Giáo án lớp 2 - Tuần 34

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: - Hiểu được các từ SGK +

 - ND: Nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề nghiệp, yêu trẻ nhỏ. Qua bài văn, hs học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn được toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ .

 Đọc đúng cái sào nứa, nặn, hết nhẵn. Biết chuyển giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn, đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.

 3.Thái độ: Từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu thương, quan tâm, chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 1. GV: Băng giấy ghi nội dung câu cần luyện đọc. 1 số đồ chơi bằng bột màu. .

 2. HS : SGK + vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc32 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 34, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HDH)
- 1 HS đọc đề
GV tổ chức dưới dạng trò chơi học tập: Thi tìm từ
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ
- 5 HS/ 1 nhóm.
- GV phổ biến cách chơi và t/c HS chơi từng phần
- Nhận xét cuộc chơi và y/ c cả lớp đọc đồng thanh
- Cá nhân đọc lại.
c. Củng cố - dặn dò:
- Nội dung của bài viết hôm nay là gì?
- Phần BT có những kiến thức gì con cần ghi nhớ?
- HS nêu
 Tiết :Tập viết
 Bài: Ôn các chữ hoa.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nắm chắc cách viết các chữ hoa kiểu 2 đã học.
 2. Kĩ năng:
 - Biết viết đúng, viết đẹp chữ hoa Â, M. N, Q, V theo cỡ chữ nhỏ. 
 - Viết đúng, đẹp, sạch cụm từ ứng dụng “Việt Nam , Nguyễn Ai Quốc, Hồ Chí Minh ” theo cỡ chữ nhỏ.
 - HS viết đúng kiểu chữ đều nét và nối chữ đúng quy định, cách đúng khoảng cách giữa các chữ 
 3. Thái độ: GD HS ý thức luyện viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: Bảng phụ ghi nội dung bài viết. Chữ mẫu. Bài mẫu. 
 2. HS : Vở tập viết
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. KTBC: Y/C HS viết chữ V, Việt vào bảng con
- 2HS lên bảng. Cả lớp viết bảng con.
30’
b. Bài mới : 
1.GTB: GV giới thiệu và ghi bảng
- HS nghe & mở vở và nhắc lại tên bài.
2. Hướng dẫn ôn tạp chữ hoa.
- Gọi học sinh quan sát và nói lại quy trình viết các chữ hoa 
- Học sinh nhận xét các chữ hoa đã hướng dẫn ở các tiết trước.
- Nếu học sinh không nêu rõ được thì giáo viên nêu lại quy trình viết các chữ hoa cụ thể ở trong bài.
- Hướng dẫn HS viết từng chữ hoa vừa nêu vào bảng con.
- HS tập viết chữ 2, 3 lần
3.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: 
Việt Nam
Nguyễn Ai Quốc
Hồ Chí Minh
a. Giải nghĩa : Yêu cầu HS đọc 
- 2 HS đọc.Cả lớp đọc đồng thanh.
- Nguyễn Ai Quốc là tên của Bác Hồ trong thời kì Bác hoạt động bí mật ở nước ngoài.
b. Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- HS quan sát cụm từ ứng dụng trên bảng lớp, nêu nhận xét:
- Độ cao các chữ cái: 
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ: 
- Khoảng cách giữa các chữ ( tiếng 
- Cách nối nét: nối nét của các chữ . 
- Chữ hoa V, N, A, Q, H, C, M cao 2 li rưỡi: chữ g, h cao 2 li rưỡi; các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng khoảng cách viết một chữ cái o.
c. Viết bảng: Hướng dẫn viết từng chữ vào bảng con: Việt, Nam, Nguyễn , Ai, Quốc, Hồ, Chí , Minh
- 2HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS nhận xét chữ viết của bạn.
4.HD viết vở
- GV nêu y/c của bài viết . Gthiệu bài viết của cô
- HS nghe và quan sát
- GV theo dõi, uốn nắn HS viết bài. 
5.Chấm, chữa bài: 
- GV chấm 1 số vở. N/x bài 
*HD viết chữ nghiêng: 
- GV h/d cách viết 
- HS nghe và ghi nhớ
 5’
c. Củng cố- Dặn dò: Nhắc lại chữ hoa ôn 
 Tiết :Luyện từ và câu 
Bài: Từ trái nghĩa. Từ chỉ nghề nghiệp
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS bước đầu nắm về từ trái nghĩa và các từ chỉ nghề nghiệp.
