Giáo án lớp 2 - Tuần 26

I/ Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: trân trân, nắc nỏm, xuýt xoa, quẹo, ngoắt,.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu

- Hiểu nghĩa các từ như: búng càng, trân trân, nắc nỏm khen, mái chèo, bánh lái, quẹo

 - Hiểu nội dung: Cá Con và Tôm càng đều có tài riêng.Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm.Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít ( HS khá giỏi trả lời được câu hỏi)

* GDKNS: Tự nhận thức; Ra quyết định; Thể hiện sự tự tin;

 

doc40 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp lại lời đồng ý trong tình huống giao tiếp cho trước
- Viết được những câu trả lời về cảnh biển
*GDKNS: Giao tiếp; lắng nghe tích cực;…
II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ cảnh biển Tuần 25
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 -Gọi 2 HS hoạt động theo cặp trong các tình huống nói lời đồng ý đáp lời đồng ý 
 - Nhận xét phần kiểm tra .
 2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài
- Nêu tên bài và mục têu bài dạy
 HĐ2: Đáp lời đồng ý
Bài 1: Giáo viên đưa các tình huống và gọi 2 học sinh lên bảng thực hành đáp lại.
-Một tình huống có thể cho nhiều cặp hs thực hành.
- Nhận xét, cho điểm từng học sinh
HĐ3:Luyện viết
Bài 2: GV treo bức tranh lên bảng
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Sóng biển như thế nào?
- Trên mặt biển có những gì?
- Trên bầu trời có những gì?
- Hãy viết 1 đoạn văn theo các câu trả lời của mình.
- Gọi học sinh đọc bài viết của mình, giáo viên chú ý sửa câu từ cho từng học sinh.
- Cho điểm những bài văn hay.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại ND các bài đã làm
- Theo dõi GV giới thiệu bài
- 2 cặp học sinh lên bảng thực hành.
- Học sinh dưới lớp theo dõi và nhận xét.
HS 1: Đọc tình huống a
HS 2: Nói lời đáp lại.
HS 2: Cháu cảm ơn bác ạ./ Cảm ơn bác. Cháu sẽ ra ngay./…
HS 1: Đọc tình huống b
HS 2: Cháu cảm ơn cô ạ/ May quá, cháu cảm ơn cô nhiều./........
HS 1: Đọc tình huống c
HS 2: Hay quá. Cậu sang ngay nhé./ Nhanh lên nhé. Tớ chờ…
- Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng.
- Sóng biển xanh như dềnh lên
Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh
- Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng và có những chú hải âu đang chao liệng. Mặt trời đang dần dần nhô lên, những đám mây đang trôi nhẹ nhàng.
- Học sinh tự viết trong 7 đến 10 phút.
- Nhiều học sinh đọc.
VD: Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp. Sóng biển nhấp nhô …
Toán
Tiết:128	LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
 - Biết cách tìm số bị chia
 - Nhận biết số bị chia, số chia, thương
 - Biết giải bai toán có 1 phép nhân
 - Làm các bài tập 1, 2, 3, 4
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 Gọi học sinh lên bảng .
 - Giáo viên cho học sinh làm: x : 4 = 3 x : 2 = 8
 - Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
 HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: 
-Yêu cầu HS làm bài trên bảng
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng 2 phép tính của phần a
x – 2 = 4 x : 2 = 4
Hỏi: x trong hai phép tính trên có gì khác nhau
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị trừ và số bị chia.
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 3: Gọi một học sinh đọc đề bài
? Số cần điền vào các ô trống thuộc thành phần nào của phép chia
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Nhận xét và cho điểm học sinh
Bài 4: Cho học sinh đọc đề toán
Có một số lít dầu đựng trong 6 can. Hỏi có tất cả bao nhiêu lít dầu?
? Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Giáo viên thu bài chấm nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia, số bị trừ.	
- Nhận xét tiết học 
- Theo dõi GV giới thiệu bài
- Một em nêu
- Ba hs làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở
y : 2 = 3 y : 3 = 5 y : 3 = 1
 y = 3 x 2 y = 5 x 3 y = 1 x 3
 y = 6 y = 15 y = 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm x
- x trong phép tính thứ nhất là số bị trừ, x trong phép thứ hai là số bị chia
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta lấy hiệu cộng với số trừ
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia
- Số cần điền là số bị chia hoặc thương trong phép chia
- Học sinh làm bài 
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm tổng số lít dầu
- Bài toán hỏi là có bao nhiêu lít dầu 
- 2 hs nêu
Tiếng Việt (ôn):
Tiết 2: LUYỆN VIẾT
I.Mục tiêu
 - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đúng đoạn văn; biết ghi đúng các 
dấu câu trong bài
 - Làm được bài tập trong vở BTCCKN
II.Chuẩn bị
- Phiếu bài tập, bảng con
- Bảng phụ chép sẵn bài viết
III.Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét
 2/ Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu của bài chính tả 
HĐ2: Hướng dẫn tập chép 
* Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
- Đọc mẫu đoạn văn cần chép.
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét chữa lỗi .
* Hướng dẫn viết bài trong vở
Nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, đặt vở…
- Đọc thong thả từng câu nhắc lại 2-3 lần mỗi câu
- Gv quan sát giúp đỡ hs yếu
* Soát lỗi : - Đọc lại để học sinh dò bài, tự gạch chân chữ viết sai lỗi chính tả
* Chấm bài : - Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét từ 10 – 15 bài .
HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a: 
Gv chia nhóm 
- Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu lớp đọc các từ trong bài sau khi điền .
Bài 3b: 
-Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
3, Củng cố - Dặn dò:
- Về làm bài phần 2b, 3a
- Nhận xét giờ học.
- Hs tự kiểm tra chéo bài làm ở nhà
- Lớp theo dõi giới thiệu 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài viết
- Lớp viết từ khó vào bảng con: 
- Nghe
- Nghe – viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài theo tổ
- Đọc yêu cầu đề bài . 
- Học sinh làm bài nhóm 4
- Đọc lại các từ khi đã điền xong.
- Một em nêu : 
- Học sinh làm vào bảng vở.
Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2013
Toán
	Tiết:129	 CHU VI HÌNH TAM GIÁC- CHU VI HÌNH TỨ GIÁC
I/ Mục tiêu: 
- Nhận biết được chi vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác
- Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác
- Làm các bài tập 1, 2, 3.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 - Mô hình đòng hồ có thể quay được kim chỉ giờ chỉ phút theo ý muốn .
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ
 - Giáo viên kiểm tra 2 hs: Tìm x: x : 3 = 5; x : 4 = 6
 - Gọi học sinh lên bảng
 - Giáo viên nhận xét đánh giá.
 2/ Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài
- Nêu tên bài và mục tiêu bài dạy
 HĐ2 Hình thành kiến thức
Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng rồi vừa chỉ vào từng cạnh vừa giới thiệu: Tam giác ABC có ba cạnh là AB, BC, CA. Cho HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh.
- GV cho HS quan sát hình và nêu độ dài của từng đoạn thẳng AB, BC, CA
- Cho HS tính tổng độ dài các cạnh AB, BC, CA
- Tổng độ dài của các cạnh là bao nhiêu?
- GV vẽ hình tứ giác DEGH lên bảng rồi nói Hình tứ giác DEGH có 4 cạnh.
- GV giới thiệu cách tính chu vi hình tứ giác.
HĐ 3: Luyện tập -Thực hành
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho học sinh làm vào vở
