Giáo án lớp 3 - Tuần 21, thứ 3 năm 2011

I. Mục tiêu:

- Biết trừ các số trong phạm vi 10 000(bao gồm đặt tính và tính đúng).

-Biết giả toán có lời văn(có phép trừ các số trong phạm vi 10 000

-Bài tập cần làm : Bài 1,2b,3,4

II/Chuẩn bị :

 GV: 4 băng giấy ghi các bước thực hiện phép trừ

III. Các hoạt động dạy học

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 21, thứ 3 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 31 tháng 01 năm 2012
TOÁN
PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PV 10 000
I. Mục tiêu:
- Biết trừ các số trong phạm vi 10 000(bao gồm đặt tính và tính đúng).
-Biết giả toán có lời văn(có phép trừ các số trong phạm vi 10 000
-Bài tập cần làm : Bài 1,2b,3,4
II/Chuẩn bị : 
	GV: 4 băng giấy ghi các bước thực hiện phép trừ
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định 
2.K/tra b/cũ - 2 em lên bảng sửa bài tập 3b 
- Sửa bài nhận xét
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề 
HĐ !Học sinh tự th phép trừ: 8652 – 3917
- Giáo viên ghi phép trừ lên bảng hỏi:
+ Muốn tính được kết quả của 8652 – 3917 = ? bằng bao nhiêu trước hết ta phải làm gì ?
- 1hs lên bảng đặt tính - lớp làm bảng con.
* Giáo viên nhận xét cách tính của học sinh
* Tương tự: Thực hiện như các phép trừ khác, em nào thực hiện trừ được phép trừ này 
- Học sinh nêu kết quả trừ từng chữ số. Giáo viên ghi bảng kết quả đó.
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại cách trừ, giáo viên dán băng giấy có các bước trừ lên bảng.
* Hỏi: Muốn trừ số có 4 chữ số cho số có 4 chữ số ta làm thế nào ?
- Giáo viên nêu quy tắc thực hiện phép trừ.
HĐ 2. Thực hành
* Bài 1: Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
- 4 em lên bảng làm
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu đề
- Cho học sinh làm bảng con bài 2b
- 2 em lên bảng làm 
 Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài
- Gọi học sinh lên bảng giải bài toán
- Cả lớp làm bài vào vở
Bài 4:Gọi hs đọc y/c
Làm bài vào vở 
HĐ 3: Củng cố - dặn dò
* Nhận xét tiết học Bài sau: Luyện tập
- 2 em lên bảng làm bài tập
- Muốn tính kết quả của phép trừ này ta phải đặt tính và tính.
 1 em lên bảng đặt tính
- Cả lớp đặt tính vào bảng con
- Học sinh nêu cách trừ và thực hiện phép trừ.
- Học sinh thực hiện trừ
 1 số học sinh nhắc lại cách trừ phép tính trên.
- Đặt tính rồi tính kết quả từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị
- 1 số học sinh nhắc lại quy tắc trừ.
 Bài yêu cầu tính
-Hs làm bảng 
- Đặt tính rồi tính
- Cả lớp làm bảng con
- 2 em lên bảng làm
 2 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
1hs làm bàng ,lớp làm vở 
còn ? mét
bán 1635m
-Đọc y/c
Hs làm bài 
-Chú ý lắng nghe 
MĨ THUẬT
Thường thức mĩ thuật: TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG.
I/ Mục tiêu:
 	- Bước đầu tiếp xúc làm quen với nghệ thuật điêu khắc.
 	- Biết cách quan sát, nhận xét hình khối ,đặc điểm của các pho tượng .
 *Học chung
II/ Chuẩn bị:+ Giáo viên:- Chuẩn bị vài pho tượng thạch cao loại nhỏ. - Ảnh các tác phẩm điêu khắc của Việt Nam .
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HĐGV
HĐHS
1/ Ổn định: 1’ 
 2/ Bài cũ: 1’ Kiểm tra vở
 3/ Bài mới: Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1: 28’ Tìm hiểu về tượng
- Giới thiệu một số pho tượng gợi ý cho HS quan sát và nhận biết: “Tượng có nhiều trong đời sốngXH.Tượng làm đẹp thêm cuộc sống.”Tượng khác với tranh:
 * Tranh vẽ trên giấy vải, tường bằng bút lông, bút chì, phấn màu..và bằng nhiều chất liệu khác nhau.Tranh vẽ trên mặt phẳng nên chỉ nhìn thấy mặt trước.
* Tượng được tạc, đắp, đúc...bằng đất, đá, thạch cao, xi măng...có thể nhìn thấy các mặt xung quanh.Tượng
thường chỉ có một màu .
Yêu cầu HS kể một vài pho tượng quen thuộc
Hướng dẫn hs quan sát pho tượng thật và tóm tắt: 
 + Ảnh chụp các pho tượng nên ta chỉ nhìn thấy một mặt như tranh.
 + Các pho tượng này hiện đangđược trưng bày tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam hoặc ở trong chùa.
- Yêu cầu hs quan sát hình trong vở tập vẽ 3 và trả lời:
Hãy kể tên các pho tượng.Hãy nêu tên chất liệu của mỗi pho
tượng .- Giáo viên nhấn mạnh 
+ Tượng rất phong phú về kiểu dáng: Có tượng ngồi(Phật trên tòa sen), có tượng đứng, tượng chân dung.
+ Tượng cổ thường được ở nơi tôn nghiêm như đình, chùa, miếu.
+ Tượng mới thường được đặt ở các công viên, ở cơ quan, bảo tàng, quảng trường…
+Tượng cổ thường không có tên tác giả, tượng mớicó tên tác giả.
* Hoạt động 2: 5’ Nhận xét, đánh giá
 Nhận xét tiết học .
4/Củng cố,dặn dò.
-Về nhà sưu tầm các kiểu chữ ở sách,báo,lịch ...để học bài sau.
-Các lớp
Đọc đề
