Giáo án lớp 2 - Tuần 5

I. Mục đích: H/s cần đạt:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc trơn toàn bài – Đọc đúng các từ: Hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay.

- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cum từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ mới.

- Hiểu nội dung bài: khen ngợi Mai là cô bé ngoan, biết giúp bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK

doc44 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỂN CHUNG
I. Mục tiêu: 
* H/s cần đạt:
- Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn. Yêu cầu thực hiện được từng động tác tương đối chính xác.
- Học cách chuyển đổi hình hang dọc thành vòng tròn và ngược lại. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, nhanh và trật tự.
II. Địa điểm – Phương tiện.
- Địa điểm: Trên sân trường – Vệ sinh an toàn nơi tập.
III. Tiến trình lên lớp.
Nội dung bài
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
10’
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1-2ph
- Đứng vỗ tay và hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp: 1-2ph.
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
- Thực hiện vài lần
2. Phần cơ bản
- Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại: 2-3 lần
20’
 x x x x x x
 Ä x x x x x x
 x x x x x x
- Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn: 1 – 2 lần. Mỗi động tác 2 x 8 nhịp
- Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. Chơi có kêt hợp vần điệu.
3. Phần kết thúc
8’
- Cúi người thả lỏng 5 – 10 lần.
- Cúi lắc người thả lòng 5 – 6 lần.
- Nhảy thả lỏng.
GV cùng HS hệ thống bài. GV nhận xét giờ học .
Thứ 4 ngày 16 tháng 09 năm 2009
 Tiết 1: Tập đọc
Bài:	MỤC LỤC SÁCH
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Biết đọc đúng giọng một văn bản có tính chất liệt kê, biết ngắt và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ ngữ mới.
- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi, T6.
- Bảng phụ viết 1, 2 dòng trong mục lục.
III. Lên lớp.	
A. Kiểm tra bài cũ:	(5’)
 3 HS đọc 3 đoạn của bài (chiếc bút mực, trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài học).
B. Bài mới: 	(32’)
1. Giới thiệu bài:	 Mục lục sách.
	2. Hướng dẫn đọc:
*. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bộ mục lục.
- Giao viên luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Giao viên hướng dẫn đọc 1, 2 dòng trong mục lục.
Một //Quang Dũng//Mùa quả cọ//trang 7//.
Hai// Phạm Đức//Hương đồng cỏ nội//Trang 28//.
- Các từ dễ phát âm sai luyện dọc cá nhân
- Quả cọ, cỏ nội, Quang Dũng, vương quốc, nụ cười, cổ tích.
- Đọc từng mục trong sách.
- Thi đọc giữa các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
Câu1: 
 Tuyển tập này có những truyện nào?
- HS nêu tên từng truyện.
Câu 2: 
 Truyện “Người học trò cũ” ở trang nào?
- HS tìm nhanh tên bài theo mục lục.
Câu 3: 
 Truyện “Mùa quả cọ” của nhà văn nào?
- Quang Dũng
Câu 4:
 Mục lục sách dùng để làm gì?
- Cho ta biết cuốn sách viết về cái gì – Có những phần nào.
- Hướng dẫn các em đọc, tập tra mục lục sách.
Luyện đọc lại: Gọi một số em đọc lại
3. Củng cố – dặn dò:	(1’)
 Khi mở một cuốn sách mới em phải xem trước phần mục lục ghi ở cuối SGK.
Nhận xét tiết học.
Tiết 2: 	Luyện từ và câu
Bài:	TÊN RIÊNG: CÂU KIỂU – AI LÀ GÌ?
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật – Biết viết hoa tên riêng.
2. Rèn kĩ năng đọc câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì?.
3. Giáo dục học sinh giữ trường lớp sạch đẹp ,từ đó thêm yêu quý môi trường
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng quay hoặc bút dạ và 3, 4 tờ giấy khổ to để HS các nhóm làm BT2.
III. Lên lớp
A. Kiểm tra bài cũ:	(5’)
- 2, 3 em làm lại BT2 tiết luyện từ và câu tuần trước.
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm, tuần, ngày trong tuần.
B. Dạy bài mới.	(32’)
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1: (Miệng)
- Cách viết các từ ở nhóm (1) và nhóm (2) khác nhau như thế nào? Vì sao?
- Các từ ở cột 1 là tên chung, không viết hoa (sông, núi, thành phố, học sinh).
- Các từ ở cột 2 là tên riêng của 1 dòng song, một ngọn núi, một thành phố hay 1 người. (Cửu Long, Ba Vì, Huế, Trần Phú: phải viết hoa).
Kết luận: Tên riêng của người, sông, núi, …… phải viết hoa.
H/s nêu nối tiếp
* Bài tập 2: (Viết)
- Viết tên hai bạn trong lớp, tên một dòng sông hoặc suối, kênh, rạch, hồ, núi … ở địa phương.
VD: tên các bạn: Nguyễn Thanh Lộc, Đặng Minh Hiền.
- tên sông: Trà Khúc, Cửu Long, Đồng Nai.
Bài tập 3: (Viết)
Học sinh làm vào vở- 2 em lên bảng
Gọi 1 em nêu cầu:
 Đặt câu theo mẫu Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì?
Giới thiệu trường em.
