Giáo án lớp 2 - Tuần 29 đến tuần 32 môn Thủ công

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.

- Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kỹ thuật.

- Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được.

II. Chuẩn bị hoạt động dạy học:

- Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy bìa màu.

- Đồng hồ để bàn.

- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 29 đến tuần 32 môn Thủ công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỦ CÔNG
Bài 17: 	LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN Tiết 2:
I. Mục tiêu:
Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kỹ thuật.
Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Chuẩn bị hoạt động dạy học:
Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy bìa màu.
Đồng hồ để bàn.
Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
T gian
Nội dung cơ bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút 
* Ổn định tổ chức lớp
- G.viên yêu cầu h.sinh hát tập thể.
- Học sinh cả lớp hát tập thể.
2 phút 
K.tra việc chuẩn bị của học sinh.
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- H.sinh để dụng cụ lên bàn cho g.viên kiểm tra.
2 phút 
1. Giới thiệu phần thực hành.
Giáo viên giới thiệu bài thực hành.
Học sinh lắng nghe.
8 phút 
Hoạt động 1: học sinh thực hành.
Học sinh nhắc lại quy trình kỹ thuật làm đồng hồ để bàn.
- G.viên nêu câu hỏi để h.sinh nhắc lại quy trình: làm đồng hồ để bàn gồm mấy bước?
- G.viên treo tranh quy trình để h.sinh quan sát trả lời.
- G.viên hệ thống lại các bước làm, các em chú ý bước thứ 2: là phần khó: làm đế khung, chân đỡ đồng hồ.
- Quy trình làm đồng hồ theo 3 bước.
Bước 1: cắt giấy
Bước 2: làm các bộ phận khung, mặt, đế, chân đỡ đ.hồ.
Bước 3: làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- Khi gấp các tờ giấy làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ chú ý điều gì?
Cần miết kỹ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
- Em nào lên thực hiện lại thao tác làm đế đồng hồ
- Cho h.sinh n.xét, t. dương
- 1 HS lên bảng thực hiện thao tác làm đế đồng hồ.
+ G.viên giới thiệu đ.hồ mẫu bằng giấy để h.sinh q.sát, các em có thể làm theo quy trình hoặc có thể sáng tạo thêm.
Học sinh quan sát mẫu đồng hồ.
30 phút 
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS t.hành làm đ.hồ để bàn.
+ Gv yêu cầu h.s thực hành làm các chi tiết đ.hồ, 
Học sinh lắng nghe.
- GV chia học sinh thực hành theo 4 nhóm.
- Các em hãy trao đổi cách làm và kiểm tra xem bạn làm đúng hay sai, nếu thấy bạn làm sai thì hướng dẫn cho bạn làm đúng.
- G.viên đi từng nhóm quan sát, theo dõi, nhắc nhở h.sinh làm đúng và giúp đỡ những em còn lúng túng làm chậm.
- H.sinh xoay ghế ngồi thực hành theo 4 nhóm làm đồng hồ để bàn.
3. Nhận xét – Dặn dò:* 2 phút 
Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị và thái độ học tập của học sinh.
Khen học sinh cố gắng hoàn thành sản phẩm tại lớp.
Về hoàn thành các chi tiết để tiết sau tiếp tục ghép dán đồng hồ 
____________________________
Bài 17: 	LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN Tiết 3:
I. Mục tiêu:
Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kỹ thuật.
Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Chuẩn bị hoạt động dạy học:
Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy bìa màu.
Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
T gian
Nội dung cơ bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút 
Ổn định tổ chức lớp
- G.viên yêu cầu h.sinh hát tập thể.
- Học sinh cả lớp hát tập thể.
2 phút 
K.tra việc chuẩn bị của học sinh.
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- H.sinh để dụng cụ lên bàn cho g.viên kiểm tra.
2 phút 
Giới thiệu phầm thực hành.
Giáo viên giới thiệu bài thực hành.
Học sinh lắng nghe.
10phút 
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS t.hành làm đ.hồ để bàn.
+ Gv yêu cầu h.s thực hành ghép dán các chi tiết đ.hồ, mỗi em làm 1 cái và hoàn thành ngay tại lớp.
Học sinh lắng nghe.
- GV chia học sinh thực hành theo 4 nhóm.
- Các em hãy trao đổi cách làm và kiểm tra xem bạn làm đúng hay sai, nếu thấy bạn làm sai thì hướng dẫn cho bạn làm đúng.
