Giáo án lớp 2 - Tuần 29 đến tuần 32 môn Tập làm văn

I/ Mục đích, yêu cầu:

Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước HS viết được 1 đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem. Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.

II/ Đồ dùng dạy – học:

-Bảng lớp viết 6 câu hỏi gợi ý cho bài tập 1, tiết TLV tuần 28.

III/ Các hoạt động dạy – học:

A/ Kiểm tra bài cũ:

GV gọi 3 HS kể lại trận thi đấu thể thao mà các em có dịp xem ( BT1, tiết TLV, tuần 28).

B/ Dạy bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 29 đến tuần 32 môn Tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 29: VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
I/ Mục đích, yêu cầu: 
Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước HS viết được 1 đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem. Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Bảng lớp viết 6 câu hỏi gợi ý cho bài tập 1, tiết TLV tuần 28.
III/ Các hoạt động dạy – học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 3 HS kể lại trận thi đấu thể thao mà các em có dịp xem ( BT1, tiết TLV, tuần 28).
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Hướng dẫn HS viết bài:
a/ Hoạt động 1:
-GV ghi 6 câu hỏi gợi ý của BT1, tiết TLV tuần 28 lên bảng.
-GV nhắc HS:
+Trước khi viết, cần xem lại kĩ những câu hỏi gợi ý BT1. Đó là những nội dung cơ bản cần kể tuy người viết vẫn có thể kể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý.
+Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
+Nên viết vào giấy nháp những ý chính trước khi viết vào vở.
b/ Hoạt động 2:
-GV cho HS viết bài.
-GV cho HS đọc bài viết.
-GV chấm chữa nhanh một số bài, cho điểm, nêu nhận xét chung
-1 HS nêu yêu cầu của các câu hỏi.
-HS viết bài.
-7 HS nối tiếp nhau đọc bài viết => Cả lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV yêu cầu những HS viết bài chưa tốt về nhà viết lại bài.
-GV dặn HS chuẩn bị viết thư cho một bạn nước ngoài ( mà em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh, qua các bài đọc; cũng có thể là người bạn do em tưởng tượng ra).
TẬP LÀM VĂN
Tiết 30: 	 VIẾT THƯ
I/ Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết:
1.Biết viết 1 bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
2.Lá thư trình bày đúng thể thức; đủ ý; dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Bảng lớp viết sẵn các gợi ý viết thư trong SGK.
-Bảng phụ viết trình tự lá thư.
-Phong bì thư, tem thư, giấy rời để viết thư.
III/ Các hoạt động dạy – học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
3 HS đọc bài văn kể lại một trận thi đấu thể thao (tiết TLV, tuần 29).
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Hướng dẫn HS viết thư:
a/ Hoạt động 1:
-GV ghi yêu cầu và các câu hỏi gợi ý viết thư của bài tập lên bảng lớp.
-GV chốt lại:
+Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh hoặc qua các bài đọc giúp em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn trong tưởng tượng của em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn thì càng tốt ( dựa vào tên riêng nước ngoài đã học trong các bài tập đọc)
+Nội dung thư phải thể hiện:
Mong muốn làm quen với bạn ( để làm quen cần phải tự giới thiệu em là ai người nước nào; thăm hỏi bạn..)
Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất.
-GV mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho HS đọc:
+Dòng đầu thư ( ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm).
+Lời xưng hô ( bạn… thân mến). Sau lời xưng hô này có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không đặt dấu gì.
+Nội dung thư: làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
+Cuối thư: lời chào, chữ kí và tên.
b/ Hoạt động 2:
-GV cho HS làm bài.
-GV cho HS đọc thư.
-GV chấm một số bài viết hay và nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-1 HS giải thích yêu cầu của bài tập theo gợi ý.
-1 HS đọc.
-HS viết thư vào giấy rời.
-HS tiếp nối nhau đọc thư => Cả lớp n.xét.
-HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhắc HS có bài viết hay, về nhà viết lại lá thư cho sạch, đẹp, hoàn chỉnh hơn để gửi qua đường bưu điện ( hoặc dán trên báo tường của trường, lớp). 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 31: THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng nói: Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề em cần làm gì để bảo vệ môi trường? Bày tỏ được ý kiến của riêng mình (nêu những việc làm thiết thực, cụ thể).
