Giáo án lớp 3 - Tuần 19, thứ ba

I/ Mục tiêu:

+ Trò chơi: “Thỏ nhảy”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động, đúng luật.

+ II/ Chuẩn bị:

+ Địa điểm: Sân tập

+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.

III/ Tiến trình lên lớp:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 19, thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
THỂ DỤC: TRÒ CHƠI: THỎ NHẢY
I/ Mục tiêu:	
+ Trò chơi: “Thỏ nhảy”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động, đúng luật.
+ II/ Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Sân tập
+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.
III/ Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG
ĐL
HÌNH THỨC
1/ Phần mở đầu:
+ Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
+ Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát 
+ Xoay các khớp.
+ Trò chơi: “Kết bạn”.
6-8’
1-2’
1 bài
2-3’
1’
II/ Phần cơ bản:
+ Hệ thống lại những kiến thức đã học:
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng , điểm số.
Bài thể dục phát triển chung.
Thể dục RLTT và KN VĐ cơ bản.
Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”, “Thi xếp hàng”, “Mèo đuổi chuột”, “Chim về tổ”, “Đua ngựa”.
+ Trò chơi: “Thỏ nhảy”. 
+ G/V nêu cách chơi, cho học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức.
+ Giáo viên theo dõi, chữa sai.	
24-26’
10-14’
8-10’
III/ Phần kết thúc:
+ Cúi người thả lỏng
+ Hệ thống lại bài.	
+ Nhận xét tiết học.
+ Giao bài tập về nhà: ĐHĐN, trò chơi: Thỏ nhảy.
4-6’
1-2’
1-2’
1-2’
1’
TOÁN: LUYỆN TẬP
TẬP ĐỌC: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0)
 - Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
 - Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000). 
 - Làm được các bài tập: 1,2,3(a,b),4.
 * HSY: Làm được bài tập 1.
N4:- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
 - Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ)
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, vở bài tập.
N4: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD các em đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0)
 - Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
 - HD bài tập 1 và gọi HS lên bảng làm bài.
HS: - Lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
 * HSY: Làm bài tập1.
Bài 1/ HD các em đọc, viết các số tương ứng trong yêu cầu bài tập.
GV: - Nhận xét và hướng dẫn thêm giúp các em thực hiện đúng theo yêu cầu bài tập 1 và HD bài tập 2 gọi HS lên bảng viết vào bảng phụ và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: - Lên bảng làm, lớp làm bài tập vào vở.
Bài 2/ Thực hiện theo mẫu.
GV:- HD bài tập 3,4 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: Làm bài theo yêu cầu.
GV: - Thu vở chấm bài , sửa sai, HD lại giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài .
HS: - Sữa lại bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Các số có bốn chữ số (TT)
GV: Giới thiệu bài ghi đề.
 - Đọc bài lần 1 và HD đọc.
 - Cho các em đọc nội tiếp đoạn.
HS: Luyện đọc nội tiếp đoạn.
GV: Gọi HS đọc chỉnh sữa nhịp đọc của các em.
 - HD các em đọc và tập tìm hiểu các câu hỏi SGK (Theo nhóm)
HS: Đọc và tìm hiểu trả lời các câu hỏi SGK.
GV: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi, lớp bổ sung, GV nhận xét và giảng giải thêm kết hợp giải nghĩa từ ngữ.
 - Rút ra nội dung bài học.
 - Đọc bài lần 2 và HD các em tập đọc diễn cảm. Đoạn, bài.
HS: Luyện đọc theo yêu cầu
GV: Gọi các em đọc theo yêu cầu, nhận xét.
HS: đọc toàn bài và nhắc nội dung bài học.
GV:- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới.
CHÍNH TẢ: NGHE-VIẾT: HAI BÀ TRƯNG
TOÁN: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
N3:- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng (BT 2a)
N4:- Chuyển đổi được các số đo diện tích.
 - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
 - Làm được các bài tập: 1,3b,5
II/ chuẩn bị:
N3:- Viết sẳn đoạn viết CT và bài tập 2.
N4:- Vở bài tập, SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới: 
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Đọc bài viết và nêu nôi dung của bài, HD các em tập viết những từ khó trong đoạn.
 - Đọc từng câu cho các em viết (Mỗi câu đọc từ 4 đến 5 lần, đối với HSY đánh vần cho các em viết).