- G.viên đi từng nhóm quan sát, theo dõi, nhắc nhở h.sinh làm đúng và giúp đỡ những em còn lúng túng làm chậm.
- H.sinh xoay ghế ngồi thực hành theo 4 nhóm làm đồng hồ để bàn.
10 phút 
Trang trí sản phẩm.
* Các em chú ý trang trí đồng hồ cho đẹp có thể ghi đủ 12 chữ số, hoặc chỉ ghi 4 số: 12 3 6 9 rồi vẽ trang trí hoa hoặc con vật nhỏ lên mặt đồng hồ.
- Học sinh trang trí đồng hồ.
15 phút
Trưng bày đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh ghi tên mình vào sản phẩm.
- Cho học sinh trưng bày và đán giá sản phẩm của nhau.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Chọn những sản phẩm đẹp, chắc chắn đúng quy trình để tuyên dương trước lớp.
- Học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
* 2 phút -Nhận xét – Dặn dò:
Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị và thái độ học tập của học sinh.
Khen học sinh cố gắng hoàn thành sản phẩm tại lớp.
Về ôn lại các kỹ thuật gấp các đoạn thẳng cách đều như gấp quạt ở lớp 1. Tiết sau mang đầy đủ giấy màu và dụng cụ môn học để làm bài: Làm quạt giấy tròn.
____________________________
Bài 18: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (3 tiết)
Tiết 1:
I. Mục tiêu:
Học sinh biết cách làm quạt giấy tròn.
Học sinh làm được giấy tròn đúng quy trình kỹ thuật.
Học sinh thích làm đồ chơi.
II. Chuẩn bị hoạt động dạy học:
Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát.
Các bộ phận để làm quạt tròn gồm: 2 tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ bụôc.
Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán.
Tranh quy trình gấp quạt tròn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
T gian
Nội dung cơ bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút 
Ổn định tổ chức 
GV yêu cầu HS hát tập thể.
HS cả lớp hát tập thể.
2 phút 
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Học sinh để dụng cụ lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
Giới thiệu bài.
Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm (2 bàn quay lại làm 1 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 cái quạt giấy tròn để quan sát.
GV nêu câu hỏi định hướng cho học sinh quan sát.
Học sinh các nhóm quan sát quạt giấy tròn.
- Quạt giấy tròn có gì giống và khác quạt giấy đã làm ở lớp 1?
- Cho hs n. xét tuyên dương.
- Giáo viên: để gấp được quạt giấy tròn ta cần dán nối 2 tờ giấy màu theo chiều rộng.
Gấp quạt giấy, giống các nếp gấp, cách gấp và có chỉ buộc. Khác là quạt giấy tròn là hình tròn và có cán để cầm.
30 phút
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1: cắt giấy
Giáo viên thực hành các thao tác mẫu cho học sinh quan sát.
+ Chúng ta cắt 2 tờ giấy màu hình chữ nhật, dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt.
Cắt 2 tờ giấy hình chữ nhật cùng màu dài 16 ô, rộng 12 ô để làm cán quạt.
Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu.
Bước 2: Gấp, dán quạt.
+ Em hãy nêu cách gấp mà em đã gấp ở lớp 1?
- Giáo viên giới thiệu quy trình (H2).
Gấp nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng của tờ giấy cho đến hết.
Tiếp tục gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ 2 giống gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất.
Bôi hồ dán 2 mép tờ giấy lại với nhau (H3) dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt lại (H4).
Học sinh tiếp tục quan sát.
Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
Lấy tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô (H5a) cho đến hết, rồi bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt (H5 b).
Bôi hồ vào 2 mép ngoài cùng của quạt và nửa quạt, sau đó lần lượt dán ép 2 cán quạt vào mép ngoài cùng của quạt H6.
Các em chú ý: dán đầu 2 cánh quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho khô.
-> Mở 2 cán quạt theo chiều mũi tên (H6) để 2 cán quạt ép vào nhau, được chiếc quạt giấy tròn như (H1).
-> Vậy muốn có được cái quạt giấy tròn chúng ta phải thực hiện đúng quy trình.
IV. Nhận xét – Dặn dò:2 phút, 
Giáo viên nhận xét việc chuẩn bị và thái độ học tập của học sinh.
Các em về tập thực hành các thao tác gấp và dán quạt, tiết sau chuẩn bị giấy màu, chỉ buộc, kéo, hồ dán …. Để thực hành gấp và dán hoàn chỉnh quạt giấy tròn.

File đính kèm:

  • docTCONG.doc
Giáo án liên quan