Giáo án lớp 3 - Tuần 2

I. Mục tiêu:

 TĐ: - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn

 Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- Kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Tranh minh họa bài đọc và truyện kể

 Bảng phụ viết sẵn đoạn ,câu cần HDHS đọc

III. Hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: (5)

Gọi 2 HS đọc TL bài: Hai bàn tay em. Trả lời câu hỏi sau:

H: Hai bàn tay của bé được so sánh với gì? (được so sánh với những nụ hoa hồng; những ngón tay xinh như những cánh hoa).

HS nhận xét, GV nhận xét + ghi điểm

 

doc20 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
	Khởi động: Cho hs hát 1 bài hát về Bác Hồ, Gv giới thiệu bài + ghi bảng
Hoạt động1: Tự liên hệ
Cách tiến hành:
Gọi hs đọc BT4/4 VBT
Gọi vài hs tự liên hệ trước lớp
- Hs nhận xét, gv nận xét, tuyên dương những hs thực hiện tốt 5 điều Bác hồ dạy, nhắc nhở hs làm theo 5 điều Bác hồ dạy
Hoạt động2: Trình bày giới thiệu những bài hát, thơ,sưu tầm được 
Cách tiến hành
Chia lớp 4 nhóm trưng bày sản phẩm sưu tầm được
Hs thảo lạn cả lớp, nhận xét kết quả của các bạn
GV tuyên dương những tổ làm tốt, giới thiệu thêm vài tư liệu về Bác
Hoạt động 3: Trò chơi: Phóng viên
Cách tiến hành
Một số hs thay nhau đóng phóng viên và phỏng vấn các bạn
 + Bác quê ở đâu? sinh ngày tháng, năm nào?
 + Thiếu nhi chúng ta cần làm gì để tỏ lòng kính yêu và biết ơn Bác?
 + Vì sao thiếu nhi lại kính yêu Bác Hồ? Hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên nhi đồng?
Hãy kể những việc đẵ làm trong tuần qua để tỏ lòng kính yêu Bác hồ
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào năm nào, ở đâu?..
*GV kết luận: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh dành độc lập tự do cho dân tộc, thống nhất tổ quốc. Bác rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi, các cháu thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác. Thiếu nhi chúng ta phải thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Cho nhiều HS đọc lại kết luận
Hoạt động nối tiếp : Giao việc về nhà
GV nhận xét tiết học
Dặn dò bài về nhà
Chính tả (nghe viết)
Ai có lỗi
I. Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết đúng được từ ngữ chứa tiếng có vần: uêch/uyu (BT2).
- làm đúng BT(3) a/b. 
II.Chuẩn bị:
GV : Bảng phụ viết 2 lần nội dung BT3.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (6')
- GV đọc HS viết bảng con, hai em lên bảng viết trên bảng lớp các từ : ngọt ngào, ngao ngán, hiền lành, chìm nổi. GV và HS nhận xét.
- Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả(20') 
GV đọc mẫu lần 1, gọi 2 HS đọc lại
 H: Đoạn văn nói lên điều gì? (En-ri-cô ân hận khi bình tĩnh lại. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm).
 H: Tìm tên riêng trong bài? (Cô-rét-ti ).Nhận xét về cách viết tên riêng.
GV: Tên riêng người nước ngoài có cách viết đặc biệt
 - Gọi 1 HS lên bảng, lớp viết bảng con: Cô-rét-ti, En-ri-cô, khuỷu tay, sứt chỉ, vác củi, can đảm.
GV đọc mẫu lần 2, nhắc nhở tư thế ngồi viết
GV đọc, HS viết bài
GV đọc, HS soát lỗi
HS viết xong, GV thu vở chấm, nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập (7')
Bài tập 2: gọi HS đọc yêu cầu. 
Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm 1 câu
Đại diện nhóm đọc kết quả
 + nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, tuệch toạc, khuếch khoác, trống huếch trống hoác.
 + khuỷu tay, khuỷu chân, ngã khụyu, khúc khuỷu
bài tập 3: gọi HS đọc đọc yêu cầu.
GV treo bảng phụ, gọi 2 HS lên bảng, lớp làm VBT
HS làm xong đọc kết quả
Lớp nhận xét, GV nhận xét, sửa sai theo lời giải đúng:
 + Cây sấu, chữ xấu; san sẻ, xẻ gỗ; xắn tay áo, củ sắn
