Giáo án lớp 2 - Tuần 29

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

 - Hiểu được các từ SGK + nhân hậu:

 - ND: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết của các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.

 2.Kkĩ năng :

 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn được toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ .

 - Đọc đúng: tiếc rẻ, thốt lên, nhân hậu. Biết chuyển giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn, đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.

* KNS : tự nhận thức . Xác định giá trị bản thân

 3. Thái độ: quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 1. GV: Băng giấy ghi nội dung câu cần luyện đọc.

 2. HS : SGK + vở ghi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc40 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có gì khác với từ chữ A nối sang chữ i,u, n? 
Nét cuối của chữ A nối với đường cong của chữ o. Nét nối từ chữ A đến u,i,n gần sát hơn.
3. Củng cố- Dặn dò: Nhắc lại chữ hoa mới học và câu ứng dụng ,
- Tìm thêm câu thành ngữ, tục ngữ có chữ A
 Ao tù nước đọng, Ai khảo mà xưng, Ac giả ác báo, An cư lạc nghiệp.
Điều chỉnh bổ sung: 	
 Tiết :Luyện từ và câu
Bài: Từ ngữ về cây cối 
 Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ?
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức : Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về cây cối. 
 2. Kĩ năng :Biết đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ :"Để làm gì?". 
 3.Thái độ : Thêm yêu cây cối, biết tham gia bảo vệ môi trường sống.
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: SGK, phấn màu, Tranh về 1 số cây.
 2. HS : SGK + vở Tiếng việt
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC: Kể tên cây theo nhóm: cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây bóng mát,...
- Đặt và trả lời câu hỏi "Để làm gì?"
? Khi muốn biết múc đích của 1 sự việc nào đó ta dùng câu hỏi nào?
GV đánh giá cho điểm.
- 2 học sinh lên bảng viết tên cây theo nhóm.
- 3 cặp học sinh hỏi đáp theo mẫu "Để làm gì?"
B.bài mới :
1 . GTB: GV giới thiệu và ghi bảng
- HS nghe & ghi vở
2. HD làm bài tập 
Bài 1: Kể tên các bộ phận cây
- 1 HS đọc đề bài.
Kể tên các bộ phận vủa cây:
GV chốt ý đúng.
- Học sinh quan sát tranh và nêu tên các bộ phận của cây.
- Học sinh nhận xét, HS nhắc lại
Bài 2:Tìm từ dùng để tả các bộ phận của cây:
- GV chữa bài và nhận xét.
- Lá: xanh biếc, tươi xanh, xanh nõn, non tơ, tươi tốt, mỡ màng, già úa, đỏ sẫm, úa vàng, héo quắt, quắt queo, khô khỏng,...
- Hoa: vàng tươi, hồng thắm, đỏ tươi, đỏ rực, tím biếc, tim tím, trắng tinh, trắng muốt, thơm ngát, hăng hắc,....
- Quả: vàng tươi, đỏ tươi, vàng rực, đỏ ối, chín mọng, chi chít,...
- Ngọn: chót vót, thẳng tắp, khoẻ khoắn, mập mạp, mảnh dẻ,...
HS đọc đề bài: 
- HS thảo luận nhóm 4 và viết từ vào giấy khổ to các từ ding để tả các bộ phận của cây.
- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Rễ cây: dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn, cong queo, gồ ghề, xù xì, kì dị, quái dị, nâu sẫm, đen sì,...
- Gốc cây: to, thô, nham nháp, sần sùi, mập mạp, mảnh mai, chắc nịch,...
- Thân cây: to, cao, chắc, bạc phếch, xù xì, nham nháp, ram ráp, nhẵn bóng, mềm mại, xanh thẫm, phủ đầy gai,...
- Cành cây: xum xuê, um tùm, cong queo, trơ trụi, khẳng khiu, khô héo, quắt queo,...
Bài 3: Đặt câu hỏi có cụm từ "Để làm gì?" và trả lời câu hỏi theo tranh:
Học sinh thảo luận nhóm đôi để đặt và trả lời câu hổi có từ Để làm gì theo gợi ý của hai bức tranh.
Các bạn trong tranh đang làm gì?
Bạn gái tưới nước cho cây
- Bạn trai bắt sâu cho cây
+ Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì?
Bạn tưới nước để cho cây tươi tốt/ Bạn nhỏ tưới nước để cho cây xanh tốt.
