Giáo án lớp 3 - Tuần 12 năm 2011

 I .Mục tiêu:

 A.Tập đọc

 - Đọc các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương:nắng phương Nam, , ríu rít, sững lại, xoắn xuýt, sửng sốt, đông nghị, .

 - Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ khó, từ địa phương được chú giải sau bài.

- Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ,thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.

 B. Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tóm tắt.

 II Đồ dùng dạy- học:

- Tranh trong SGK

- Bảng phụ ghi các ý tóm tắt từng đoạn (trong SGK) để HS kể chuyện.

 III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc29 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 12 năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Kiểm tra( 5 phút)
- Gọi 1 số HS lên kể về các thế hệ trong gia đình của mình. N/x – đánh giá.
B. Bài mới: ( 25 phút)
Giới thiệu bài. Muốn phòng cháy chúng ta cần tránh xa lửa. Hôm nay ta tìm những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà
HĐ1: Tìm hiểu về những vật dễ gây cháy.
- Y/c 2 HS ngồi gần nhau cùng quan sát các hình 1, 2 /44, 45/sgk và thực hiện hỏi đáp:
 + Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
 + Chỉ ra những gì dễ cháy trong H1?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bị bắt lửa?
 + Theo bạn, bếp ở H1 hay H2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
- Gọi 1 số hs trình bày kết quả 
KL: Bếp ở H2 an toàn hơn.
- Gv và hs cùng kể về 1 số câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra.
- Gv yêu cầu hs thảo luận và tìm hiểu, phân tích nguyên nhân gây ra những vụ hoả hoạn vừa kể giúp hs hiểu 
HĐ2: Cách phòng cháy
Bước 1: Động não.
 + Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn? 
Bước 2: Thảo luận nhóm và đóng vai.
 Dựa vào các ý kiến vừa nêu. Gv y/c hs thảo luận, tìm hiểu biện pháp khắc phục nguyên nhân gây cháy:
- Gv theo dõi nhận xét.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
-Y/c đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. KL: SGK/ 45. 
HĐ 3: Chơi trò chơi gọi cứu hoả. 
Bước 1: Gv nêu tình huống cháy cụ thể. 
Bước 2: Hs thực hành báo động cháy.
Bước 3: Gv nx, hướng dẫn 1 số cách thoát hiểm khi gặp cháy. Cách gọi ĐT báo cháy 114. 
C. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
- GD: HS biết vận dụng vào thực tế. 
 - Chuẩn bị bài 24/46/ sgk.
 - Gv nx tiết học.
- 2 Hs lên trả lời.
Hs theo dõi
- HS quan sát và hỏi đáp theo cặp.
- Hs trình bày kết quả.
- Lớp nx, bổ sung và tự rút ra kết luận.
- Hs thảo luận nhóm 2, cùng tìm hiểu nguyên nhân gây cháy.
- Hs nêu những vật dễ gây cháy và nơi cất giữ chúng.
- Mỗi tổ là một nhóm, thảo luận và đóng vai.
+ Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy bật lửa, diêm vứt lung tung trong nhà mình?
 + Nhóm 2: Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hoả, … nên được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố mẹ, người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu?.
 + Nhóm 3: Bếp nhà bạn còn chưa gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói và làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, xếp lại cho ngăn nắp, chống cháy?.
 + Nhóm 4: Trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy? 
-Các nhóm trình bày.
- Nhóm nx, bổ sung. 
- Nhiều hs nhắc lại kết luận.
- HS nghe.
- Hs thực hành phản ứng báo cháy.
Hs nêu 
Thứ 5 ngày 10 tháng 11 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI, SO SÁNH
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động trạng thái trong khổ thơ( BT1).
- Biết them một kiểu so sánh : so sánh hoạt động với hoạt động.