 + Kiêu căng, căn dặn; nhọc nhằn , lằng nhằng; vắng mặt, vắn tắt
 Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò ( 2') 
GV nhận xét tiết học
Dặn dò bài về nhà
Tập đọc
Cô giáo tí hon
I . Mục tiêu:
 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 -Hiểu ND: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo.
II.Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5').
- GV gọi 5 HS tiếp nối nhau, mỗi em kể 1 đoạn của câu chuyện Ai có lỗi? Bằng lời của mình. GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới 
Hoạt động 2: Luyện đọc (14') 
GV đọc mẫu lần 1, HDHS cách đọc
Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu
 + GV theo dõi, uốn nắn
Đọc từng đoạn trước lớp
Đoạn 1: Bé kẹp lại tóc... chào cô
Đoạn 2:Bé treo nón...đánh vần theo
Đoạn 3: Đoạn còn lại
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+ GV giúp HS hiểu các từ ngữ mới trong bài. 1 HS đọc các từ ngữ được chú giải sau bài đọc.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc từng cặp và trao đổi với nhau về cách đọc. GV theo dõi.
- Các nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT từng đoạn.
Hoạt đông 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8').
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:	
+ Truyện có những nhân vật nào? (Bé và 3 đứa em là Hiển, Anh và Thanh).
+ Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì? (chơi trò chơi lớp học: Bé đóng vai cô giáo, các em của bé đóng vai học trò).
HS đọc thầm cả bài văn, trả lời câu hỏi:
+ Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú? (HS phát biểu: thích cử chỉ bé ra vẻ người lớn…).
- HS đọc thầm đoạn văn (từ Đàn em ríu rít…đến hết), và tìm nhỡng hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò. (làm y hệt các học trò thật. Mỗi người một vẻ trông rất ngộ nghĩnh, đáng yêu).
 Nội dung: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em.
Hoạt đông 4: Luyện đọc lại(6').
GV treo bảng phụ đoạn 1 HD cách đọc
- Cho 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
 - 2 HS thi đọc cả bài.
 - Cả lớp nhận xét, gv nhận xét bình chọn người đọc hay. 
Hoạt đông 5: Củng cố,dặn dò (2')
H: Các em có thích trò chơi lớp học không? Có thích trở thành cô giáo không?
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn dò bài về nhà
Thứ tư, ngày 31 tháng 8 năm 2011
Toán
ôn tập các bảng nhân
I . Mục tiêu:
- Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
 - Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức. 
 - Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn (có một phép nhân). 
II.Chuẩn bị: Vẽ hình BT4
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (5’)
- GV gọi lần lượt đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5.
 HS nhận xét, gv nhận xét + ghi điểm
- Giới thiệu bài + ghi bảng
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (27’)
Bài 1.a, Gọi hs nêu miệng
3 x 4 = 12 2 x 6 = 12
3 x 7 = 21 2 x 8 = 16
GVHDHS có thể liên hệ
3 x 4 = 12 4 x 3 = 12
 Vậy 3 x 4 = 12
b, GVHDHS tính nhẩm theo mẫu
Tính 2 trăm nhân 3 trăm: 2 x 3 = 6 
 Vậy 2 trăm x 3 trăm = 6 trăm, viết 200 x 3 = 600
Gọi 2 hs lên bảng, lớp làm vào vở
200 x 2 = 400 400 x 2 = 800
200 x 4 = 800	500 x 1 = 500
Bài 2: gv ghi bảng: 4 x 3 + 10
- GV hướng dẫn, HS theo dõi.
4 x 3 + 10 = 12 + 10 
	= 22
Gọi 3 hs lên bảng làm, lớp làm bảng con theo tổ
5 x 5 + 18 = 25 + 18 ; 5 x 7 - 26 = 35 -26 ; 2 x 2 x 9 = 4 x 9
	 	 = 43	 = 9 = 36
Bài 3: Gọi hs đọc đề
H: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?
HS tự làm vào vở
Bài giải
Số ghế trong phòng ăn là:
4 x 8 = 32 (ghế)
Đáp số:32 ghế
HS đổi chéo vở KTKQ
Bài 4: gọi hs đọc đề
H: Bài toán cho biết gì, Bài toán hỏi gì?