+ Bạn nhỏ bắt sâu cho lá để làm gì? 
- Bạn nhỏ bắt sâu cho lá để bảo vệ cây.
c. Củng cố dăn dò:
Chốt lại kiến thức toàn bài.
Dặn học sinh về nhà tìm thêm từ để tả các bộ phận của cây.
 Tiết: Tập làm văn
Bài: Đáp lời chia vui . nghe - trả lời câu hỏi
 I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức :
 - Biết nghe và đáp lời chia vui phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.
 2. Kĩ năng : 
 - Nghe GV kể chuyện Sự tích hoa dạ lan hương; nhớ và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: câu chuyện giải thích vì sao hoa dạ lan hương chỉ toả hương vào ban đêm, qua đó khen ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống và chăm sóc nó. 
 3. Thái độ : Có ý thức sử dụng đáp lời chia vui trong cuộc sống hàng ngày. 
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: Băng giấy ghi nội dung BT 1. Tranh BT2
 2. HS : Vở tiếng việt , SGK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTbc: - Đáp lời chia vui.
- Thực hành nói và đáp lời chia vui? 
GV đg cho điểm. 
2 cặp
b. bài mới :
1.GTB: GV giới thiệu và ghi bảng
- HS nghe và nhắc lại tên bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Thực hành đáp lời chia vui
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm
- YC HS đọc thầm đầu bài và đặt câu hỏi
- HS đọc thầm.
- Trong trường hợp nào thì ta nói lời chia vui?
- Người nào đó có chuyện vui
- Chúng ta cần nói với thái độ như thế nào?
vui vẻ.
- Chúng ta cũng cần phải có thái độ như thế nào khi đáp lại lời chia vui đó?
- Vui vẻ, lễ phép, lịch sự.
- Khi đáp lời chia vui ta thường dùng câu nói nào?
- Câu cảm ơn.
- Y/C HS thảo luận nhóm đôi. Chú ý thể hiện được nét mặt, động tác. Sau đó lên thể hiện.
- 2 HS /1 nhóm 
- Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
- Tuyên dương nhóm nói tốt
GV chốt lại lời chia vui và cách đáp lại lời chia vui để thể hiện một người có văn hoá.
- HS nghe, ghi nhớ.
Bài 2: Nghe- trả lời câu hỏi
- GV kể lần 1 rồi treo tranh; HS quan sát và đọc 4 câu hỏi.
- Kể lần 2 GV vừa kể vừa giới thiệu tranh. 
- Kể lần 3 không cần tranh 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Cả lớp nghe và trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên. 
- 3 cặp HS tự kể lại theo thứ tự câu hỏi.
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp nghe và nhận xét.
- Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- Ca ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.
c. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học hôm nay?
- HS nhắc lại 
- Thực hành đáp lại lời chia vui khi gặp khách, gặp người quen để thể hiện mình là một người học trò ngoan, lịch sự.
Tiết: Kể chuyện 
Bài: Những quả đào
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kểlại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
 - Biết cùng bạn phân vai dựng lại câu chuyện 1 cách tự nhiên.
 2. Kĩ năng : Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể kể tiếp nối lời kể của bạn.
 3. Thái độ : tự nhiên mạnh dạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV:Bộ tranh, băng giấy ghi nội dung BT1
 2. HS : Vở tiếng việt , SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTbc: Kho báu
3 HS kể nối tiếp 
- HS nhận xét các bạn.
Qua câu chuyện, con rút ra điều gì?
GV đánh giá, cho điểm .
b. bài mới:
 1.GTB: GV giới thiệu và ghi bảng
- HS nghe và nhắc lại tên bài.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
Bài 1: Nêu ý chính của từng đoạn
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm
- HS thảo luận và nêu ý kiến
GV và HS n/ x. Chốt kiến thức
Bài 2: Tập kể từng đoạn.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm
+ Nội dung đoạn này như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 nói về vấn đề gì?
