Giáo án lớp 3 môn Toán - Tuần 17
A- MỤC TIÊU
- HS biết thực hiện tính giá trị biểu thức đơn giản có dấu ngoặc
- Rèn Kn tính GTBT có dấu ngoặc đơn.
- GD HS chăm học toán.
B- ĐỒ DÙNG
GV : Bảng phụ - Phiếu HT.
HS : SGK.
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Tuần 17 Thứ 2 ngày tháng 1 năm 2013 Toán Tiết 81: Tính giá trị biểu thức ( Tiếp ) A- Mục tiêu - HS biết thực hiện tính giá trị biểu thức đơn giản có dấu ngoặc - Rèn Kn tính GTBT có dấu ngoặc đơn. - GD HS chăm học toán. B- Đồ dùng GV : Bảng phụ - Phiếu HT. HS : SGK. C - Các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Tổ chức: 2/ Bài mới: a) HĐ 1: HD tính GTBT có dấu ngoặc đơn. - Ghi bảng 30 + 5 : 5 và ( 30 + 5) : 5 - Yêu cầu HS tính GT hai biểu thức trên? - GV KL: Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong ngoặc đơn trước, ngoài ngoặc đơn sau. - Ghi bảng biểu thức 3 x ( 20 - 10) - Yêu cầu HS áp dụng quy tắc để tính GTBT - Nhận xét, chữa bài. b) HĐ 2: Luyện tập * Bài / 82 - Nêu yêu cầu BT ? - Nêu cách tính? - Chấm, chữa bài. * Bài 2 / 82 - GV HD HS làm tương tự bài 1 * Bài 3 / 82 - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Chấm, chữa bài( Y/C HS tìm cách giải khác) 3/ Củng cố: - Nêu quy tắc tính GTBT có dấu ngoặc đơn? * Dặn dò: Ôn lại bài. - Hát - HS tính và nêu KQ ( 30 + 5) : 5 = 35 : 5 = 7 - HS đọc - Thi HTL quy tắc - HS làm nháp, nêu cách tính và KQ 3 x ( 20 - 10) = 3 x 10 = 30 - Tính giá trị biểu thức. - HS nêu và tính vào phiếu HT 80 - ( 30 + 25) = 80 - 55 = 25 125 + ( 13 + 7) = 125 + 20 = 145 - HS làm nháp - 2 HS chữa bài ( 65 + 15) x 2 = 80 x 2 = 160 81( 3 x 3) = 81 : 9 = 9 - 1, 2 HS đọc lại bài toán - HS nêu- 1 HS chữa bài- Lớp làm vở Bài giải Mỗi chiếc tủ có số sách là: 240 : 2 = 120( quyển) Mỗi ngăn có số sách là: 120 : 4 = 30( quyển) Đáp số: 30 quyển. Thứ 3 ngày tháng 1 năm 2013 Toán Tiết 82 : Luyện tập A- Mục tiêu - Củng cố KN thực hiện tính giá trị của BT. Xếp hình theo mẫu. So sánh GTBT với một số. - Rèn KN tính GTBT và so sánh STN - GD HS chăm học B- Đồ dùng GV : Bảng phụ- Phiếu HT HS : SGK. C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Tổ chức: 2/ Kiểm tra: - Nêu quy tắc tính GTBT có dấu ngoặc đơn? - Nhận xét, cho điểm. 3/ Bài mới: * Bài 1 / 82 - Nêu yêu cầu BT - Biểu thức có dạng nào? Cách tính? - Chấm bài, nhận xét. * Bài 2 / 82 - Tương tự bài 1 - Chữa bài, nhận xét. * Bài 3 / 82 - Nêu yêu cầu BT - Để điền được dấu ta cần làm gì? - Chấm bài, nhận xét. * Bài 4: Y/ C HS tự xếp hình. - Chữa bài. 4/ Củng cố: - Thi tính nhanh: 3 x ( 6 + 4) 12 + ( 5 x2) - Dặn dò: Ôn lại bài - Hát 2 - 3HS đọc - Nhận xét - Tính giá trị của biểu thức - HS nêu- làm phiếu HT 84 : ( 4 : 2) = 84 : 2 = 42 175 - ( 30 + 20) = 175 - 50 = 125 - HS làm nháp- 2 HS chữa bài ( 421 - 200) x 2 = 221 x 2 = 442 421 - 200 x 2 = 421 - 400 = 21 - Điền dấu >, <, = vào chỗ trống. - Ta cần tính GTBT trước sau đó mới so sánh GTBT với số ( 12 + 11) x 3 > 45 11 +( 52 - 22) = 41 30 < ( 70 + 23) : 3 120 < 484: ( 2 + 2) HS tự xếp hình- Đổi vở - KT - Thứ 4 ngày tháng 1 năm 2013 Toán Tiết 83 : Luyện tập chung A- Mục tiêu - Củng cố KN tính GTBT và giải toán . - Rèn KN tính và giải toán cho HS - GD HS chăm học B- Đồ dùng GV : Bảng phụ- Phiếu HT HS : SGK C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Tổ chức: 2/ Luyện tập: * Bài 1/ 83 - Nêu yêu cầu BT ? - Biểu thức có dạng nào? Nêu cách tính? - Chấm bài, nhận xét. * Bài 2; Bài 3: Tương tự bài 1 - Chữa bài, nhận xét. * Bài 4:- Muốn nối được biểu thức với số ta làm ntn? - Chấm, chữa bài. * Bài 5: - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Chấm bài, nhận xét( Y/C HS tự tìm cách giải khác) 3/ Củng cố: - Nêu cách tính ( các dạng)GTBT ? * Dặn