HS: Viết bài chính tả theo yêu cầu.
GV:- HD bài tập áp dụng và gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập 2.
GV: Thu vở chấm chữa bài và hướng dẫn lại bài tập sai cho các em sửa lại bài.
HS: Sửa lại lỗi chính tả và bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục làm bài và chuẩn bị bài mới: N-V: Trần Bình Trọng
HS: Tự xem bài tập luyện tập trang 100
GV: Giới thiệu bài mới ghi đề 
 - HD bài tập 1 gọi HS lên bảng làm lớp làm bài vào vở.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - Lớp nhận xét bài làm của bạn.
GV: Nhận xét sữa sai.
 - HD bài tập 3b và 5
 - Cho các em làm bài vào vở tập.
HS: Làm bài theo yêu cầu của GV.
GV: Quan sát và hướng dẫn thêm. Chấm một số bài làm của các em.
 - Về nhà làm bài và chuẩn bị bài mới.
ĐẠO ĐỨC: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (T1)
KHOA HỌC: TẠI SAO CÓ GIÓ?
I/ Mục tiêu:
N3: - Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ.
 - Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. 
N4: - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
 - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
II/ Chuẩn bị:
N3: - Vở bài tập đạo đức.
N: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - Hát tập thể về tình hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
HS:- Nghe GV hát và tìm hiểu theo các câu hỏi gợi ý
GV:- HD gọi các em trả lời, nhận xét và giảng giải giúp các em hiểu được nôi dung bài hát. 
HS:- Nhắc lại nội dung bài hát.
GV:- Kết luận: thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ.
HS:- Nêu những việc làm mà các em cho là đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. 
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. (T2)
GV: Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD HS Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
HS: Tập làm thí nghiệm.
 - VD: Khi ta quạt, khi ta gấp các trang sách, vở lại....
GV: Gọi HS thực hành làm thí nghiệm cho lớp xem.
 - Giảng giải thêm giúp các em hiểu không khí chuyển động thành gió.
 - HD các em tìm hiểu về nguyên nhân gây ra gió.
HS: Tìm hiểu SGK (thảo luận theo nhóm).
GV: Quan sát và HD thêm giúp các nhóm thảo luận đúng với yêu cầu của nhóm.
HS: Tiếp tục thảo luận và trình bày trước lớp.
GV: Giảng giải thêm giúp các em hiểu được nguyên nhân gây ra gió. Rút ra nội dung bài học.
HS: Nhắc lại nội dung bài học.
GV: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
TẬP ĐỌC* : LUYỆN ĐỌC BÀI: HAI BÀ TRƯNG
KỂ CHUYỆN : BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em luyện đọc lại bài: Hai Bà Trưng
N4:- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng đủ ý (BT2).
 - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
 * HSY, HSKT: Trả lợi gợi ý.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK.
N4:- Viết sẵn câu hỏi gợi ý trên bảng phụ.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Luyện đọc lại bài “Hai Bà Trưng”
GV:- Giao nhiệm vụ: bài tập đọc này ta đã học vậy yêu cầu các em luyện đọc đúng, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 * HSY: đánh vần đọc trơn bài.
GV:- Gọi các em đọc, chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
HS:- Tiệp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi những học sinh yếu đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài, chỉnh sửa nhịp đọc và tuyên dương những em có tiến bộ trong quá trình luyện đọc.
HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi học sinh có thể đọc bài
3/ Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài ghi đề.
 - Kể : Bác đánh cá và gã hung thần.
 - HD các em tập kể theo gợi ý.
HS:- Tập kể theo gợi ý ở bảng phụ.
GV:- Nghe và nhận xét tuyên dương các em và HD thêm giúp các em kể tự nhiên.
HS:- Tập tự nhiên không theo gợi ý.
GV:- Gọi các em kể, lớp bổ sung thêm ý giúp câu chuyện hay hơn.
 - HD các em trao đổi và tưởng tượng đoạn kết của câu chuyện.
HS:- Trao đổi về đoạn kết câu chuyện.
GV:- Gọi các em nêu lên ý nghĩa câu chuyện, GV nhận xét và rút ra ý nghĩa của câu chuyện, gọi các em nhắc lại.
HS:- Kể lại câu chuyện ( hoặc đọc lại câu chuyện) và nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
GV: Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe và chuẩn bị bài mới: Kể chuyện đã nghe đã đọc.

File đính kèm:

  • docTHỨ BA.doc
Giáo án liên quan