Giáo án lớp 2 - Tuần 8

I- Mục tiêu:

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng ; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

- Hiểu ND : Cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các học sinh nên người. (trả lời được các CH trong SGK)

* KNS :Thể hiện sự cảm thông- Kiểm soát cảm xúc-Tư duy phê phán

II- Đồ dùng dạy học:- Tranh minh họa bài đọc: SGK

III - Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc21 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 số HS đọc thuộc bảng cộng.
- HS dựa vào tính viết để ghi ngay kết quả tính tổng ở dòng dưới
- HS quan sát và đếm số hình, trả lời câu hỏi.
- Có 3 hình tam giác 
- Có 3 hình tứ giác
- HS tự nêu đề toán theo tóm tắt rồi giải
- HS giải vở- nhận xét , bổ sung.
Số cây đội 2 trồng được là:
46 + 5 = 51 ( cây)
 Đáp số : 51 cây.
- HS nghe dặn dò.
* Bổ sung: 	
Thứ tử ngày 2 tháng 10 năm 2013
Tập đọc
Bàn tay dịu dàng
I- Mục tiêu: 
 - Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; bước đầu biết đọc lời nhân phù hợp với nội dung.
 - Hiểu ND : Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người. (trả lời các CH trong SGK)
II- Đồ dùng dạy học:- Tranh minh họa bài đọc SGK
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS lên bảng đọc bài, nhận xét , vào bài.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- H/dẫn luyện đọc
a. GV đọc mẫu.
b. GV H/dẫn lđọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho HS đọc nối tiếp câu. 
- Cho HS luyện đọc từ khó phát âm: trở lại lớp, lặng lẽ, khẽ nói…
- Cho HS đọc từng đoạn.
- Giúp HS hiểu các từ được chú giải sau bài
GV giải nghĩa thêm:
+ Mới mất; Đám tang]
3- H/dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất?
? Vì sao An buồn như vậy?
Câu 2: Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào?
? Vì sao thầy không phạt An.
?Vì sao An hứa với thầy sáng mai sẽ làm bài tập?
Câu 3: Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy đối với An?( dành cho HS khá )
-Thầy giáo của bạn An là người thế nào?
- GV chốt bài
4- Luyện đọc lại:
- Cho HS luyện đọc lại 
+ Gv kèm HS yếu đọc bài.
 - GV khen ngợi HS có tiến bộ
C - Củng cố dặn dò:
 - GV nêu ý nghĩa của câu chuyện (ND)
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
2 HS nối tiếp đọc bài "Người mẹ hiền"
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS luyện đọc từ khó 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc thầm từng đoạn, cả bài TLCH
- Nặng trĩu nỗi buồn, nhớ bà, An ngồi lặng lẽ.
- Vì An yêu bà, tiếc nhớ bà…
- HS đọc đoạn 3 trả lời.
- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An bằng bàn tay dịu dàng.
- Vì thầy thông cảm với nỗi buồn của An.
- Vì An cảm nhận được tình thương yêu và lòng tin tưởng của thầy với em.
- Nhẹ nhàng, xoa đầu, trìu mến, thương yêu.
- Rất yêu thương quý mến HS, biết chia sẻ và cảm thông với HS..
 - HS nghe.
- HS TB trở lên đọc cả bài.
 - HS yếu luyện đọc từng câu ngắn.
- HS trả lời.
- HS nghe dặn dò.
* Bổ sung: 	
Tập viết
Chữ hoa G.
I- Mục tiêu:
 Viết đúng chữ hoa G (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Góp (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Góp sức chung tay (3 lần).
II- Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ G đặt trong khung chữ.- Vở tập viết.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ:- GV gọi HS lên bảng viết bài cũ , nhận xét vào bài.
B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài
2- H/dẫn viết chữ hoa G: GV treo bảng mẫu chữ cho HS quan sát.
GV H/dẫn HS quan sát và nhận xét chữ G hoa trong khung chữ.
- Chữ G cao mấyli rộng mấyli?