dò: Ôn lại bài - Hát - Tính giá trị của biểu thức - HS nêu- Làm phiếu HT a) 324 - 20 + 61 = 304 + 61 = 365 b) 21 x 3 : 9 = 63 : 9 = 7 - HS làm vở- 2 HS chữa bài a) 15 + 7 x 8 = 15 + 56 = 71 b) 123 x ( 42 - 40) = 123 x 2 = 246 c) 72 : ( 2 x 4) = 72 : 8 = 9 d) ( 100 + 11) x 9 = 111 x 9 = 999 - Ta tính GTBT sau đó nối BT vơí số chỉ giá trị của nó - HS làm vở - HS nêu- 1 HS chữa bài- Lớp làm vở Bài giải Số hộp bánh xếp được là: 800 : 4 = 200( hộp) Số thùng bánh xếp được là: 200 : 5 = 40( thùng) Đáp số: 40 thùng - HS đọc Thứ 5 ngày tháng 1 năm 2013 Toán Tiết 84: Hình chữ nhật A- Mục tiêu - HS nắm được HCN có bốn cạnh, hai cạnh ngắn bằng nhau, hai cạnh dài bằng nhau. Bốn góc vuông. - Rèn KN nhận dạng HCN , vẽ và ghi tên HCN. - GD HS chăm học để liên hệ thực tế. B- Đồ dùng GV : Bảng phụ- Ê- ke. HS : SGK C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Tổ chức: 2/ Bài mới: a) HĐ 1: Giới thiệu hình chữ nhật. - GV vẽ HCN ABCD - Nêu tên hình? - GV GT : Đây là hình chữ nhật. - Dùng thước đo độ dài HCN? - So sánh độ dài của cạnh AB và CD? - So sánh độ dài của cạnh AD và BC? + Vậy HCN có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau. - Dùng ê- ke để kiểm tra các góc của HCN ABCD? - GV treo bảng phụ, vẽ một số hình. Đâu là HCN? Nêu đặc điểm của HCN? b) HĐ 2: Luyện tập: * Bài 1: - Đọc đề? - Nhận xét, cho điểm. * Bài 2:- Đọc đề? - Dùng thước để đo độ dài các cạnh và báo cáo KQ? - Nhận xét, cho điểm. * Bài 3: Treo bảng phụ - Dùng thước và ê- ke để KT và tìm các HCN? - Chữa bài, nhận xét. 3/ Củng cố: - Nêu đặc điểm của hình chữ nhật? * Dặn dò: Ôn lại bài. - Hát - Hình chữ nhật ABCD - HS đo AB = CD AD = BC - HS đọc - HCN có 4 góc vuông - HS nhận biết - HS nêu - HS đọc- Dùng thước và ê kê để KT- Nêu KQ: Hình chữ nhật là hình MNPQ và RSTU. - HS đọc - HS đo và nêu KQ AB = CD = 4cm; AD = BC = 3cm MN = PQ = 5cm; MQ = NP = 2cm - Các hình chữ nhật là: ABNM, MNCD, ABCD. - Hình chữ nhật có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau và có 4 góc vuông. Thứ 6 ngày tháng 1 năm 2013 Toán Tiết 85 : Hình vuông A- Mục tiêu - HS nhận biết được hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. Biết vẽ hình vuông. - Rèn KN nhận biết và vẽ hình vuông. - GD HS chăm học để liên hệ thực tế. B- Đồ dùng GV : Bảng phụ- Ê- ke HS : SGK C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Tổ chức: 2/ Kiểm tra: - Nêu đặc điểm của hình chữ nhật? - Nhận xét, cho điểm. 3/ Bài mới: a) HĐ 1: Giới thiệu hình vuông. - Vẽ 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình chữ nhật. Đâu là hình vuông? - Dùng ê- ke để KT các góc của hình vuông? - Dùng thước để KT các cạnh của hình vuông? + GVKL: Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. - Tìm trong thực tế các vật có dạng hình vuông? b) HĐ 2: Luyện tập * Bài 1: - Đọc đề? - Nhận xét, cho điểm. * Bài 2: - Đọc đề? - Nhận xét, cho điểm. * Bài 4: - Yêu cầu HS vẽ hình vào vở ô li. - Chấm bài, nhận xét. 4/ Củngcố: - Nêu đặc điểm của hình vuông? - So sánh sự giống và khác nhau giữa hình vuông và HCN? * Dặn dò: Ôn lại bài. - Hát 2- 3 HS nêu - Nhận xét. - HS nhận biết và chỉ hình vuông. - Hình vuông có 4 góc vuông - Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau. + HS đọc - HS nêu - HS đọc đề - Dùng thước và êke để KT từng hình- Nêu KQ: +Hình ABCD là HCN +Hình EGHI là hình vuông - HS đọc - Dùng thước để đo độ dài các cạnh- Nêu KQ + Hình ABCD có độ dài các cạnh là; 3cm. + Hình MNPQ có độ dài các cạnh là: 4cm. - HS vẽ hình- 1 HS vẽ trên bảng - HS nêu + Giống nhau: Đều có 4 góc vuông. + Khác nhau: - HCN: có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. - Hình vuông; có 4 cạnh dài bằng nhau.
File đính kèm:
- TUẦN 17.doc