 2. Kĩ năng: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ từ trái nghĩa, từ chỉ nghề nghiệp.
 3. Thái độ: Giáo dục HS ham học hỏi, ứng dụng trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: SGK, phấn màu. 
 2. HS : SGK + vở Tiếng việt	
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5/
1. KTBC: 
- Tìm các cặp từ trái nghĩa.
- Đặt câu với 1 cặp từ trái nghĩa vừa tìm được.
- GV đánh giá cho điểm.
- 2 học sinh lên bảng viết 
30’
b. Bài mới : 
1. GTB: GV giới thiệu và ghi bảng
- HS nghe & ghi vở
2.HD làm bài tập 
* Bài 1: Dựa vào nội dung bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống.
Những con bê cái
Những con bê đực
- 1 HS đọc đề bài.
- Đọc lại bài tập đọc: Đàn bê của anh Hồ Giáo. Tìm từ chỉ đặc điểm ở trong bài hoặc do mình từ nghĩ ra cho phù hợp với nội dung trong bài.
- HS thảo luận theo nhóm 2
- Các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 3-5 HS đọc cá nhân . Cả lớp đọc lại
* Bài 2: Hãy giải thích mỗi từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó:
- Học sinh đọc đề bài. HS suy nghĩ rồi làmviệc cá nhân	
- GV khuyến khích HS tìm nhiều từ khác cùng trái nghĩa với từ đó.
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.
- HS đọc bài chữa của mình
- GV cho các bạn bổ sung đáp án
* Bài 3: Chọn từ thích hợp ở cột B cho các từ ngữ ở cột A
- Học sinh đọc đề bài
- Cả lớp cùng suy nghĩ làm bài.
- 1 hs đọc từ ở cột B, HS còn lại phải nêu được từ chỉ nghề nghiệp tương ứng.
GV hỏi thêm: 
 + Công nhân làm việc ở đâu? 
- HS nói theo hiểu biết của mình.
làm việc trong nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, xưởng
- Sản phẩm lao động của người nông dân là gì? 
lương thực thực phẩm, rau hoa quả, chè, dầu thực vật
- Bạn nào có người thân làm một trong các nghề nói trên?
- Lớn lên con thích làm nghề gì trong số các nghề nói trên? 
- HS trả lời theo ý kiến riêng của mình. 
5/
c. Củng cố - dăn dò: 
* Trò chơi: Hiểu ý
+ Người giảng dạy ở trong trường học = giáo viên, giảng viên..
+ Người lái máy bay = phi công
- Chốt lại kiến thức toàn bài.
- Dặn học sinh về nhà tìm thêm những từ chỉ nghề nghiệp .
- Từng cặp học sinh lên bảng. 1 HS nói công việc bất kỳ. HS còn lại phải đoán xem từ chỉ nghề nghiệp tương ứng là gì. Đôi nào hiểu ý thì giành được giải thưởng.
 Tiết :Tập làm văn 
Bài: Kể ngắn về người thân
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
 1. Kiến thức:
 - Biết kể về nghề nghiệp của một người thân theo các câu hỏi gợi ý.
 - Biết viết lại được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn, đơn giản, chân thật.
 2. Kĩ năng: HS có kĩ năng viết tốt đoạn văn kể lại những điều đã kể.
 3. Thái độ: Giáo dục HS ham học hỏi, khám phá.
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: Tranh ảnh giới thiệu một số nghề nghiệp.
 2. HS : Vở tiếng việt , SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5/
A. KTBC : 
- Kể lại một việc tốt của em hoặc của bạn 
- GV đg cho điểm. 
- 2,3 HS đọc lại bài viết.
33/
b. bài mới :
 1.GTB: GV giới thiệu và ghi bảng
- HS nghe và nhắc lại tên bài.
2.Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Kể ngắn về người thân.
- Lưu ý: Kể không nhất thiết phải dựa hoàn toàn vào các câu hỏi
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm
 Câu hỏi 
- Từ ngữ
a) Bố (mẹ, chú, dì, )của em làm nghề gì? 
- lái xe, bác sĩ, bán hàng,.... 
b) Hằng ngày, bố (mẹ, chú, dì, ...) làm công việc gì 
- khám chữa bệnh cứu người,
c) Những việc ấy có ích như thế nào? 
- Mọi người trở nên khoẻ mạnh, mọi gia đình có đồ dùng đầy đủ..
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nói miệng. Sau mỗi lần 1 HS nói xong, GV hỏi lại các HS khác GV ghi lại những ý chính lên bảng (bên phải bảng).
