Giáo án lớp 2 - Tuần 29 môn Tự nhiên xã hội - Bài 56 – 57: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên.
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Giúp Hs : Vẽ , nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà Hs đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên.
b) Kỹ năng: Khái quát đựơc những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học.
c) Thái độ: Biết chăm sóc thực vật.
II/ Chuẩn bị: Hình trong SGK trang 108, 109.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. (1)
2. Bài cũ: Thú (tiết 2) (4)
- Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Kể tên các loài thú rừng mà em biết?
+ Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng?
3. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1)
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động. (28)
thế nào? Tại sao? + Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏ nhiệt. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời đại diện một số nhóm lên trình bày Gv nhận xét và chốt lại. => Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt. * Hoạt động 2: Quan sát ngoài mặt trời. Bước 1 : Làm việc cá nhân. - Hs quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận trong nhóm theo gợi ý sau. + Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật? + Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất? Bước 2: Làm việc theo nhóm. - Gv mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - Gv chốt lại. =>Nhờ có mặt trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh. * Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Bước 1 : Làm việc cá nhân. - Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 2, 3 , 4 trang 111 SGKvà kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv gọi một số Hs trả lời câu hỏi trước lớp. + Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì? - Gv chốt lại. => Chúng ta sử dụng ánh sáng mặt trời để phơi quần áo, làm nước nóng. 5 .Tổng kềt – dặn dò. (1’) Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Trái đất. Quả địa cầu. Nhận xét bài học. Đạo đức Bài 14: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 1). I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Cây trồng vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vậy cần được chăm sóc, bảo vệ. Kỹ năng: Hs có ý thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Đồng tình, ủng hộ việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Phê bình, không tán thành những hành động không chăm sóc cây trồng, vật nuôi. c) Thái độ: Thực hiện chăm sóc cây trồng, vật nuôi Tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi. II/ Chuẩn bị: * GV: Phiếu thảo luận nhóm. * HS: VBT Đạo đức. III/ Các hoạt động: 1.Bài cũ: Tôn trọng và bảo vệ nguồn nước (tiết 2). (4’) Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT. - Gv nhận xét. 2.Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 3. Phát triển các hoạt động.(28’) * Hoạt động 1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi. - Gv yêu cầu Hs chia nhóm. Thảo luận về các bức tranh và trả lời các câu hỏi sau: + Trong tranh, các bạn đang làm gì ? + Làm như vậy có tác dụng gì ? + Cây trồng, vật nuôi có ích lợi gì đối với con người? + Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì? - Gv lắng nghe ý kiến và chốt lại: => Các tranh đều cho thấy các bạn nhỏ đang chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Cây trồng,vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm can thiết vớisức khỏe Để cây trồng,vật nuôi mau lớn, khỏe mạnh chúng ta phải chăm sóc chu đáo cây trồng, vật nuôi * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Mục tiêu: Giúp Hs biết cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Gv yêu cầu các nhóm Hs , mỗi nhóm sẽ cử các thành viên kể tên một vài con vật nuôi, một cây trồng trong gia đình mình rồi nêu những việc mình đã làm để chăm sóc con vật, cây trồng đó. Nêu những việc nên tránh đối với vật nuôi, cây trồng. - Gv yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. + Nhóm 1: Cây trồng. + Nhóm 2: Vật nuôi. - Gv nhận xét chốt lại. => Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng vật nuôi bằng cách bón phân, chăm sóc, bắt sâu, bỏ lá già, cho con vật ăn, làm sạch chỗ ở, tiêm thuốc phòng bệnh. Đựơc chăm sóc chu đáo, cây trồng vật nuôi sẽ phát triển nhanh. Ngược lại cây sẽ khô héo dễ chết, vật nuôi gầy gò dễ bị bệnh tật . 