Giáo án lớp 2 - Tuần 5, 6 môn Đạo đức

I. Mục tiêu.

- Thế nào là tự làm lấy việc của mình.

- Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.

- Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.

2. Học sinh tự làm lấy công việc của mình trong học tập, trong lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà.

3. Học sinh có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.

II. Tài liệu và phương tiện.

- Vở bài tập đạo đức 3 (nếu có).

- Tranh minh tình huống (HĐ1 tiết 1).

- Phiếu thảo luận.

- 1 số đồ vật cần cho trò chơi đóng vai (HĐ2, tiết 2)

 

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 5, 6 môn Đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời cần tự làm lấy việc của mình.
* Tiến hành:
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận những nội dung sau: (Như BT 2/9 VBTĐĐ)
- Học sinh sinh hoạt nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Nhóm khác bổ sung.
Giáo viên kết luận:
- Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân không dựa dẫm vào người khác.
- Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ.
Hoạt động 3: Xử lý tình huống.
* Mục tiêu: Giúp học sinh có kỹ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
* Tiến hành: 
Giáo viên nêu tình huống: Như VBTĐĐ bài 3/10.
- Học sinh suy nghĩ cách giải quyết.
- Vài em nêu cách xử lý của mình (có thể qua trò đóng vai).
- Lớp tranh luận, nêu cách giải quyết khác.
Giáo viên kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình
Hướng dẫn thực hành:
- Tự làm lấy công việc của mình ở trường, ở nhà.
- Sưu tầm những mẩu chuyện, những tấm gương . . . về tự làm lấy việc của mình.
TUẦN 6: 	TIẾT 2
Khởi động: Hát
1. Giới thiệu bài: Tiết 2…….
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế.
* Mục tiêu: Học sinh tự nhận xét về những công vịêc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm.
* Tiến hành: 
1. Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ:
- Các em đã tự làm lấy những việc gì của mình?
- Các em đã thực hiện như thế nào?
- Cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc?
- Mỗi học sinh tự liên hệ.
- 1 số em trình bày trước lớp.
- Các bạn khác đánh giá.
Giáo viên kết luận: Khen ngợi những em đã biết làm lấy công việc của mình. Khuyến khích các bạn khác noi theo.
Hoạt động 2: Đóng vai.
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện được 1 số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
- Giáo viên nêu 2 tình huống như BT 5/ VBTĐĐ/10.
- Giáo viên yêu cầu nhóm 1, 2 đóng vai để xử lý tình huống 1.
- Nhóm 3, 4 tập đóng vai để xử lý tình huống 2.
- Các nhóm thảo luận cách xử lý.
- Tập đóng vai.
- Theo từng tình huống, 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét hành vi ứng xử của nhóm bạn.
Giáo viên kết luận:
- Nếu có mặt ở đó em cần khuyên bạn Hạnh tự quét nhà.
- Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi.
- Các nhóm khác nhận xét hành vi ứng xử của nhóm bạn.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến liên quan.
* Tiến hành: 
1. Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu các em bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi vào c dấu (+) trước ý kiến mà các em đồng ý, dấu (-) trứơc ý kiến mà em không đồng ý.
Nội dung như BT6 VBTĐĐ/11.
- Từng học sinh làm việc độc lập.
- 1 vài em nêu kết quả từng nội dung.
- Học sinh khác bổ sung, tranh luận.
Giáo viên kết luận theo từng nội dung:
Trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy, em mới mau tiến bộ và được mọi người qúy mến.
Dặn dò:
- Ghi nhớ và làm theo bài đã học.
- Chuẩn bị: Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị em.
BÀI 4:
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM
I. Mục tiêu.
1. Học sinh hiểu:
Trẻ em có quyền sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm; trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hỗ trợ giúp đỡ.
Trẻ em có bổn phận phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
2. Học sinh biết yêu quý quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
II. Tài liệu và phương tiện.
Vở bài tập đạo đức 3.
Phiếu giao việc cho các nhóm học sinh dùng hoạt động 1 và hoạt động 3,tiết 1.
Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gia đình.
Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng.
III. Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu.
TUẦN 7: 	TIẾT 1
Khởi động: Hát tập thể bài “Cả nhà thương nhau”
- Giáo viên hỏi bài hát nói lên điều gì?
- Giáo viên dựa vào bài hát để giới thiệu bài.
- Tình cảm gữa những người trong gia đình.
Hoạt động 1: Học sinh kể về sự quan tâm chăm sóc của ông bà cha mẹ dành cho mình.