Giới thiệu môn học em yêu thích
Giới thiệu làng xóm, bản ấp của em.
*Chúng ta cần bảo vệ môi trường sạch đẹp. Từ đó thêm yêu quý môi trường ta đang sinh sống.
3. Củng cố – dặn dò:	(1’)
 * Muốn cho trường lớp sạch đẹp các em phải làm gì ?
- 1,2 HS nhắc lại cách viết tên riêng.
- Nhận xét tiết học – Khen ngợi HS học tốt, có cố gắng.
Tiết 3: 	Tập viết
Bài:	CHỮ HOA: D
I. Mục đích.
* Rèn kĩ năng viết chữ:
- Viết chữ hoa D theo cỡ vừa và nhỏ.
- Viết câu ứng dụng: Dân giàu nước mạnh cỡ nhỏ, đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu chữ D đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ.
III. Lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ:	 (5’) 
Gọi 3 em viết lại chữ hoa C cỡ vừa và cỡ nhỏ
Lớp viết cụm từ ứng dụng: Chia ngọt sẻ bùi
Kiểm tra vở HS viết bài ở nhà.
B. Bài mới:	(32’)
1. Giới thiệu bài: 	Chữ hoa D.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ hoa D
*Cho xem mẫu chữ hoa D cỡ vừa- và nhận xét về độ cao và số nét:
- D hoa cỡ vừa cao 5 li- gồm 1 nét cơ bản được kết hợp bởi nét lượn 2 đầu và nét cong.
- GV viết chữ mẫu lên bảng và hướng dẫn cách viết:
Đặt bút trên đường kẻ 6 viết nét lượn 2 đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong dừng bút ở đường kẻ 5.
H/s theo dõi
- HS viết vào bảng con.
 D
Giới thiệu câu ứng dụng.
“ Dân giàu nước mạnh”
*Có nghĩa là: Đây là ước mơ cũng có thể hiểu là kinh nghiệm dân giàu thì nước mới mạnh.
Viết mẫu chữ cỡ nhỏ
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
D, g, h: 2.5li
A, u, e, n:1 li
- Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- Chấm – sửa bài.
3. Củng cố – dặn dò:	(1’)
	-Thi viết lại chữ hoa D cỡ vừa và cỡ nhỏ
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhỡ HS về nhà luyện viết trong vở tập viết.
Tiết 4: 	Toán
Bài:	 HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH TỨ GIÁC
I. Mục đích: Giúp HS.
Nhận dạng được hình chữ nhật, hình tứ giác (qua hình dạng tổng thể, chưa đi vào đặc điểm các yếu tố của hình).
- Bước đầu vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một số miếng bìa có dạng hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Vẽ hình trên bảng phụ.
III. Lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ:	(5’) .
	Kiểm tra 3 em, lên bảng đặt tính rồi tính:
a. 38 + 17 b. 38 + 29 c. 38 + 47
B. Bài mới: 	(32’)
1. Giới thiệu bài:	
2. Giang bài:	
a. Giới thiệu hình chữ nhật.
GV đưa một số hình trực quan có dạng hình chữ nhật rồi giới thiệu.
b. Giới thiệu hình tứ giác.
Giáo viên đưa một số hình trực quan có dạng hình tứ giác và giới thiệu
Giao viên vẽ hình lên bảng và gọi lần lượt một số em lên điền tên các hình
3. Thực hành.
·
·
·
·
·
·
·
·
*Bài 1: 
HS nối các điểm để được hình chữ nhật ABDE và hình tứ giác MNPQ
.(gọi 3 em lên bảng)
A B M N
 E D Q P
* Bài 2: 
HS nhận dạng hình. Để đếm số hình từ giác có trong mỗi hình đã cho.
Hình a và b: có một tứ giác.
Hìnhb: có hai tứ giác.
- Trong mỗi hình sau có mấy hình chữ nhật?
HS nhìn sách trả lời.
* Bài 3: Kẻ thêm một đoạn thẳng trong hình sau để được:
a- Một hình chữ nhật và 1 hình tam giác.
b- Ba hình tứ giác.
3. Củng cố – dặn dò:	 (1’) 
- Nhắc nhở HS làm bài chưa xong về nhà làm tiếp.
- Chuẩn bị bài sau: Bài toán về nhiều hơn.
Tiết 5:	 	Đạo đức 
Bài:	GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu.
- Ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
- Biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.
2. HS biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
3. HS biết yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp.
4. Gdục các em sống gọn gàng , ngăn nắp làm chokhuôn viên, nhà cửa sạch sẽ góp phần làm sạch đẹp môi trường .
II. Tài liệu và phương tiện.
- Bộ tranh thảo luận nhóm – HĐ2 – Tiết 1.
- Dụng cụ diễn kịch – HĐ1 – Tiết 1.
III. Lên lớp:
A .Kiểm tra bài cũ:	 (5’)	 
Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
	Khi có lỗi ta phải làm gì?	(3 em trả lời)
Kết luận: Ai cũng có khi mắc lỗi. Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
B. Bài mới:	 (32’)
1. Giới thiệu bài:	 Gọn gàng – ngăn nắp.
2. Giảng bài:
a. Hoạt động 1: (12’)
Hoạt cảnh đồ dùng để ở đâu?
Cho lớp thảo luận theo nhóm đôi
Sau đó gọi lần lượt từng nhóm lên thực hiện trước lớp.
Hỏi:
* Vì sao bạn Dương không tìm thấy cặp và sách vở?
- Giúp HS nhận thấy lợi ích của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
Vì Dương đi học về để cặp không ngăn nắp
* Qua hoạt cảnh em rút ra điều gì?
Kết luận: Tính bừa bãi của bạn Hương khiến nhà cửa lộn xộn, làm bạn mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở, đồ dùng khi cần đến. Do đó, các em rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sin

File đính kèm:

  • docT 5.doc
Giáo án liên quan