5.Tổng kết – dặn dò. (1’) Về làm bài tập. Chuẩn bị bài sau: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 2). Nhận xét bài học. Mĩ thuật Bài 28: Vẽ tranh. Tĩnh vật (lọ và hoa). I/ Mục tiêu: Kiến thức: Hs hiểu biết thêm về tranh tĩnh vật. Kỹ năng: Vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích. Thái độ: Hiểu đựơc vẽ đẹp của tranh tĩnh vật. II/ Chuẩn bị:* GV: Sưu tầm một số tranh tĩnh vật.Hình gợi ý cách vẽ . Một số bài vẽ của Hs lớp trước. * HS: Bút chì, màu vẽ, tẩy. III/ Các hoạt động: Bài cũ: Vẽ màu vào hình có sẵn. Gv gọi 2 Hs lên bảng vẽ màu vào hình có sẵn - Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 3. Phát triển các hoạt động. (28’) * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Gv giới thiệu một số tranh tĩnh vật và tranh khác loại . để Hs phân biệt được: + Tranh tĩnh vật khác với tranh các loại; Vì sao gọi là tranh tĩnh vật? -GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật để Hs nhận biết: + Hình vẽ trong tranh. Màu sắc. * Hoạt động 2: Cách tranh. - Gv giới thiệu hình, gợi ý để Hs nhận ra: + Cách vẽ hình: Vẽ phác hình vừa với phần quy định. Vẽ lọ, vẽ hoa. + Cách vẽ màu; Nhìn màu sắc nhớ lại màu lọ; -Vẽ màu lọ, hoa theo ý thích, có đậm, có nhạt; -Vẽ màu nền cho tranh sinh động hơn. * Hoạt động 3: Thực hành. - Gv yêu cầu Hs thực hành vẽ tranh tĩnh vật. Gv nhắc nhở Hs : + Nhìn mẫu thực để vẽ; + Có thể vẽ theo ý thích. - Gv quan sát Hs vẽ * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Gv cho Hs tự giới thiệu bài vẽ của mình. - Sau đó Gv cho Hs thi đua vẽ tranh tĩnh vật. - Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs. 5.Tổng kết – dặn dò. (1’) Về tập vẽ lại bài. Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu. Nhận xét bài học. Thủ công Bài 17: Làm đồng hồ để bàn (tiết 1) I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Hs biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. Kỹ năng: Làm được đồng hồ đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ: Yêu thích sản phẩm mình làm. II/ Chuẩn bị: * GV: Mặt đồng hồ làm bằng giấy thủ công. Tranh quy trình làm đồng hổ để bàn. Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán. * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ. III/ Các hoạt động: Bài cũ: Làm lọ hoa gắn tường (tiết 2 + tiết 3). (4’)- Gv nhận xét bài làm của Hs. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: Phát triển các hoạt động. (28’) * Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét . - Gv giới thiệu tấm đồng hồ để bàn làm giấy thủ công (H.1) và hướng dẫn hs quan sát, nhận xét. + Hình dạng của đồng hồ. + Màu sắc. + Tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ. - Nêu tác dụng và cách đan hoa chữ thập đơn trong thực tế. * Hoạt động 2: Gv hướng dẫn làm mẫu. . Bước 1: Cắt giấy. - Cắt hai tờ giấy thủ công hoặc bìa màu có chiều dài 24ô rộng 16ô để làm khung và đế dán mặt hồ. - Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10ô để làm chân đỡ đồng hồ. - Cắt một tờ giấy trắng có chiều dài 14ô, rộng 8ô để làm mặt đồng hồ. . Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ). - Làm khung đồng hồ. + Lấy 1 tờ giấy thủ công dài 24ô, rộng 6ô, gấp đôi, miết kĩ. + Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào 4 mép giấy và giữa tờ giấy. Sau đó gấp lại theo đường dấu gấp, miết nhẹ xho hai nửa tờ giấy dính chặt vào nhau. (H.2) + Gấp hình 2 lên 2ô theo dấu gấp. Kích thước của đồng hồ sẽ là: dài 16ô, rộng 10ô. - Làm mặt đồng hồ. + Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm 4 phần bằng nhau, xác định điểm giữa mặt đồng hồ và 4 điểm đánh số trên mặt đồng hồ. + Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ và gạch vào điểm đầu các nếp gấp. Sau đó viết các số 3, 6, 9, 13 và 4 gạch xung quanh mặt đồng hồ (H.5). + Cắt, dán hoặc vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phút và kim giấy từ điểm giữa hình (H.6). - Làm đế đồng hồ. + Đặt tờ giấy dọc dài 24ô, rộng 16ô, gấp 6ô theo dường dấu gấp (H.7). miết kĩ, bôi hồ và dán lại (H.8). + Gấp hai cạnh dài của hình 8 theo đường dấu gấp, mỗi bên 1ô rưỡi, miết cho phẳng. Mở ra, vuốt lại theo đường gấp ra, vuốt lại tạo thành chân đế đồng hồ (H.9). - Làm chân đỡ đồng hồ. + Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10ô lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2o ârưỡi. Gấp tiếp hai lần nữa như vậy. Bôi hồ vào nếp gấp cuối và dán lại được mảnh bìa có chiều dài 10ô, rộng 2ô rưỡi. + Gấp hình 10b lêm 2ô theo chiều rộng và miết kĩ được hình 10c. . Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. - Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ. - Dán khung đồng hồ vào phần đế. - Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ - Gv mời 1 Hs nhắc lại cách làm đồng hồ và nhận xét. - Gv nhận xét. 5.Tổng kết – dặn dò. (1’) - Về tập làm lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí. - Nhận xét bài học. Thủ công Bài 17: Thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí (tiết 2 + tiết 3). I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: - Hs biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. Kỹ năng: - Làm được đồng hồ đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ: - Yêu thích sản phẩm mình làm. II/ Chuẩn bị: * GV: Mặt đồng hồ làm bằng giấy thủ công. Tranh quy trình làm đồng hổ để bàn. Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán. * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ. III/ Các hoạt độn
File đính kèm:
- TNXH,H,MT,DD,TC da sua.doc