- Chọn được những từ nhữ thích hợp để ghép thành câu.(BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Viết sẵn các đoạn thơ, đoạn văn trong bài tập lên bảng hoặc bảng phụ.
- HS:VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ. ( 5 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng và yêu cầu HS làm miệng bài tập 1;4 tiết luyện từ và câu tuần 11
- Nhận xét và cho điểm học sinh. 
B. Dạy học bài mới. ( 25 phút)
1. Giới thiệu bài
- Gv nêu từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh 
2. Hướng dẫn làm bài tập .
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS lên bảng gạch chân các từ chỉ hoạt động có trong khổ thơ. Lớp làmVBT
- Hoạt động chạy của chú gà con được miêu tả bằng cách nào ? Vì sao có thể miêu tả như thế ?
-GV nhấn mạnh : Đây là cách so sánh hoạt động với hoạt động.
- Em có cảm nhận gì về hoạt động của những chú gà con ?
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Theo em, vì sao có thể so sánh trâu đen đi như đập đất ?
- Hỏi tương tự với các hình ảnh so sánh còn lại.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Tổ chức trò chơi “ Xì điện” : Chia lớp thành hai đội, 
- GV nêu cách chơi -Luật chơi 
- GV theo dõi 
- Kết thúc trò chơi y/c HS làm VBT .
C Củng cố, dặn dò. ( 5 phút)
- Yêu cầu HS nêu các nội dung đã luyện tập trong tiết học.
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm 
Hs theo dõi.
- 1 HS đọc đề bài , cả lớp đọc thầm
- Làm bài:
- Từ chỉ hoạt động : Chạy, lăn tròn.
- Được miêu tả giống như hoạt động lăn tròn của những hòn tơ nhỏ. Đó là miêu tả bằng cách so sánh. Vì những chú gà con lông thường vàng óng như tơ, thân hình lại tròn,nên trông các chú chạy giống như những hòn tơ đang lăn.
- Những chú gà con chạy thật ngộ nghĩnh, đáng yêu, dễ thương.
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài, .
- HS gạch chân dưới các câu thơ, câu văn có hoạt động được so sánh với nhau.
a) Chân đi như đập đất
b) Tàu (cau) vươn như tay vẫy
c) Đậu quanh thuyền lớn như nằm quanh bụng mẹ.Húc húc (vào mạn thuyền mẹ) như đòi bú
- Vì trâu đen rất to, khoẻ đi rất mạnh,đi đến đâu đất lún đến đấy nên có thể nói đi như đập đất.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Chơi trò chơi “ Xì điện”
- HS theo dõi –Chơi thử
- HS chơi 
Kết quả :
- Những ruộng lúa cấy sớm – đã trổ bông
- Những chú voi thắng cuộc – huơ vòi chào khán giả..
- Nêu lại.
- Lắng nghe.
===========================
TẬP VIẾT 
ÔN CHỮ HOA H
I. MỤC TIÊU:
Củng cố cách viết chữ hoa H qua các bài tập ứng dụng :
 + Viết tên riêng bằng cỡ chữ nhỏ: Hàm Nghi
 + Viết câu ca dao :
 “ Hải Vân bát ngát nghìn trùng
 Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn”
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : - Mẫu các chữ viết hoa H, N, V
 - Câu, từ ứng dụng được viết trên giấy có kẻ ô li
HS : -Vở tập viết -Bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A Kiêm tra bái cũ ( 5 phút)
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
- Y/C viết bảng: Ghềnh Ráng, Đông Anh, 
- Nhận xét.
B.Bài mới: ( 25 phút)
1.Giới thiệu bài. Ôn chữ hoa H
2.Hướng dẫn viết bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa.
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài tuần 12.Tìm và nêu các chữ viết hoa.
- GV treo chữ mẫu H
+ Chữ H cao mấy ô li? Được viết mấy nét?
- GV viết mẫu vừa viết vừa hướng dẫn cách viết 
- GV đưa chữ N. Chữ N gồm có mấy nét?
- Chữ N: Gồm 3 nét móc ngược trái thẳng xiên và móc xuôi phải . 
- Chữ V được viết gồm mấy nét ?
- GV viết mẫu:( H,V,V)
* Viết bảng con: H, N, V
* Nhận xét khoảng cách giữa các nét chữ
b.Luyện viết từ ứng dụng:
- GV đưa từ : Hàm Nghi
