Giáo án lớp 3 - Tuần 27, thứ 4 năm 2012

I.Mục tiêu:

-Biết viết và đọc các số với trường hợp chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có 5 chữ số.

-Biết thứ tự của các số có 5 chữ số và ghép hình. (BTCL: 1; 2a,b; 3a,b; 4)

II/Chuẩn bị :

III/Các hoạt động dạy học :

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 27, thứ 4 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xét đúng hay sai và nêu: Số có 3 chục nghìn nên viết chữ số 3 ở hàng chục nghìn, có 0 nghìn nên viết 0 ở hàng nghìn, có 0 trăm nên viết 0 ở hàng trăm, có 0 chục nên viết 0 ở hàng chục, có 0 đơn vị nên viết 0 ở hàng đơn vị. Vậy số này viết là 30.000
- Số này đọc thế nào ?
- Giáo viên tiến hành tương tự để học sinh nêu cách viết, cách đọc các số: 32.000; 32.500; 32.560; 32.505; 32050 ; 30050; 30005 hoàn thành bảng SGK.
HĐ 2(14ph):Thực hành
 Bài 1: Làm bằng bút chì vào SGK
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu 1 học sinh viết các số trong bài tập, học sinh kia đọc các số đã viết.
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh.
 Bài 2: Làm vào vở
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài toán trong SGK.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chú ý vào dãy số a và hỏi: Số đứng liền trước số 18.302 là số nào ? Số 18.302 bằng số đứng liền trước nó thêm mấy đơn vị ?
 Giáo viên giới thiệu: Đây là dãy các số tự nhiên có 5 chữ số bắt đầu từ số 18.301 tính từ số thứ 2 trở đi, mỗi số trong dãy này bằng số liền trước nó thêm 1 đơn vị.
- Sau số 18.302 là số nào ?
- Hãy đọc các số còn lại của dãy số này.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm phần b,c.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu quy luật của dãy số b,c
 Giáo viên chữa bài cho điểm học sinh.
 Bài 4: Cho học sinh xếp hình
HĐ 3(2ph):dặn dò
 Giáo viên tổng kết giờ học
Bài sau: Luyện tập
- 2 học sinh lên bảng làm bài
- Nghe giáo viên giới thiệu
- Số gồm 3 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục và 0 đơn vị.
- 1 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
- Học sinh theo dõi giáo viên giảng bài.
- Đọc là: Ba mươi nghìn.
- Đọc số và viết số
- Học sinh viết số với trường hợp cho cách đọc và đọc số với trường hợp cho cách viết.
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Học sinh cả lớp đọc thầm.
- Số đứng liền trước số 18.302 là số: 18.301, số 18.302 bằng số đứng liền trước nó thêm 1 đơn vị.
- Học sinh nghe giảng.
- Là số 18303
- Học sinh viết tiếp các số: 18.304; 18.305; 18.306; 18.307 và đọc dãy số.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
b. Là dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 32606
c. Là dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 92999.
**************************************
TẬP ĐỌC 
ÔN TẬP TIẾT 4
I/Mục tiêu: 
-mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết1
-Nghe-viết đúng bài CT khói chiều (tốc độ viết khoảng 65 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng bài thơ lục bát (BT 2).
(HS K, G:Viết đúng và đẹp bài CT(tốc độ viết 65 chữ/15 phút)
II/Chuẩn bị : 
- Phiếu ghi tên từng bài tập .	
	GV
HS
1.Ổn định (1ph)
2.K/tra b/cũ (5ph)
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph)
HĐ 1(10 ph) KT đọc 
- Gọi từng học sinh lên bốc thăm dưới hình thức hái hoa dân chủ ( sau khi bốc thăm, xem lại bài 1 ->2 phút.
- Đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc
HĐ 2(21ph): HD nghe-viết
a) Hướng dẫn häc sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc mẫu lần 1 bài thơ.:
- Giúp học sinh nắm nội dung bài thơ.
