Giáo án lớp 3 năm 2014 - 2015

I. Mục tiêu:

- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt từ đơn và từ phức.

- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ; Bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ.

II. Đồ dùng dạy học:

Giấy khổ to viết sẵn nội dung cần ghi nhớ.

III. Hoạt động dạy học:

A. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5p)

2 HS nhắc lại phần ghi nhớ của bài “ Dấu hai chấm”. GV nhận xét ghi điểm.

B. Hoạt động 2: Dạy bài mới (27p)

1) Giới thiệu bài:

GV nêu mục đích yêu cầu bài dạy.

2) Phần nhận xét:

- Một vài HS đọc yêu cầu.

Từng nhóm 2 bàn thực hiện vào giấy.

- Hs trình bày. GV chốt lại lời giải đúng.

Y1. Từ chỉ 1 tiếng( từ đơn) gồm: nhờ, bạn, có, chí, nhiều, nam, liền, Han.

Từ gồm nhiều tiếng( từ phức): giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến,

Y2. Tiếng dùng để làm gì? –( Tiếng dùng để cấu tạo từ)

+ Có thể dùng 1 tiếng để tạo nên 1 từ. Đó là từ đơn.

+ Cũng có thể dùng 2 tiếng trở lên để tạo 1 từ. Đó là từ phức.

- Từ dùng để làm gì? + Để biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm (tức là biểu thị ý nghĩa).

 