+ Xuân làm gì với quả đào của ông cho? 
- Quà của ông ( chia đào) 
- Chuyện của Xuân
- Suy nghĩ và vịêc làm của Xuân.
- Người làm vườn tương lai
+ Nội dung của đoạn 3 là gì?
Vân ăn đào như thế nào?
- Sự ngây thơ của bé Vân.
- Chuyện của Vân
- Quả đào Việt để đâu, vì sao Việt không ăn đào? Việt đã làm gì với quả đào?
Tấm lòng nhân hậu của Việt
- Mỗi đoạn tương ứng với một tranh. Các con q/ s SGK và cho cô biết nội dung của từng tranh.
 - HS nêu từng tranh.
- YC HS nhắc lại nd của từng tranh.
- Học sinh làm việc theo nhóm bốn.
- Các nhóm kể chuyện theo gợi ý
- HS lắng nghe nhận xét bổ xung
- 1 HS đại diện cho nhóm kể 
3 . Kể lại toàn câu chuyện
- GV tuyên dương những nhóm kể tốt
- HS tập kể lại câu chuyện trong nhóm theo hình thức phân vai. Người dẫn chuyện ; Người ông, Vân, Việt
- Các nhóm thi kể trước lớp
- HS nhận xét
c. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học hôm nay?
- Qua câu chuyện hôm nay con học được đức tính gì từ các bạn?
- Biết quan tâm chia sẻ với bạn
- HS về nhà kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị bài lần sau
 Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012
 Tiết : Toán 
 Bài: Các số từ 111 đến 200 (tiết 137)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
 1. Kiến thức: Biết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị; 
 2. Kĩ năng:
 - Đọc và viết thành thạo các số từ 111 đến 200; 
 - So sánh được các số từ 111 đến 200; Nắm được thứ tự các số từ 111 đến 200.
 3. Thái độ: Giáo dục HS say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: các tấm hình ô vuông, bảng gài
 2. HS : Vở Toán , SGK. các tấm hình ô vuông 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.KTbc
+ Đọc số: a) từ 101 đến 110
 + So sánh : 
160 …. 130 
180 ... 200 120 ... 170
- 2 HS đọc các số tròn chục từ 101 đến 110 đọc xuôi và đọc ngược; 
- 1 HS lên bảng so sánh số; Nêu cách so sánh.
- HS nhận xét cách làm bài của bạn
GV đánh giá, cho điểm .
b. bài mới :
1. GTB: GV giới thiệu và ghi bảng
- HS nghe và nhắc lại tên bài.
2. Đọc và viết số từ 111 đến 200. 
a) Quan sát, so sánh, nhận xét.
- GV gắn các hình biểu diễn các số lên bảng. 
Gv ghi vào bảng.
- GV nêu cách đọc và ghi lời đọc; HS đọc theo
- HS xác định số trăm, số chục và số đơn vị, cho biết cần điền chữ số thích hợp
- HS đọc theo
Trăm
Chục
Đơn vị
Viết số
Đọc số
1
1
1
111
mộttrăm mười một
1
1
2
112
một trăm 
mười hai 
...
...
...
…
….
- Tương tự GV tổ chức cho HS làm việc với các số còn lại như với số 111. 
b) Làm việc cá nhân.
- GV viết số 115 lên bảng và yêu cầu HS nhận xét xem số này gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
+ số 115 gồm 1 trăm, 1 chục và 5 đơn vị.
+ só 112 gồm 1 trăm. 1 chục và 2 đơn vị.
- Tương tự với các số 158; 164
3.Luyện tập
* Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài tập 1.
- HS làm bài tập trong SGK và đổi chéo cho nhau trong bàn để chữa.
* Bài 2: Số?
a) 
 111 112 … 114 … 116 .. .. 119 … 
HS nêu yêu cầu của bài tập 2
- GV cho HS nêu nhận xét về khoảng cách trên tia số ( Chỉ rõ gốc và ngọn của tia số)
+ khoảng cách mỗi đoạn thẳng là 1 đơn vị.
HS làm bài, chữa bài.
- YC HS n/x về vị trí các số trên tia số.
Số gần gốc là số bé
Càng gần ngọn số càng lớn dần
* Bài 3: >, <, =?
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- 2 học sinh lên bảng chữa , cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài.
- 1 học sinh nêu cách so sánh.
c. Củng cố - dặn dò: 
- Về nhà tập viết, đọc các số từ 111 đến 200
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2012
 Tiết : Toán 
 Bài: Các số có ba chữ số (tiết 138)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức: HS nắm chắc các số có ba chữ số.
 2. Kĩ năng:

File đính kèm:

  • docTuan 29.doc