H: Nêu cách tính chu vi hình tam giác?
H: Hình tam giác ABC có đIểm gì đặc biệt?
cho học sinh trả lời miệng G V ghi bảng 
Bài giải
 C1: Chu vi hình tam giác ABC là;
100 x 3 = 300( cm)
Đáp số: 300 cm
 C2: Chu vi hình tam giác là:
100 + 100 + 100 = 300 ( cm) 
Đáp số: 300 cm
- Hs làm xong, gv thu vở chấm + nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò (3’)
 - Một số HS đọc lại bảng nhân 2, 3, 4, 5
- GV nhận xét tiết học 
Mĩ thuật
Giáo viên bộ môn soạn giảng
Luyện từ và câu
 Từ Ngữ về thiếu nhi. ôn tập câu: ai là gì?
I.Mục tiêu:
 - Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1.
 - Tìm được các bộ phận câởctả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Là gì? (BT2).
 - Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3).
II.Chuẩn bị:
- 2 tờ phiếu cở to kẻ bảng nội dung BT1. Bảng phụ viết theo hàng ngang 3 câu văn ở BT2.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5').
Gọi 1 hs làm BT1, 1 hs khác làm BT2 (Tiết LTVC tuần trước)
GV nhận xét, cho điểm. 
- Giới thiệu bài + ghi bảng
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1: Gọi hs đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi SGK.
HS thảo luận nhóm đôi làm vào vở nháp
- GV treo bảng phụ, hs làm theo 2 nhóm, hình thức thi tiếp sức, mỗi em viết nhanh từ tìm được rồi chuyển bút cho bạn. Em cuối cùng của mỗi nhóm sẽ tự đếm số lượng từ nhóm mình tìm được viết vào dưới bài.
- Cả lớp đọc bảng từ mỗi nhóm tìm được, nhận xét. Kết luận nhóm thắng cuộc.
- Lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn.
Hs đọc đồng thanh bài làm hoàn chỉnh,rồi chữa bài vào VBT.
Chỉ trẻ em
Thiếu nhi, nhi đồng, trẻ em, thiếu niên, trẻ con, trẻ nhỏ…
Chỉ tính nết trẻ em
Ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà,…
Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em
Thương yêu, yêu quý, quý mến, quan tâm, nâng đỡ, nâng niu, chăm sóc, lo lắng, chăm chút, chăm bẵm,…
Bài tập 2: Gọi hs đọc yêu cầu bài.
Gọi 1 hs làm mẫu câu 1
H: thiếu nhi là gì?( là măng non của đất nước)
GV treo bảng phụ, gọi 3 hs lên bảng làm, cả lớp làm VBT
Ai (cái gì, con gì )
 là gì?
a, Thiếu nhi
là măng non của đất nước
b, Chúng em
là học sinh tiểu học
c, Chích bông
là bạn của bà con nông dân
Bài tập 3: Gọi hs đọc yêu cầu bài.
GV: Xác định bộ phạn TLCH( ai, cái gì,con gì) hoặc ( là gì) bằng cách in đậm các bộ phận đó trong câu
hs làm bài ra nháp
Nối tiếp nhau đọc kết quả
 + Cái gì là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam?
 + Ai là chủ nhân tương lai của đất nước?
 + Đội TNTP Hồ Chí Minh là gì?
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò ( 2').
Gv nhận xét tiết học
Dặn ghi nhớ những từ vừa học.
Tập viết
ôn chữ hoa: ă, â
I.Mục tiêu: Viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng), Â, L (1 dòng); viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng) và câu ứng dụng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
II.Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu, phấn màu
HS: VTV, bảng con
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5').
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà (trong vở TV).
- 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
- Gọi 2 HS viết trên bảng lớp – cả lớp viết bảng con: Vừ A Dính; Anh em
- Giới thiệu bài + ghi bảng
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con.(10’)
a. Luyện viết chữ hoa
Gv cho hs quan sát chữ mẫu
HS tìm các chữ hoa có trong bài Ă, Â, L
GV viết mẫ kết hợp nhắc lại cách viết hoa
HS tập viết trên bảng con – GV nhận xét
b. HS tập viết từ ứng dụng
Cho hs đọc từ ứng dụn

File đính kèm:

  • docgiao an lop3 tuan 2.doc
Giáo án liên quan