- GV: Các em có biết Hàm Nghi là ai không?
GV: Hàm Nghi (1872- 1943) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp , bị thực dân Pháp bắt đưa đi đày ở An-giê-ri rồi bị mất ở đó.
- Trong từ Hàm Nghi những chữ nào viết 2,5ô li ?
GV viết mẫu từ: Hàm Nghi:
- Viết bảng con 
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng 
 Hải Vân bát ngát nghìn trùng 
Hòn Hồng sừng sừng đứng trong vịnh Hàn.
- Em có hiểu câu ca dao nói gì không ?
- GV :Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ ở miền Trung nước ta. 
- Trong câu ca dao những từ nào được viết hoa âm đầu ? Vì sao?
- Viết bảng con : 
3. Hướng dẫn viết vở:
- GV nêu Y/C bài viết 
- GV nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế ,lưu ý về độ cao, khoảng cách chữ.
4. Chấm chữa bài : 
- Thu 5 đến 7 vở để chấm- nhận xét 
C. Củng cố dặn dò: ( 5 phút)
- Hs đọc lại bài viết
- Nhận xét giờ học 
- Về Luyện viết ở nhà. Học thuộc câu ca dao 
- 1 HS nêu lại những bài trước đã học. 
- 2 HS viết bảng lớp. Lớp viết bảng con.
Hs theo dõi nêu đầu bài.
-HS nêu H,N, V 
- HS quan sát.
- Chữ H cao 2,5 ôli. Gồm 3 nét
- HS theo dõi .
- Chữ N gồm có 3 nét.
- HS nêu 
- HS quan sát.
- HS viết bảng.
- HS đọc từ ứng dụng.
- HS trả lời( nếu biết )
- Chữ H,N, h.
- HS viết bảng con.
- HS đọc.
 - HS trả lời.
Từ : Hải Vân,Hòn Hồng, Hàn vì đều là tên riêng.
- HS viết bảng con.
- HS viết vở.
- Trình bày bài sạch đẹp.
Hs đọc
- HS lắng nghe.
-----------------------------------------------------
TOÁN
BẢNG CHIA 8
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán ( có một phép chia 8).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn.
 HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra: ( 5 phút)
Gọi 2 hs đọc lại bảng nhân 8
Bài mới: ( 25 phút)
Giới thiệu: bảng chia 8
HĐ1. Củng cố bảng nhân 8:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
HĐ2. Lập bảng chia 8
- Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 8 chấm tròn và hỏi: Lấy một tấm bìa có 8 chấm tròn. Vậy 8 lấy 1 lần được mấy?
- Hãy viết phép tính tương ứng với “8 được lấy 1 lần bằng 8”.
- Trên tất cả các tấm bìa có 8 chấm tròn, biết mỗi tấm có 8 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa.
- Vậy 8 chia 8 được mấy?
- Viết lên bảng 8 : 8 = 1 và yêu cầu HS đọc phép nhân và phép chia vừa lập được.
- Tiến hành tương tự với một vài phép tính khác.
HĐ3: Học thuộc lòng bảng chia 8.
- YC cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 8 vừa xây dựng được.
- Em có nhận xét gì về các số bị chia, số chia, KQ trong bảng chia 8.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 8.
HĐ4: Luyện tập – thực hành.
Bài1: Viết số thích hợp vào chổ chấm
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-YC HS dựa vào bảng chia dể tìm thương.
- Nhận xét bài của HS
Bài 2: Tính nhẩm
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- Hỏi: Khi đã biết 8 x 5 = 40, có thể ghi ngay kết quả của 40 : 8 và 40 : 5 được không , vì sao?
- Yêu cầu HS giải thích tương tự với các trường hơp còn lại.
Bài 3: Giải toán
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán.
Bài 4: HS giải tương tự BT3
-Yêu cầu HS tự làm bài.
HĐ5: Hoàn thiện bài học( 5 phút)
- Gọi một vài HS đọc thuộc lòng bảng chia 8.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bảng chia.
2 hs đọc bài
Hs theo dõi
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. Cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn.
- 8 lấy 1 lần bằng 8.
- Viết phép tính 8 x 1 = 8.
- Có 1 tấm bìa.
- Phép tính 8 : 8 = 1 (tấm bìa)
- 8 chia 8 bằng 1.
- Đọc:
+ 8 nhân 1 bằng 8.
+ 8 chia 8 bằng 1.
- Lập bảng c

File đính kèm:

  • docTUAN 12.doc
Giáo án liên quan