- Chữ hoa G được viết bởi mấy nét.
- GV chỉ lên mẫu chữ hỏi HS.
- GV che phần nét khuyết và yêu cầu HS nhận xét phần còn lại giống chữ gì?
- GV chỉ dẫn cách viết.
- Gv viết chữ G hoa lên bảng vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- GV H/dẫn HS viết vào nháp.
- H/dẫn viết cụm từ ứng dụng. 
 “Góp sức chung tay”.
- GV giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: - Em hiểu nghĩa của cụm từ này nghĩa là gì?
- Yêu cầu HS nhận xét về số chữ, chiều cao, khoảng cách giữa các chữ.
- Cho HS viết bảng con chữ :Góp.
- GV cho HS viết bài vào vở.
- GV chấm bài và nhận xét.
C-Củng cố dặn dò:- Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học ở nhà.
- 2 HS lên bảng viết chữ hoa E, Ê và từ ứng dụng Em
- HS quan sát.
- HS nhận xét, trả lời.
- Chữ hoa G cao 5 li, rộng 5 li.
- Gồm 2 nét: nét 1 kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo vòng xoắn ở đầu chữ.
- HS trả lời giống chữ C
- HS quan sát
- HS viết chữ hoa G vào nháp.
- HS đọc cụm từ ứng dụng.
- Nghĩa là cùng nhau đoàn kết làm một việc gì đó.
- HS nhận xét số chữ chiều cao các chữ g, h, i cao 2,5 li
- P cao 2 li, t cao 1,5 li các chữ khác cao 1li.
- HS viết chữ Góp vào nháp.
- HS viết vào vở theo yêu cầu.
- HS nghe dặn dò.
* Bổ sung: 	
Xem tranh Tiếng đàn bầu
(Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt)
I/ Mục tiêu
- Học sinh làm quen, tiếp xúc tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của hoạ sĩ ..
Mô tả được các hình ảnh , các hoạt động và màu sắc trên tranh .
II/ Chuẩn bị 
GV: - - Tranh Ơ bố , Em nào cũng được học cả. 
HS: - Vở tập vẽ 2- Sưu tầm tranh của hoạ sĩ, của thiếu nhi.
III/ Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Tổ chức. 
2.Kiểm tra đồ dùng.
 - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 
3.Bài mới. 
 a.Giới thiệu
Hoạt động 1: Xem tranh
- Gv y/c h/s q/s tranh ở Vtv 2 rồi trả lời câu hỏi:
- GV gợi ý để từng HS trả lời theo suy nghĩ riêng.
- Giáo viên bổ sung: + Hoạ sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cổ Đô, Huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây.
+ Ngoài bức tranh Tiếng đàn bầu, ông còn có nhiều tác phẩm hội hoạ khác 
+ Bức tranh Tiếng đàn bầu của ông vẽ về đề tài bộ đội. Hình ảnh chính là anh bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gảy đàn. Trước mặt anh là hai em bé, một em qùy bên chõng, một em nằm trên chõng, tay tì vào má 
+ Còn có hình ảnh cô thôn nữ đang đứng bên cửa ra vào vừa hong tóc, vừa lắng nghe tiếng đàn bầu. H.ảnh này càng tạo cho tiếng đàn hay hơn .
Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá.
- Nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi những HS phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài. 
* Dặn dò: 
- Sưu tầm thêm tranh in trên sách, báo
- Quan sát các loại mũ (nón).
+ HS quan sát tranh và trả lời:
* HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)
+ Em hãy nêu tên bức tranh vẽ tên hoạ sĩ ?
+ Tranh vẽ mấy người?
+ Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì?
+ Em có thích tranh Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt không? Vì sao.
+Trong tranh, hoạ sĩ đã sử dụng những màu nào?
* Bổ sung: 	
Toán 
Bảng cộng ((SGK 38)
I- Mục tiêu:
- Thuộc bảng cộng đã học.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
* Các bài tập cần làm: Bài 1, Bài2 (3 phép tính đầu), Bài3.
II- Đồ dùng dạy học.- Bảng phụ viết bảng cộng
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
2. Dạy bài mới:
Bài tập 1: Tính nhẩm.
- GV viết phép tính lên bảng - gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả. 