Quan sát các pho tượng
Tượng làm bằng chất liệu: Thạch cao.
lắng nghe.
Quan sát
Quan sát hình trong vở tập vẽ
 kể
Nêu. nhận xét bổ sung
Theo dõi,lắng nghe
-Quan sát hình vở nhận xét trả lời.
-Chuẩn bị bài 23
CHÍNH TẢ (Nghe viết)
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I/Mục tiêu: 
-Nghe-viết đúng bài CT ;trình bày đúng hình thưcs bài văn xuôi.
-Làm đúng BT(2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/Chuẩn bị : 
- Viết sẵn bài tập 2a, 2b vào bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định 
2.K/tra b/cũ - 2 em lên bảng viết Xao xuyến, sáng suốtgầy guộc, lun luốc.
* Giáo viên nhận xét
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề 
HĐ 1: Hướng dẫn nghe viết
 Học sinh đọc bài chính tả, cả lớp đọc thầm.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Hồi còn nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
- Trong bài những từ tiếng nào cần phải viết hoa ?
- Em thường viết sai từ, tiếng nào ?
- Giáo viên ghi các từ tiếng khó lên bảng và phân tích tiếng khó.
- Cho học sinh viết bảng con các từ khó.
* Giáo viên nhận xét
- Giáo viên đọc bài cho học sinh viết bài vào vở - 1 em lên bảng viết bài.
- Giáo viên đọc bài cho học sinh dò lỗi chính tả trong bài của mình.
- Giáo viên chấm bài viết trên bảng
- Giáo viên chấm 5 bài - nhận xét
HĐ 2:Làm bài tập chính tả
- Chọn bài 2b/24. Giáo viên treo bảng phụ lên bảng. Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề bài.
- Thảo luận nhóm đôi điền dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm.
- Thi đua mỗi nhóm đặt một câu và điền dấu thanh đúng. Giáo viên điền vào bài trên bảng.
* Giáo viên nhận xét tuyên dương.
HĐ 3: Củng cố - dặn dò:
- Hướng dẫn học sinh sửa lỗi sai vào vở học.
* Nhận xét tiết học
* Bài sau: Nhớ - Viết: Bàn tay cô giáo
- 2 em lên bảng viết
- Cả lớp viết bảng con
 Học sinh nghe giới thiệu
- 1 em đọc bài, cả lớp đọc thầm
- trả lời 
 Viết hoa danh từ riêng. Trần Quốc Khái , nhà Lê và các tiếng âm đầu.
- Đốn củi, kéo vó, đọc sách, quan, 
 Học sinh nghe giáo viên phân tích
-Viết báng con 
Gọi học sinh đọc lại các từ
 Cả lớp viết bài vào vở
- 1 em lên bảng viết bài
- Học sinh dò lỗi chính tả trong bài của mình.
- 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Cả lớp đọc thầm toàn bài
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bằng bút chì vào SGK
- Mỗi nhóm làm một câu đã điền dấu thanh.
- Nhóm khác nhận xét
-Chú ý lắng nghe 
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
I. Mục tiêu:
- Các em đã nắm được trẻ em có quyền được tự do kết giao với bạn bè. Từ đó các em áp dụng cuộc sống bản thân tạo cơ hội giao lưu học hỏi bình đẳng với các bạn lân cận
-Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghi với thiếu nhi Quốc tế phù hợp với khả năng do trường và địa phương tổ chức 
II/Chuẩn bị : 
- Tranh ảnh sách bài tập đạo đức
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định (1ph)
2.K/tra b/cũ (5ph)
- 1 em lên bảng trả lời câu hỏi: 
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph)
HĐ 1: Giới thiệu tác phẩm, tư liệu sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.(9ph)
- Giáo viên chia lớp theo nhóm tổ
- Phát giấy to, bìa tranh ảnh thêm cho các tổ.
- Vì sao bạn có thể có được nhiều tranh, ảnh, tác phẩm thiếu nhi quốc tế như vậy ?
* Giáo viên nhận xét, khen ngợi các nhóm, cá nhân đã sưu tầm nhiều tư liệu, sáng tác về chủ đề bài học
HĐ 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi các nước.(9ph)
- Có thể viết chung cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
- Nếu viết thư tập thể theo các bước sau:
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm viết thư cho các bạn thiếu nhi các nước đang gặp khó khăn, đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai.
- Nội dung thư viết gì ?
- Cách tiến hánh viết thư
HĐ 3:: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.(9ph)
- Cho các em thi đua hát đọc thơ, kể chuyện,…về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế. nhận xét tinh thần tham gia viết thư
* Kết luận chung
HĐ 4: Củng cố - dặn dò (2ph)
* Nhận xét tiết học
* Bài sau: Tôn trọng, khách nước ngoài.
-Trả lời 
- Hoạt động nhóm
- Đại diện các tổ nhận giấy thảo luận nên trình bày sao cho đẹp.
- Tự trưng bày sản phẩm nhóm
- Đại diện các nhóm dán sản phẩm ở bảng và giới thiệu từng sản phẩm của nhóm cho lớp nghe.
- Học động theo nhóm
- Thảo luận nhóm
-Các nhóm thi đọc thơ, hát bài: “ Tiếng chuông và ngọn cờ “đọc thư gởi bạn Chi - Hát bài: “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai “
-Chú ý lắng nghe 

File đính kèm:

  • docThứ 3.doc