+ Tìm những câu thơ tả cảnh “Khói chiều” ?
+ Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói ?
+ Nêu cách trình bày một bài thơ lục bát ?
+ Tìm những từ ngữ đễ viết sai ?
- Hướng dẫn HS phân tích từ ngữ dễ viết sai.
- Trong từ ngữ “mái rạ” hay sai từ nào ?
- Giáo viên đọc mẫu các từ vừa phân tích
- Giáo viên đọc các từ ngữ trên.
- Giáo viên nhận xét bảng con, bảng lớp.
b) Giáo viên đọc mẫu lần 2:
- Giáo viên đọc.
- Nhận xét bài viết trên bảng .
c) Chấm - chữa bài:
- Chấm 1 số bài tại lớp
- Nhận xét bài viết của Học sinh.
HĐ 3(2ph): Củng cố, dặn dò
- GV nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại những bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 ( 8 tuần đầu) để chuẩn bị kiểm tra trong tiết tới.
- Học sinh đọc 1 đoạn văn hoặc cả bài theo yêu cầu trong phiếu . 
- Học sinh nghe
- 2 Học sinh đọc lại - Cả lớp theo dõi trong SGK trang 75.
+ Chiều chiều...
Xanh rờn...bay lên.
+ Khói ơi, vươn...
Khói đừng bay...mắt bà.
+ Dòng thơ 6 tiếng viết lùi vào 1 ô. 
- Học sinh đọc thầm bài thơ
VD: mái rạ vàng, xanh rờn ngoài bãi, chăn trâu, nhen Canh riêu, niêu tép, vươn bay quẩn.
- Học sinh viết bảng con 
- 2 học sinh lên bảng viết.
- HS đọc các từ ngữ vừa viết.
- Học sinh nghe - viết bài vào vở - 1 học sinh lên bảng viết.
- Học sinh soát lỗi.
- 1 Học sinh đọc lại bài viết trên bảng của bạn rồi nhận xét.
***************************************
THỦ CÔNG: 
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG(tiết 3)
I/Mục tiêu: 
-Biết cách làm lọ hoa gắn tường
-Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.(HS khéo tay: làm được, các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. Có thẻ t/trí lọ hoa đẹp) 
II/Chuẩn bị : 
- Giáo viên: Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa.
- Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
- Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. 
- Học sinh: tờ bìa khổ A4, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán, bút màu...
III/Các hoạt động dạy học : 
GV
HS
1.Ổn định (1ph)
2.K/tra b/cũ (1ph)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph)
 Hoạt động 1: Giáo viên treo tranh quy trình
- Để làm được lọ hoa gắn tường 
Bước 1:Cần làm gì ?
- Nhắc lại cách gấp giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều ?
Bước 2: Cần làm gì ?
- Nêu lại cách tách phần đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa ?
Bước 3: Làm gì ?
- Nêu lại cách làm lọ hoa gắn tường ?
 Hoạt động 2: Giáo viên treo tranh mẫu có sáng tạo.
- Để làm được lọ hoa này cần làm thêm những gì ?
- Học sinh thực hành cá nhân.
- Giáo viên đi quan sát, uốn nắn, giúp đỡ cho những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Gợi ý: Cắt, dán các bông hoa có cành, lá để cắm trang trívào lọ hoa: Cách cắt dán bông hoa như ở bài cắt dán bông hoa.
- Giáo viên nêu tiêu chí đánh giá.
- Giáo viên đánh giá: Nêu ưu, khuyết điểm của sản phẩm. 
HĐ 2: Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét,
 - Lớp phó học tập báo cáo.
- Học sinh quan sát .
- ...Gấp giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều 
- Học sinh nhắc lại.
- Tách phần đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa .
- Làm thành lọ hoa gắn tường. 
- Học sinh nhắc lại.
- HS xem mẫu nêu nhận xét.
- ...Bông hoa, (có lá và cành).
- Học sinh thực hành cá nhân
- Học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm.
- Học sinh đánh giá theo các tiêu chí.
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI:
CHIM
I. Mục tiêu:
- Nêu được ích lợi của chim đối với con người
-Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim.
(Biết chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng), chim chạy (đà điểu)
II. Chuẩn bị
	- Các hình minh hoạ trong SGK/102,103
	- Trảnh ảnh về các loài chim do học sinh sưu tầm được.
	- Giấy khổ to ( A3 ), bút dạ
	- Hình vẽ hoặc mô hình chim có xương sống ( hoặc một con chim thật )
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định (1ph)
2.K/tra b/cũ (5ph)
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph)
 HĐ 1(9ph): Các bộ phận của cơ thể chim.
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ, yêu cầu học sinh quan sát các hình minh hoạ trong SGK và thảo luận theo định hướng:
+ Loài chim trong hình tên là gì ? Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của từng con chim đó.
- Làm việc cả lớp: Yêu cầu vài học sinh lên bảng, gọi tên 1 số loài chim đồng thời chỉ và nêu tên các bộ phận của loài chim đó.
 Giáo viên hỏi: Vậy bên ngoài cơ thể chim có những bộ phận nào ?
- Toàn thân chim được phủ bằng gì ?
- Mỏ của chim như thế nào ?
- Giáo viên treo tranh ( hoặc mô hình ) vẽ cấu tạo trong của chim yêu cầu học sinh quan sát, hoặc cho học sinh sờ lên trên lưng một con vật thật, hoặc yêu cầu học sinh nhớ lại khi ăn thịt chim ( gà ) thấy có gì ?
Giáo viên hỏi: Cơ thể các loài chim có xương sống không ?
 Giáo viên kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cành và hai bàn chân.
HĐ 2(9ph): Sự phong phú đa dạng của các loài chim.
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ, Yêu cầu học sinh trong nhóm cùng quan sát các hình minh hoạ trang 102,103 các tranh ảnh sưu tầm được và thảo luận theo định hướng.
+ Nhận xét về màu sắc, hình dáng của các loài chim.
+ Chim có khả năng gì ?
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm học sinh báo cáo kết quả thảo luận.
 Giáo viên kết luận: Thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng.
Hoạt động 3(8ph): Ích lợi của loài chim
 Hỏi: Hãy nêu những ích lợi của loài chim. Sau đó giáo viên ghi lại các câu trả lời trên bảng.
 Giáo viên kết luận: Chim thường có ích lợi bắt sâu, lông chim làm chăn, đêm, chim được nuôi để làm cảnh hoặc ăn thịt.
- Có loài chim nào gây hại không ?
 Giáo viên kết luận: Nói chung chim là loài có ích. Chúng ta phải bảo vệ chúng.
 Hoạt động4(2ph): kết thúc
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “ Chim gì ? “
- Yêu cầu mỗi nhóm tự chọn một số loài chim và tập thể hiện tiếng kêu của các loài đó.
- Yêu cầu nhóm 1 thể hiện tiếng kêu cho nhóm 2 đoán tên chim. Nhóm 2 thể hiện cho nhóm 3 đoán, nhóm 3 thể hiện cho nhóm 4 đoán tiếp tục như thế đến nhóm cuối cùng lại thể hiện tiếng kêu cho nhóm 1 đoán.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương 
Giáo viên nhận xét và kết thúc giờ học
Bài sau: Thú
- Lắng nghe
- Học sinh ngồi theo nhóm cùng quan sát theo hướng dẫn. Các nhóm thảo luận: Lần lượt từng học sinh trong nhóm nói cho các bạn trong nhóm biết loài chim đó tên là gì ? Nó có những bộ phận gì trên cơ thể ( chỉ vào hình )
- 1 học sinh nói về loài chim
- 4 đến 6 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Bên ngoài cơ thể chim có đầu, mình hai cánh và hai chân.
- Toàn thân chim được phủ bằng lông vũ.
- Mỏ chim cứng giúp chim mổ thức ăn
- Học sinh hoạt động theo yêu cầu của giáo viên.
- Cơ thẻ chim có xương sống.
- Học sinh tiến hành chia nhóm, làm việc theo hướng dẫn của giáo viên và rút ra kết luận.
+ Lông chim có nhiều màu sắc khác nhau và rất đẹp. Có con màu nâu đen, cổ viề

File đính kèm:

  • docThứ tư.doc