2.Rèn kĩ năng viết: Viết được 1 đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Tranh, ảnh đẹp về cây hoa, về quang cảnh thiên nhiên. Tranh, ảnh về m6i trường bị ô nhiễm, hủy hoại.
-Bảng lớp ghi 2 câu hỏi gợi ý để HS trao đổi trong cuộc họp: Môi trường sống quanh các em có gì cần quan tâm? Phải làm những việc thiết thực, cụ thể như thế nào để bảo vệ môi trường?
-Bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp (sách TV 3, tập 1 trang 45): Mục đích cuộc họp – tình hình – nguyên nhân dẫn đến tình hình đó – cách giải quyết – giao việc cho mọi người.
III/ Các hoạt động dạy – học:
A / Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 4 HS đọc lá thư gửi bạn nước ngoài. GV nhận xét, chấm điểm.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học
2.Hướng dẫn HS làm bài:
a/ Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV ghi bài tập 1 lên bảng.
-GV nhắc HS chú ý:
+Cần nắm vững 5 bứoc trình tự tổ chức cuộc họp 
( đã học ở học kì I). GV mở bảng phụ gọi HS đọc.
+Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? Để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp cần cải tạo ( trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, …). Sau đó, nêu những việc làm thiết thực, cụ thể HS cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp. VD: về các việc cần làm: không vứt rác bừa bãi, không xả nước bẩn vào ao hồ, chăm quét dọn nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cây, ngắt cây nơi công cộng, không bắn chim, tuyên truyền và bảo vệ môi trường cho người xung quanh…
-GV chia lớp thành các nhóm.
-GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
-GV cho các nhóm thi tổ chức cuộc họp.
-GV nhận xét.
b/ Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV ghi bài tập 2 lên bảng.
-GV nhắc HS: Các em đã trao đổi trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp ấy.
-GV cho HS làm bài.
-GV cho HS đọc bài làm của mình.
-GV nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-1 HS đọc 5 bước tổ chức cuộc họp.
-Nhóm trưởng điều khiển cuộc họp. HS trao đổi, phát biểu. Thư kí ghi nhanh ý kiến của các bạn.
-3 nhóm thi tổ chức cuộc họp => Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm có tổ chừc cuộc họp có hiệu quả nhất.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài vào vở.
-HS lần lượt đọc đoạn văn => Cả lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV dặn HS về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thânvề những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
-Chuẩn bị nội dung để học tốt tiềt TLV tuần 32: Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 32: NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I/ Mục đích, yêu cầu	
1.Rèn kĩ năng nói: Biết kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên.
2.Rèn kĩ năng viết: Viết được một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng.
II/ Đồ dùng dạy – học
-Một vài bức tranh hoặc ảnh về các việc làm để bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng môi trường.
-Bảng lớp viết các gợi ývề cách kể.
III/ Các hoạt động dạy – học
A/ kiểm tra bài cũ:
GV gọi 3 HS đọc lại văn về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. GV nhận xét.
B/ Dạy bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
a/ Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV ghi yêu cầu và các câu hỏi gợi ý của bài tập 1 lên bảng.
-GV giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường .
-GV cho HS nói đề tài của mình.
-GV nhắc HS có thể bổ sung tên những việc làm khác có ý ngiã bảo vệ môi trường ( ngoài gợi ý trong SGK).
-GV cho HS kể theo nhóm.
-GV cho HS thi kể.
-GV nhận xét.
b/ Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV ghi bài tập 2 lên bảng.
-GV nhắc HS ghi lại lời kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu).
-GV cho HS viết bài.
-GV cho HS đọc bài.
-GV nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập, các gợi ý a và b.
-HS nói tên đề tài mình chọïn kể.
-HS từng nhóm kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ m.trường mình đã làm.
-Một số HS thi kể trước lớp => Cả lớp nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS viết bài.
-Một số HS đọc bài viết => Cả lớp nhận xét và bình chọn những bạn viết hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 

File đính kèm:

  • docTLV.doc
Giáo án liên quan