Giáo án lớp 3 - Tuần 13

I. MỤC TIÊU :

 - Nắm cách bày , dọn một bữa ăn trong gia đình .

 - Biết cách bày , dọn bữa ăn ở gia đình .

 - Có ý thức giúp gia đình bày , dọn trước và sau bữa ăn .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh , ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc bàn ăn .

 - Phiếu đánh giá kết quả học tập .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Rán đậu phụ .

 - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .

 3. Bài mới : (27) Bày , dọn bữa ăn trong gia đình .

 a) Giới thiệu bài :

 Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .

 b) Các hoạt động :

 

doc13 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 : (3’) 
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức giúp gia đình bày , dọn trước và sau bữa ăn .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ , đọc trước bài học sau .
Kĩ thuật (tiết11 )
RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
I. MỤC TIÊU :
	- Nắm cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình .
	- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống ; biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
	- Có ý thức giúp đỡ gia đình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số bát , đĩa , nước rửa chén .
	- Tranh ảnh minh họa theo nội dung SGK .
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Bày , dọn bữa ăn trong gia đình .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nhân dân ta có câu Nhà sạch thì mát , bát sạch ngon cơm . Điều đó cho thấy là muốn có được bữa ăn ngon , hấp dẫn thì không chỉ cần chế biến món ăn ngon mà còn phải biết cách làm cho dụng cụ nấu ăn sạch sẽ , khô ráo .
 b) Các hoạt động : 
10’
Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích , tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
MT : Giúp HS nắm mục đích , tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đặt câu hỏi để HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng .
- Nêu vấn đề : Nếu như dụng cụ nấu , bát , đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ thế nào ?
- Nhận xét , tóm tắt nọi dung HĐ1 : Bát , đũa , thìa , đĩa sau khi được sử dụng ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ , không để qua bữa sau hay qua đêm . Việc làm này không những làm cho chúng sạch sẽ , khô ráo , ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản , giữ cho chúng không bị hoen rỉ .
Hoạt động lớp .
- Đọc mục 1 , nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu , bát , đũa sau bữa ăn .
10’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
MT : Giúp HS nắm cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Nhận xét , hướng dẫn HS các bước như SGK :
+ Trước khi rửa , cần dồn hết thức ăn còn lại trên bát , đĩa vào một chỗ ; sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch .
+ Không rửa ly uống nước cùng bát , đĩa để tránh mùi hôi cho chúng .
+ Nên dùng nước rửa bát hoặc nước vo gạo để rửa .
+ Rửa 2 lần bằng nước sạch ; dùng miếng rửa hoặc xơ mướp cọ cả trong lẫn ngoài .
+ Uùp từng dụng cụ đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước trước khi xếp lên kệ ; có thể phơi khô cho ráo .
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát .
Hoạt động lớp .
- Mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình .
- Quan sát hình , đọc mục 2 , so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK .
5’
Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS nắm được kết quả học tập của mình .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án của bài tập .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động lớp .
- Đối chiếu kết quả bài làm với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình .
- Báo cáo kết quả tự đánh giá .
 4. Củng cố : (3’) 
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức giúp đỡ gia đình .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS học thuộc ghi nhớ , đọc trước bài học sau .
Mĩ thuật (tiết 13)
Tập nặn tạo dáng : NẶN DÁNG NGƯỜI
I. MỤC TIÊU :
	- Nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động .
	- Nặn được một số dáng người đơn giản .
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Sưu tầm một số tranh , ảnh về các dáng người đang hoạt động .
	- Một số tượng nhỏ hoặc ảnh chụp các bức tượng về dáng người .
	- Bài nặn của HS lớp trước .
	- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Sưu tầm tranh , ảnh theo nội dung bài .
	- Bài nặn của các bạn lớp trước ,