doc18 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 năm 2014 - 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nếu như trên thì số tiếp theo 900 000 000 là số nào? (1000 000 000)
1000 triệu gọi là 1 tỉ
1 tỉ viết là: 1000 000 000
GV nói đến 1 tỉ đồng tức là nói đến bao nhiêu triệu đồng? ( 1000 triệu đồng)
GV cho HS nêu cách viết vào chỗ chấm.
GV hướng dẫn HS khá giỏi làm bài tập 2(câu c, d) và bài 5.
Bài 5: Học sinh khá, giỏi.
GV cho HS quan sát lược đồ, nêu số dân của 1 tỉnh, thành phố.
Hà Giang: 648 100; Hà Nội: 3 007 000; Quảng Bình: 818 300; Gia Lai: 1 075 200
Ninh Thuận: 546 100; TP.Hồ Chí Minh: 5 554 800; Cà Mau: 1 181 200.
Hoạt động 3. Củng cố- dặn dò (3p)
- GV chấm một số vở .
- GV nhận xét bài học.
______________________________
Đạo đức
Vượt khó trong học tập
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS có nhận biết:
- Nêu được ví dụ về sự vượt kho trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập của bản thân giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
- Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
KNS: Lập kế hoạch vượt khó trong học tập; Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bề khi gặp khó khăn trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh.
III. Hoạt động dạy học: 
Bài cũ: (5p)
- GV?: Kể một tấm gương về tính trung thực trong học tập .
- HS trả lời. Lớp và gv nhận xét. GV ghi điểm .
Bài mới. (27p)
Giới thiệu bài.
Phát triển bài .
* Hoạt động 1: Kể một HS nghèo vượt khó.
GV giới thiệu: Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo trong truyện: ‘Một HS nghèo vượt khó” gặp những khó khăn gì và vượt qua như thế nào?
GV kể chuyện - GV mời 1-2 HS kể tóm tắt câu chuyện.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Chia lớp thành các nhóm.
Các nhóm thảo luận câu hỏi 1-2 SGK.
Đại diện HS các nhóm trình bày ý kiến. 
GV kết luận:
Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết. GV ghi tóm tắt lên bảng.
* Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
HS làm bài tập 1.
HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do.
GV kết luận - HS đọc phần ghi nhớ.
3. Củng cố – dặn dò. (3p)
- GV tổng kết bài .
- GV nhận xét tiết.
_______________________________
Địa lí
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
I. Mục tiêu: 
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao..
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- HS khá, giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở (để tránh ẩm thấp và thú dữ) .
GDMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người: làm nhà sàn, trồng trọt trên đất dốc, khai thác khoáng sản ..
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội sinh hoạt của một số dân tộc ở HLS.
III. Hoạt động dạy học:
Bài cũ: (5p)
Gv?: Kể tên các dãy núi chính ở Bắc Bộ? 
Hs trả lời - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới.(27p)
Giới thiệu bài .
Phát triển bài .
 Hoàng Liên Sơn – nơi cư trú của một số dân tộc ít người 
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 
Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và mục 1trong SGK trả lời câu hỏi: 
? Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng
? Kể tên một số dân tộc ít ngưòi ở HLS
? Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao
? Người dân ở nhưng nơi núi cao thường di lại bằng phương tiện gì ? Vì sao ?
Bước 2: Hs trình bày kết quả làm viêc trước lớp
GV sửa chữa và giúp hs hoàn thiện câu trả lời .
Bản làng và nhà sàn .
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. 
Bước 1: Dựa vào mục 2 SGK, tranh ảnh về bản làng, nhà sàn và vốn hiểu biết, hs trả lời ? sau: 
? Bản làng thường nằm ở đâu ? 
? Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ? 
? Bản có nhiều nhà hay ít ? 
? Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi ?
 - HS khá, giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở (để tránh ẩm thấp và thú dữ) .
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
GV giúp hs hoàn thiện câu trả lời. 
 Chợ phiên, lễ hội, trang phục 
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm .
Bước 1: Dựa vào mục 3 SGK, các hình và tranh ảnh về chợ phiên, lễ hội, trả lời: 
? Nêu những hoạt động trong chợ phiên ?
? Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ ?
? Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS ?
? Lễ hội ở các dân tộc HLS được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có các hoạt động gì?
? Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4,5,6.
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
GV giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời .
Tổng kết bài : GV trình bày lại những điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở HLS 
Củng cố – dặn dò .(3)
- GV tổng kết bài .
- GV nhận xét tiết học . 
________________________________
Thứ năm, ngày 25 tháng 9 năm 2014
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Đoàn kết, nhân hậu
I. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu - Đoàn kết. (Bài tập 2, 3, 4)
- Biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT 1).
GDMT: Giáo dục tính hướng thiện cho hs, biết sống nhân hậu và đoàn kết với mọi người.- Khai thác trực tiếp nội dung bài học.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Bài cũ: (5p)
? Tiếng được dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì?
? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ
HS trả lời- lớp và gvnhận xét.GV ghi điểm.
Hoạt động 2. Bài mới:(28p)
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn học sinh tìm trong từ điển – nêu kết quả :
+ Từ chứa tiếng hiền: Hiền dịu, hiền đức, hiền lành, hiền hoà, hiền lành, hiền thảo ...
+ Từ chứa tiếng ác: Hung ác, ác nghiệt, ác độc, ác liệt, ác cảm, ác mộng, tội ác....
- Lớp và gv nhận xét, gv chốt lời giải đúng .
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Gv phát phiếu cho các nhóm làm bài. Nhóm nào làm xong dán ở bảng lớp .
- Đại diện các nhóm trình bày . 
- Lớp và gv nhận xét.
- Gv chốt lời giải đúng : 
Nhân hậu
nhân từ, nhân ái, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu
tàn ác,
hung ác, độc ác, tàn bạo
Đoàn kết
cưu mang, che chở, đùm bọc,
bất hòa, lục đục, chia rẽ
Bài 3: GV cho HS viết vào vở nháp 
- HS tự làm bài theo nhóm .
- HS đọc thành tiếng kết quả : 
Hiền như bụt
Lành như đất
Dữ như cọp
Thương nhau như chị em gái
- Lớp và gv nhận xét .
- GV giải nghĩa các câu thành ngữ
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu của bài
Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng các câu thành ngữ sau:
Môi hở răng lạnh
Máu chảy ruột mềm 
Nhường cơm sẻ áo 
Thương nhau như chị em gái .
Hoạt động 3.Củng cố- dặn dò:(3p)
- GV chấm một số vở.
- Nhận xét tiết học.
______________________________
Toán
Dãy số tự nhiên
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Bước đầu nhận biết về số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- Nêu được đặc điểm của dãy số tự nhiên.
- Học sinh hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 4 (a)– Học sinh khá, giỏi hoàn thành tất cả các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III .Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ:(5p) 
? Lớp triệu gồm mấy hàng? đó là những hàng nào?
- Yêu cầu học sinh đọc số: 374 421 900
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2. Bài mới:(27 p)
Giới thiệu bài.
Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
Em hãy kể vài số đã học VD:5, 6, 7, 56, 345, 1345
- Các số em vừa nêu được gọi là số tự nhiên
- Bạn nào có thể viết số tự nhiên theo thứ từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0?
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,…
- Dãy số trên là dãy số gì? Được sắp xếp theo tứ thự nào?
(Dãy số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bất đầu từ số 0 được gọi là dãy số tự nhiên)
- GV cho HS quan sát tia số như trong SGK và giới thiệu: Đây là tia số biểu diễn số tự nhiên.
Giới thiệu 1 một số đặc điểm của dãy số tự nhiên:
- Thêm 1 vào bắt kì số nào trong dãy số tự nhiên ta cũng được số liền sau của số đó.
- Khi ta bớt 1 ở số tự nhiên bất kì ta được số liên trước của số đó.
- Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
Luyện tập .
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài .
- GV nêu yêu cầu ? Muốn tìm số liền sau của một số ta làm thế nào?
( Thêm 1 vào số đó) 
- 2 Hs làm bài ở bảng .
- Hs cả lớp làm bài vào vở .
- Lớp và gv nhận xét bài làm của bạn, thống nhất kết quả :
+ Các số liền sau cần viết : 7, 30, 100, 101, 1001
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tìm số liền trước
- Học sinh trả lời – Học sinh trả lời miệng
- Học sinh nhận xét – giáo viên nhận xét: 
11; 99; 999; 1001; 9999
Bài 3: Hs nêu yêu cầu bài .
- GV? : Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? (1 đơn vị)
- Hs làm bài cá nhân. Nêu kết quả:
a) 4; 5; 6	b) 86;87;88.	c) 896;897;898.
d) 9;10;11.	e) 99;100;101.	g) 9998;9999;10 000.
- Lớp và gv nhận xét
Bài 4: Hs đọc yêu cầu bài .
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Gọi đại diện các cặp lên bảng chữa bài .
- Lớp và gv nhận xét,thống nhất kết quả : 
a) 909;910;911;912;913;914;915;916.
GV hướng dẫn HS khá, giỏi làm các câu còn lại.
b) 0;2;4;6;8;10;12;14;161;18;20.
c) 1;3;5;7;9;11;13;15;17;19;21.
Hoạt động 3. Củng cố - dặn dò .(3p)
- GV chấm một số vở.
- GV nhận xét tiết học.
______________________________
Tập làm văn
Kể lại lời nói - ý nghĩ của nhân vật
I. Mục tiêu:
- Biết được 2 cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: Nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách trực tiếp và gián tiếp.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ:(5p)
- HS nhắc lại nội dung: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chyện. - Cho ví dụ. 
- Gv nhận xét ,ghi điểm.
Hoạt động 2. Bài mới:(28p)
Giới thiệu bài:
Nhận xét: 
Bài 1,2: HS nêu yêu cầu của bài 
- 1HS đọc bài “ Người ăn xin”. Cả lớp đọc thầm theo
Trả lời câu hỏi: Nêu những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé, nêu nhận x

File đính kèm:

  • docGA lop 4Tuan 3.doc
Giáo án liên quan