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được tình cảm của những người trong gia đình dành cho em và hiểu được giá trị của việc được sống với gia đình, được bố mẹ quan tâm.
* Tiến hành: 
- Sinh hoạt nhóm 4.
Giáo viên nêu yêu cầu như BT1 VBTĐĐ\12
- Học sinh trao đổi theo nhóm.
- Vài em trình bày trước lớp. Học sinh có thể giới thiệu ảnh ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận lớp.
- Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình dành cho em.
- (Rất sung sướng, thấy mình may mắn, tự hào vì . . ..)
- Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ.
- (Thuơng . . ..)
Giáo viên kết luận:
Chúng ta được sống trong tình cảm gia đình . .. đó là quyền mà trẻ em được hưởng. Nhưng chúng ta cần chia sẽ giúp đỡ những bạn mồ côi, những bạn có hoàn cảnh đặc biệt, thiệt thòi hơn chúng ta.
Hoạt động 2: Kể chuyện “ Bó hoa đẹp nhất) 
* Mục tiêu: Học sinh biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Anh chị em.
* Tiến hành:
1. Giáo viên kể chuyện “ Bó hoa đẹp nhất” theo tranh minh hoạ.
- Học sinh nghe truyện và quan sát theo tranh.
- Học sinh đọc thầm lại chuyện và thảo luận theo 2 câu hỏi cuối bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Cả lớp bổ sung.
Giáo viên kết luận:
- Con cháu có bổn phận quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, . . ..
- Sự quan tâm của các em đem lại niềm vui cho mọi người trong gia đình.
Hoạt động 3: Đánh giá hành vi.
* Mục tiêu: Học sinh biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
* Tiến hành: 
Giáo viên chia nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm nêu yêu cầu: Thảo luận và nhận xét cách ứng xử của các bạn trong tình huống:
Như BT3 VBTĐĐ\ 13 – 14.
- Học sinh chia nhóm và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên (có quan sát trong từng tình huống).
- Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 trường hợp).
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên kết luận:
- Vịêc làm của các bạn Hương (a), Phong (c), Hồng (d) thể hiện tình thương yêu và quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ.
- Việc làm của các bạn Sâm (b), Linh (d) là chưa quan tâm tới bà và em nhỏ.
Giáo viên hỏi thêm: Các em có làm được như bạn Phong, Hùng không? Ngoài những việc đó, em còn làm được những việc nào khác?
- Học sinh tự do phát biểu.
Hướng dẫn thực hành:
- Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ, chuyện về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Mỗi học sinh viết ra giấy món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ . . . nhân ngày sinh nhật.
TUẦN 8:	 TIẾT 2
Khởi động: Hát tập thể bài “Ba ngọn nến lung linh” của NS Ngọc Lễ.
Giáo viên giới thiệu: Tiết 2 “Chăm sóc ông bà, cha mẹ”
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.
* Mục tiêu: 
- Cc để học sinh hiểu rõ được các quyền trẻ em có liên quan đến chủ đề bài học.
- Học sinh biết thực hiện quyền được tham gia của mình. Bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành . ….
* Tiến hành: 
Giáo viên viết các ý kiến như BT5 VBTĐĐ/15 nêu cách học sinh bày tỏ ý kiến bằng các tấm bìa màu.
- Học sinh đọc to từng ý kiến.
- Học sinh lựa chọn, bày tỏ ý kiến đúng, sai bằng những tấm bìa.
- Vài em giải thích vì sao chọn bìa đỏ.
Ý kiến 1:
- Những em mồ côi . . . . được xã hội chăm sóc như thế nào?
- Trường em có hoạt động gì để giúp đỡ những bạn mồ côi . . .
- Học sinh kể: có trại, cô điều dưỡng chăm sóc, được học nghề . . .
- Tặng quà, quần áo . . .
Ý kiến 2:
- Vậy ta phát biểu lại ý này như thế nào cho đúng?
_Vài em phát biểu lại
- Vài em nêu lý do chọn thẻ xanh.
Ý kiến 3:
- Ai xung phong kể về những việc em đã làm để chăm sóc ông bà cha mẹ?
- Vì sao em cho rằng mình phải có bổn phận với người thân trong gia đình?
- Học sinh: lấy tăm, rót nước.
- Vì như thế không khí gia đình mới đầm ấm, vui vẻ.
Giáo viên kết luận: 
- Các ý kiến a, c là đúng.
- Ý kiến b là sai.
Mọi người trong gia đình cần luôn chăm sóc lẫn nhau hàng ngày.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
* Mục tiêu: Học sinh biết thể hiện sự quam tâm, chăm sóc những những thân trong gia đình trong những tình huống cụ thể. 
* Tiến hành:
Giáo viên treo bức tranh và nêu tình huống 1 trong BT4/15/VBTĐĐ.
Giáo viên: Trong trường hợp này, Lan có thể ứng xử thế nào?
Giáo viên: ghi lại cách học sinh nêu.
Theo các em, nếu mình là Lan mình có thể chọn cách nào?
- Học sinh quan sát tranh
- 1 học sinh nêu nội dung tranh.
- Học sinh nói vài cách ứng xử của Lan.
- 1 em nêu.
Giáo viên: Ai chọn cách ứng xử như bạn? Ai chọn cách khác?
Ai chọn như bạn?
Giáo viên: chia nhóm cho Học sinh ngồi theo các nhóm (nêu nội dung câu h

File đính kèm:

  • docDAO DUC.doc