	- Đất nặn .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vẽ theo mẫu : Mẫu vẽ có hai vật mẫu .
	- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Tập nặn tạo dáng : Nặn dáng người .
 a) Giới thiệu bài : 
	Lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung . 
 b) Các hoạt động :
5’
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nêu được những đặc điểm của mẫu .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng người , gợi ý bằng các câu hỏi :
+ Nêu các bộ phận của cơ thể con người .
+ Mỗi bộ phận cơ thể con người có dạng hình gì ?
+ Nêu một số dáng hoạt động của con người .
+ Nhận xét về từ thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi , trả lời .
5’
Hoạt động 2 : Cách nặn .
MT : Giúp HS nắm cách nặn dáng người .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS quan sát :
+ Nặn các bộ phận chính trước , các chi tiết sau rồi ghép , đính , chỉnh sửa lại cho cân đối .
+ Có thể nặn từ 1 thỏi đất và nặn thêm các chi tiết rồi tạo dáng theo ý thích . 
- Gợi ý HS sắp xếp các hình nặn theo đề tài .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
10’
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS nặn được một dáng người theo ý thích .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Góp ý , hướng dẫn thêm cho từng em .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Vẽ trước vài dáng người trên nháp để chọn dáng nào đẹp , sinh động để nặn .
- Cả lớp thực hành nặn .
5’
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Chọn , nhận xét , xếp loại một sản phẩm về : tỉ lệ hình nặn , dáng hoạt động .
- Tổng kết chung .
Hoạt động lớp .
- Nhận xét , xếp loại theo cảm nhận riêng ; nêu lí do vì sao đẹp hoặc chưa đẹp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS sưu tầm tranh ảnh trang trí đồ vật trên đường diềm .
Aâm nhạc (tiết 13)
Oân tập bài hát : ƯỚC MƠ
Tập đọc nhạc : TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 4
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS ôn lại bài hát Ước mơ ; học bài TĐN số 4 .
	- Hát đúng giai điệu , thuộc lời ca , thể hiện tình cảm thiết tha , trìu mến ; tập trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc . Thể hiện đúng cao độ , trường độ bài TĐN số 4 ; tập đọc nhạc , ghép lời kết hợp gõ phách .
	- Cảm nhận những hình tượng đẹp trong bài hát .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : 
	- Vài động tác phụ họa cho bài hát .
	- Nhạc cụ quen dùng .
	- Đĩa nhạc bài Ước mơ .
	- Tập bài TĐN số 4 .
 2. Học sinh : 
	- SGK .
	- Nhạc cụ gõ . 
	- Một vài động tác phụ họa cho bài hát .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Học hát bài : Ước mơ .
	- Vài em hát lại bài hát .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập bài hát : Ước mơ – Tập đọc nhạc : TĐN số 4 .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
13’
Hoạt động 1 : Oân tập bài hát Ước mơ .
MT : Giúp HS hát đúng giai điệu , lời ca bài hát kết hợp vận động phụ họa .
PP : Đàm thoại , thực hành , giảng giải 
- Chọn 1 em có động tác phù hợp với nội dung bài hát hướng dẫn mẫu cho cả lớp làm theo .
Hoạt động lớp .
- Hát theo tay chỉ huy với tình cảm thiết tha , trìu mến .
- Tự tìm vài động tác vận động phụ họa cho bài hát .
13’
Hoạt động 2 : Học bài TĐN số 4 .
MT : Giúp HS hát đúng bài TĐN số 4 .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn luyện tập cao độ , đọc thang âm Đô – Rê – Mi – Son – La – Đô theo đàn .
- Hướng dẫn HS đọc từng câu .
- Đàn cho HS hát lời ca kết hợp gõ phách .
Hoạt động lớp .
- Nhận xét bài TĐN số 4 về nhịp , cao độ , trường độ .
- Luyện tập tiết tấu : Đen – đơn , đơn – Đen – Đen – đơn , đơn , đơn , đơn – trắng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Hát bài Nhớ ơn Bác .
	- Giáo dục HS cảm nhận những hình tượng đẹp trong bài hát .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Oân lại bài hát , bài TĐN ở nhà .
Thể dục (tiết 25)
ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG 
TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân 5 động tác đã học của bài TD , học động tác thăng bằng . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác , đúng nhịp hô .
	- Trò chơi Ai nhanh và khéo hơn . Yêu cầu chơi nhiệt tình , chủ động , an toàn .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , kẻ sân .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
5’
Mở đầu : 
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học : 1 – 2 phút .

File đính kèm:

  • docTUAN 13.doc
Giáo án liên quan