- Giáo viên nhận xét
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho học sinh lên bảng làm 
- Giáo viên quan sát nhận xét
Bài 3: Cho học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh đo các cạnh rồi ghi vào hình vẽ
- Học sinh làm vào vở
- Giáo viên thu bài chấm – Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS nêu nội dung bài đã học
- Nhận xét tiết học.
- Theo dõi
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- AB là: 3cm; BC là: 5 cm; AC là: 4 cm
- HS quan sát hình và nêu độ dài của từng đoạn thẳng.
- HS thực hiện tính tổng 3cm + 5cm +4 cm =12cm
- Là 12 cm
- HS lắng nghe
- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở
- Học sinh làm bài rồi đổi vở kiểm tra
- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở
a/ Chu vi hình tam giác là
 20 dm + 30 dm + 40 dm =90 dm
 Đáp số: 90 cm
b/ Chu vi hình tam giác là
 8 cm + 12 cm + 7 cm = 27 cm
 Đáp số: 27 cm
Hình ABC có độ dài các cạnh đều bằng 3 cm.
 Chu vi hình tam giác ABC là
 3 + 3 + 3 = 9 ( cm )
 Đáp số: 9 cm
HĐNGLL: CHÚNG EM CA HÁT
MỪNG MẸ, MỪNG CÔ
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh
- Hiểu ý nghĩa ngày 8-3
- Ca hát mừng mẹ, mừng cô là những lời gửi gắm tình cảm, sự biết ơn, lòng kính trọng với bà, với mẹ, với cô giáo của các em, là sự tôn trọng và bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1/ Nội dung:
 - Ý nghĩa ngày 8-3
 - Chúc mừng, tặng hoa các cô giáo và các bạn nữ.
 - Các bài hát, bài thơ, truyện kể……về mẹ, về cô giáo.
2/ Hình thức hoạt động:
 - Tặng hoa, chúc mừng ngày 8-3.
 - Biểu diễn văn nghệ.
III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1/Về phương tiện hoạt động:
GVCN: - Chuẩn bị một bản tóm tắt ý nghĩa ngày 8-3.
	 - Giao cho các học sinh chuẩn bị hoa
	 - Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ về ngày 8-3
	 - Giúp cán sự văn nghệ xây dựng các câu hỏi vui
	 - Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị các nhạc cụ đơn giản ( nếu có)
 2/ Về cách thức tổ chức hoạt động:
 - Dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động và thông báo cho cả lớp.
 - Phân công và hướng dẫn học sinh chuẩn bị các công việc cần thiết cho hoạt động.
 - Cử một học sinh nam hướng dẫn chương trình
 - Phân công một số học sinh nam tặng hoa cho cô giáo và các đại biểu nữ, tặng quà ngày 8-3 cho các bạn nữ trong lớp
 - Phân công cán sự văn nghệ điều khiển chương trình vui văn nghệ “ mừng me, mừng cô”.
- Hát tập thể.
BÀN TAY MẸ (Nhạc: Bùi Đình Thảo; Lời ( Thơ ):Tạ Hữu Lên)
CHO CON (Nhạc: Phạm Trọng Cầu; Lời ( thơ ): Tấn Dũng)
BUỔI CHIỀU
TN&XH:
Bài 26: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC
Mục tiêu
 Nêu được tên, lợi ích của một số loài cây sống dưới nước.
 Kể được tên một số loài cây sống trôi nổi hoặc cây có rễ cắm sâu trong bùn.
 KNS - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm v xử lý thơng tin.về cây sống dưới nước.
 - Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối.
 - Kỹ năng hợp tác: biết họp tác với mọi người xung quanh bảo vệ cây cối.
 - Phát triển kỷ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
 - Thảo luận nhóm. - Trò chơi - Suy nghĩ- thảo luận cặp đôi- chia sẽ.
II. Phương tiện dạy học.
 Tranh, ảnh trong SGK trang 54, 55. Các tranh, ảnh sưu tầm các loại cây sống dưới nước. Phấn màu, giấy, bút viết bảng. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen, …
 - SGK. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen, …
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’) Hát bài quả 
- GV sẽ chỉ để các nhóm trả lời một cách ngẫu nhiên.
 Ví dụ: Quả g

File đính kèm:

  • docTUẦN 26.sáng.doc