- GV cho đọc thuộc lòng - HS thi đọc bảng cộng .
Bài tập 2. Cho HS tính vào nháp - 3 HS lên bảng làm - nhận xét và chữa bài
- GV H/dẫn , giúp đỡ HS yếu.
Bài tập 3: GV H/dẫn HS phân tích đề.
Hoa: 28kg
Mai nặng hơn Hoa: 3kg
Mai : .....kg ?
- Bài cho gì ? tìm gì? cách tìm?
- Bài toán thuộc dạng toán gì? 
- Cho HS làm vào vở.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- Chấm chữa bài
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
- HS nghe.
- HS tự đọc kết quả
 - HS đọc thuộc lòng. HS thi đọc thuộc lòng.
- HS làm vào nháp rồi lên bảng làm- HS nhận xét , bổ sung.
- Phân tích bài toán.
- Hoa nặng 28 kg, Mai nặng hơn Hoa 3kg. Bài toán hỏi Hoa nặng bao nhiêu kg?
- Bài toán thuộc dạng giải toán về nhiều hơn.
- HS trình bày bài giải vào vở.
Bài giải:
Mai cân nặng là:
28 + 3 = 31 (kg)
 Đáp số: 31 kg
- HS nghe dặn dò.
* Bổ sung: 	
Thứ 5 ngày 3 tháng 10 năm 2013
Luyện từ và câu
Từ chỉ hoạt động, trạng thái - Dấu phẩy
I- Mục tiêu:
- Nhận biết và bước đầu biết sử dụng một số từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu (BT1, BT2).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3).
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ: 
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài 
2 H/dẫn làm bài tập
Bài tập 1: 
- GV mở bảng phụ viết sẵn 3 câu.
+ GV hướng dẫn HS làm bài.
 - Cho HS nêu tên các con vật, sự vật trong các câu ghi trên bảng.
- Cho HS tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của các con vật, sự vật
- Cho HS chữa bài , nhận xét , bổ sung.
Bài tập 2 (miệng) :
- GV cho HS nêu yêu cầu.
- Cho HS suy nghĩ và nêu miệng
- GV chữa bài, nhận xét.
* GV chốt bài : Các từ chỉ hoạt động trong bài…
Bài tập 3: GV gắn bảng phụ viết câu a, hỏi:
- Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người? Các từ ấy trả lời câu hỏi gì?
- Để tách rõ hai từ cùng trả lời câu hỏi làm gì trong câu ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào?
- GV chữa bài, chấm bài.
C - Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS nói tên con vật, sự vật.
- HS tìm đúng các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong từng câu.
+Ăn , uống, toả
- HS đọc yêu cầu
- HS nêu miệng các từ cần điền
- Cả lớp đọc đồng thanh bài đồng dao
Đuổi theo con chuột
Giơ vuốt , nhe năng
 Con chuột chạy quanh
Luồn hang luồn hốc
- HS nêu yêu cầu, HS suy nghĩ làm bài.
- 2 từ "học tập" "lao động", trả lời câu hỏi "làm gì"
- Giữa học tập tốt và lao động tốt.
- Cả lớp suy nghĩ làm tiếp câu b,c vào vở .
 - HS nghe dặn dò.
* Bổ sung: 	
Chính tả
 Nghe viết: Bàn tay dịu dàng
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi; biết ghi đúng các dấu câu trong bài.
- Làm được BT2 ; BT(3) a.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng viết sẵn bài tập 3a
III. Các hoạt động dạy chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết chính tả:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị chính tả.
- GV đọc mẫu đoạn chính tả cần viết.
- GV giúp HS nắm ND bài và cách trình bày:
? An buồn bã nói với thầy giáo điều gì?
? Khi biết an chưa làm bài tập , thái độ của thầy ntn?
- Bài CT có những chữ nào phải viết hoa?
- Khi xuống dòng , chữ đầu câu phải viết ntn?
- Sau dấu hai chấm , lời của nhân vật phải viết ntn?
- Cho HS viết vào nháp một số từ dễ lẫn: vào lớp, lặng lẽ, xoa đầu,…
b. GV đọc cho HS viết bài
* HS yếu nhìn sách chép bài.
c, Chấm , nhận xét, chữa lỗi CT.
3. Bài tập
Bài 2. Cho HS làm miệng: tìm 3 từ có vần ao, 3 từ có vần au.
Bài (3)a. Học sinh làm vào vở.
- GV và lớp nhận xét.
4. Củng có,

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 8 LOP 2.doc