?
- HS nối tiếp đọc trừng khổ thơ trước lớp.
- Mê say: yêu thích một cái gì đó mà không thể bỏ được.
- Hanh phúc: Sự êm thắm trong mái nhà.
- Em nào đặt câu với 2 từ trên.
d) Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Gọi HS khác bổ sung.
- Gọi HS nhận xét.
đ) Lớp đọc đồng thanh cả bài.
 HĐ 2(8’): Tìm hiểu bài
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài.
1- Cây xanh mang lại những gì cho con người ?
2- Hạnh phúc của con người trồng cây là gì ?
3- Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ. Nêu tác dụng của chúng?
HĐ 3(9’): Luyện đọc lại, HTL
- GV đọc mẫu lần 2
- Hướng dẫn cách đọc, (như mục 1) 
- GV xoá dần từng cụm từ chừa lại các chữ ở mối dòng.
Qua khổ thơ 2 trương tự.
- qua khổ thơ 3...5
- HS đọc đồng thanh cả lớp.
- GV xoá tiếp chỉ chừa lại chữ đầu của mỗi khổ thơ
Ai - Ai - Ai - Ai - Ai
HĐ 4(2’): Củng cố dặn dò:
- Nội dung bài thơ nói gì ?
-Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương các em thuộc bài , phát biểu nhiều.
 bài sau : Người đi săn và con vượn. 
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
 - HS nghe giới thiệu
- HS theo dõi.
- HS nối tiếp mỗi em đọc 2 dòng thơ lần 1.
- HS phát âm tiếng khó
- Đồng thanh tiếng khó.
- HS đọc từng dòng thơ lần 2.
- Có 5 khổ thơ
- HS 4 tổ đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp, khổ thơ 4, 5 tổ 4 đọc.
- HS đặt câu.
- Bạn An luôn mê say học toán.
- Gia đình em sống rất hạnh phúc.
- Các nhóm nối tiếp nhau đọc trong nhóm.
- Chọn bạn đọc hay của nhóm
- 4 HS thi đọc 4 khổ thơ.
- Nhận xét bạn đọc.
- HS đồng thanh bài thơ.
- Chú ý: Nhấn giọng các từ trên.
- 1 HS đọc cả bài lớp đọc thầm.
+ Cây xanh mang lại:
- Tiếng hót mê say của các loài chim trên vòm cây.
+ Ngọn gió mát làm rung cành cây, hoa lá.
+ Bóng mát trong vòm cây làm con người quên nắng xa, đường dài .
+ Hạnh phúc được mong chờ cây lớn lên từng ngày.
+ Được mong chờ cây lớn, được chứng kiến cây lớn lên từng ngày.
+ Các từ được lặp đi lặp lại:
- Ai trồng cây, người đó có....và em trồng cây, em trồng cây.
- Cách sử dụng điệp ngữ như một điệp khúc trong bài hát khiến người đọc dễ nhớ, dễ thuộc, nhấn mạnh ý khuyến khích mọi người hăng hái trồng cây.
- HS đọc bài thơ
- HS đọc bài thơ theo tổ, nhóm, từng khổ thơ vài lần.
- Ai - người - trên - chim
- HS đọc thuộc khổ 1
- HS đọc thuộc cả 2 khổ thơ.
- HS đọc thuộc .
- HS đồng thanh .
- 4 HS thi đọc thuộc 4 khổ thơ
- 2 HS thi đọc thuộc cả bài.
- Cây xanh mang lại cho con người nhiều lợi ích, hạnh phúc con người phải bảo vệ cây xanh , tích cực trồng cây xanh.
THỦ CÔNG 
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (T1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách làm quạt tròn.
- Làm được giấy tròn đúng quy trình kỹ thuật.
- Học sinh thích làm được đồ chơi
II/Chuẩn bị : 
- Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát
- Các bộ phận để làm quạt tròn gồm hai tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc.
- Tranh quy trình gấp quạt tròn.
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định 
2.K/tra b/cũ 
- Gọi các tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề 
* Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu quạt mẫu. Cho học sinh quan sát quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn.
* Quan sát vào quạt này em hãy cho biết nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm đồ vật nào mà các em đã học ở lớp 1
- Quan sát vào quạt mẫu các em hãy nêu điểm khác nhau giữa quạt giấy hình tròn với quạt giấy đã học ở lớp 1.
- Để gấp được quạt giấy tròn cần phải làm gì ?
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
* Bước 1: Cắt giấy
- Cắt hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt.
- Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiều dài 16 ô, rộng 12 ô để làm cán quạt.
* Bước 2: Gấp, dán quạt.
- Đặt tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa ( Hình 2 )
- Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất.
- Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau ( Hình 3 ). Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt ( Hình 4 )
* Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Lầy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1ô ( Hình 5 a ) cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt ( Hình 5b )
- Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt như ( Hình 6 )
* Chú ý: Dán hai đầu cán quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơi cho hồ khô.
- Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên ( Hình 6 ) để hai cán quạt ép vào nhau được chiếc quạt hình tròn như hình 1
- Cho học sinh thực tập gấp quạt tròn.
- Muốn gấp quạt tròn ta thực hiện mấy bước ?
HĐ 3: Củng cố - dằn dò
* Giáo viên nhận xét tiết học
* Dặn: Học sinh ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy thủ công, thước kẻ, bùt chì, bút màu, sợi chỉ.
*Bài sau:Làm quạt giấy tròn ( Tiết 2 )
- Tổ viên báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho tổ trưởng.
- Học sinh quan sát mẫu và các bộ phận của quạt tròn.
- Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp 1
- Điểm khác nhau là quạt giấy hình tròn chúng ta học ở lớp 3 có cán để cầm ( Hình 1 )
- Để gấp được quạt giấy tròn ta cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng.
- Học sinh chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Thực hiện 3 bước:
+ Bước 1: Cắt gấp
+ Bước 2: Gấp dán quạt
+ Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI:
	TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI	
I. Mục tiêu:
- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Từ mặt trời ra xa dần, Trái đất là hành tinh thứ 3 trong hệ mặt trời
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ vẽ các hành tinh trong hệ Mặt Trời ( phóng to )
- Phiếu thảo luận nhóm
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định 
2.K/tra b/cũ - Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình minh hoạ và thuyết minh được về chuyển động của Trái Đất.
* Nhận xét và cho điểm học sinh
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề 
HĐ 1(10’): Các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ và thảo luận theo hai câu hỏi sau:
1. Quan sát hình 1/116 SGK em hãy mô tả những gì em thấy trong hệ Mặt Trời ?
2. Hãy nhận xét về vị trí của Trái Đất với Mặt Trời so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời ?
* Tổng hợp ý kiến của các nhóm
1. Tại sao lại gọi Trái Đất là hành tinh trong hệ Mặt Trời ?
2. Vậy hệ Mặt Trời gồm có những gì ?
* Kết luận: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nên được gọi là hành tinh của hệ Mặt Trời. Có 9 hành tinh không ngừng chuyển động quanh Mặt Trời. Chúng cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
Hđ 2 (10’) Trái Đất là hành tinh có sự sống.
- thảo luận cặp đôi.
- Yêu cầu quan sát hình 2/117 SGK thảo luận theo 2 câu hỏi sau:
1. Trên Trái Đất có sự sống không ?
2. Hãy lấy ví dụ để chứng minh Trái Đất là hành tinh có sự sống ?
- Tổng hợp các ý kiến của học sinh.
* Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Sự sống ở hầu như khắp 

File đính kèm:

  • docThứ 4.doc
Giáo án liên quan