 Yêu cầu HS n/ x theo gợi ý sau:
Người mà bạn vừa kể có quan hệ gì với bạn đó? Người đó làm nghề gì? Theo bạn đó thì công việc đó có ích như thế nào? Theo em thì công việc đó có ích như thế nào? Bạn kể đã đủ nội dung chưa? Theo em cần bổ sung điều gì?
- HS nêu
Bài 2: Hãy viết những điều đã kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm và tự làm bài
- 2 HS đọc bài viết của mình, các - HS khác nhận xét, bổ sung
- HS ghi nhớ để thảo luận. 
- 1 HS đọc đề
- GV nhận xét, góp ý. GV thu vở chấm 5 bài tại lớp rồi nhận xét chung.
- GV chọn những bài hay đọc trước lớp và nêu nững điểm cần học tập ở bài viết của bạn cho HS tham khảo.
- GV đọc một vài đoạn văn mẫu cho HS tham khảo cách viết.
-> Mẹ em là một bác sĩ giỏi của bệnh viện Đống Đa. Hằng ngày mẹ đi làm rất sớm và trở về nhà rất muộn. Khi đến bệnh viện, mẹ thường đi khám bệnh cho những bệnh nhân cũ và những bệnh nhân mới. Mẹ kê đơn thuốc cho bệnh nhân và động viên họ chịu khó uống thuốc để mau lành bệnh. Nhờ sự chăm sóc tận tình của mẹ em mà các bệnh nhân do mẹ điều trị đều bình phục sức khoẻ rất nhanh
2/
c. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học hôm nay?
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại 
 Tiết :kể chuyện 
Bài: Người làm đồ chơi
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS nắm chắc nội dung để kể được câu chuyện.
 2. Kĩ năng:
 - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện với giọng thích hợp. 
 - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung 
 - Rèn kĩ năng nghe: Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể kể tiếp nối lời kể của bạn.
 3. Thái độ: Thái độ tự nhiên mạnh dạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: băng giấy ghi nội dung BT1
 2. HS : Vở tiếng việt , SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5/
A. KTBC: 
+ Kể lại câu chuyện " Bóp nát quả cam " ?
- 3 HS kể nối tiếp. 
? Qua câu chuyện, em hiểu điều gì về Trần Quốc Toản? 
- HS nhận xét các bạn.
- GV đánh giá, cho điểm .
30/
b.bài mới :
 1. GTB:: GV giới thiệu và ghi bảng
- HS nghe và nhắc lại tên bài.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
Bài 1: Tập kể từng đoạn.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3 kể cho nhau nghe và cùng sửa giọng kể cũng như nội dung sao cho đủ ý.
- Học sinh làm việc theo nhóm 3
- Các nhóm kể chuyện theo gợi ý
- HS lắng nghe nhận xét bổ xung
- Thi kể nối tiếp nhau từng đoạn câu chuyện trước lớp? Gv và cả lớp nhận xét.
- 1 HS đại diện cho nhóm kể
3 . Kể lại toàn câu chuyện 
- Đọc yêu cầu 
- Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi, nhẹ nhàng. 
.Giọng bạn nhỏ: xúc động, cầu khẩn khi giữ bác hàng xóm ở lại thành phố; nhiệt thành, sôi nổi khi hứa sẽ cùng các bạn mua đồ chơi của bác. 
- 3 học sinh kể phân vai: Người dẫn chuyện, cậu bé và bác Nhân)
- Cả lớp nghe và nhận xét 
+ Nhận xét về nội dung ( ý và trình tự ), diễn đạt ( từ, câu, sự sáng tạo ), cách thể hiện ( kể tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng kể).
+ Bình chọn cá nhân, nhóm kể hay từng đoạn, toàn bộ câu chuyện.
3/
c. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học hôm nay?
+ Qua câu chuyện, em học tập được điều gì ở cậu bé?
- HS nêu theo cảm nhận cuả mình.
Bài sau: ""Ôn tập cuối năm
- HS về nhà kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị bài lần sau
Tuần 34
Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
nghỉ 30-4
Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2012
 nghỉ 1-5
Thứ tư ngày 2 tháng 5 năm 2012
 Tiết :Toán 
Bài: Ôn tập về phép nhân và phép chia
( Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức: HS nắm chắc các bảng nhân, chia đã học

File đính kèm:

  • docTuan 34.doc
Giáo án liên quan