Giáo án lớp 2 - Tuần 25 môn Tiếng Việt

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

a)Kiến thức: Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

b)Kỹ năng: Rèn Hs Giọng đọc phù hợp với với từng nhân vật trong câu truyện.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: vật, nước chảy, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt

c) Thái độ: Giáo dục Hs có thích thú trước những ngày lễ hội.

B. Kể Chuyện. - Dựa vào trí nhớ và các gợi ý , kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

II/ Chuẩn bị:* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.

III/ Các hoạt động:

1) Bài cũ: Tiếng đàn.4- Gv mời 2 em

+ Thuỷ làm gì để chuẩn bị vào phòng thi? Cử chỉ, nét mặt của Thủy thể hiện điều gì?

+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn?

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 25 môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chính xác , trình bày đúng, đẹp đoạn trong bài “ Hội vật” 
- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
Kỹ năng: Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ch theo nghĩa đã cho.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ viết BT2.	 
III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Tiếng đàn.4’
- Gv gọi Hs viết các từ bắt đầu bằng chữ l/n hoặc ut/uc.
- Gv nhận xét bài thi của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề.1’ Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động:29’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết .
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Đoạn viết gồm có mấy câu?
+ Những từ nào trong bài viết hoa ?
 - Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai:Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình…… 
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
-Mục tiêu: Giúp Hs biết tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ch.
 + Bài tập 2: Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- 4 Hs lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả.
- Gv nhận xét, chốt lại:
: trăng trắng – chăm chỉ – chong chóng. 
 : trực nhật – trực ban – lực sĩ - vứt.
PP: Phân tích, thực hành.
HT:
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
Hs trả lời.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT:
Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs làm bài cá nhân.
Hs lên bảng thi làm bài
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.1’
 Về xem và tập viết lại từ khó.
Chuẩn bị bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên .
Nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng năm 2007
Ôn chính tả
Nghe – viết : Hội vật
I/ Mục tiêu:
a/Kiến thức: 
- Nghe và viết chính xác , trình bày đúng, đẹp đoạn trong bài “ Hội vật” .
- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
b/Kỹ năng: Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ch theo nghĩa đã cho.
c/Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Hoạt động 2: Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa lỗi.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
 Về xem và tập viết lại từ khó.
Chuẩn bị bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên .
Nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng năm 2007
Tập đọc.
Ngày hội rừng xanh
I/ Mục tiêu:
a)Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung bài thơ : Miêu tả hoạt động của các con vật và sự vật trong Ngày hội rừng xanh.
- Hiểu các từ được các từ ngữ cuối bài: chim gõ kiến, lĩnh xướng, kì nhông, con nước.
b) Kỹ năng: Đọc đúng nhịp bài thơ.
c) Thái độ: Giáo dục Hs yêu thích những ngày lễ hội của quê hương.
II/ Chuẩn bị:	 * GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
	 * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
1)Khởi động: Hát.1’
2)Bài cũ: Hội đua voi ở Tây Nguyên .4’
- GV gọi 2 học sinh tiếp nối kể đoạn 1 – 2 của câu chuyện “Hội đua voi ở Tây Nguyên” và trả lời các câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua ? Cuộc đua diễn ra như thế nào? + Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
- Gv nhận xét.	
3)Giới thiệu và nêu vấn đề.1’
4)Phát triển các hoạt động.29’
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu dòng thơ.
Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Giọng đọc sôi nổi, hồ hởi, nhịp hơi nhanh, thong thả, tươi vui, thích thú, ngạc nhiên.
- Gv cho hs xem tranh.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng dòng thơ. 
- Gv mời Hs đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Gv cho Hs giải thích các từ mới: chim gõ kiến, lĩnh xướng, kì nhông, con nước.
- Gv yêu cầu Hs tiếp nối nhau đọc từng khổ trong bài.
- Gv cho 4 nhóm tiếp nối nhau Hs đọc 4 đoạn thơ .
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm bài thơ. Và hỏi:
 + Tìm những từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh? 
Chim gõ kiến nổi mõ ; gà rừng gọi mọi người dậy đi hội ; công dẫn đầu đội múa ; khướu lĩnh xướng ; kì nhông diễn ảo thuật đổi màu da.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm bài thơ.
- Cả lớp trao đổi nhóm.
+ Các sự vật khác cùng tham gia vào ngày hội thế nào?
- Gv chốt lại: Tre, trúc thổi nhạc sáo ; khe suối gảy đàn ; cây rủ nhau thay áo khoác những màu tươi non ; nấm mang ô ; con nước chơi trò đu quay.
+ Hãy cho biết em thích hình ảnh nhân hóa nào nhất? Giải thích vì sao em thích hình ảnh đó?
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
- Gv mời một số Hs đọc lại toàn bài thơ bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng bài thơ.
- Hs thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ của bài thơ.
- Gv mời 4 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
Tổng kết – dặn dò.1’
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
Nhận xét bài cũ.
Thứ ngày tháng năm 2007
Luyện từ và câu 
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ Vì sao?”
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: 
- Củng cố về phép nhân hóa: nhận ra hiện tượng nhân hóa, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hóa.
- Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi “ Vì sao?”. 
Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT.
Thái độ: Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị: 	 * GV: Bảng lớp viết BT1. Bảng phụ viết BT2.Ba băng giấy viết 1 câu trong BT3.
 * HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.1’
Bài cũ: Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy.4’
- Gv gọi 2 Hs lên làm BT1 và BT2.
- Gv nhận xét bài của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề.1’
	4. Phát triển các hoạt động.28’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết làm bài đúng.
. Bài tập 1: 
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
 - Gv yêu cầu từng HS làm bài cá nhân. Sau đó trao đổi theo nhóm.
 + Tìm các sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ?
+ Các sự vật, con vật được tả bằng những từ nào?
+ cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay?
- Gv dán lên bảng lớp bốn tờ phiếu khổ to, chia lớp thành 4 nhóm, mời 4 nhóm lên bảng thi tiếp sức.
 - Gv nhận xét, chốt lại: 
+ Tên các sự vật, con vật: Lúa ; Tre ; Đàn cò ; Gió ; Mặt trời.
+ Các sự vật, con vật được gọi: chị, cậu, cô, bác.
+ Các sự vật, con vật được tả: phất phơ bím tóc ; bá vai nhau thì thầm đứng đọc ; áo trắng , khiêng nắng qua sông ; chăn mây trên đồng ; đạp xe qua ngọn núi.
+ Cách gọi và tả sự vật, con vật: Làm cho các sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu hơn.
*Hoạt động 2: Làm bài 2 , bài 3.
- Mục tiêu: Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi “ Vì sao?”.
. Bài tập 3: 
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- Gv mời 1 Hs lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại.
a)Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ quá vô lí.
b) Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
c) Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
. Bài tập 3: 
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc lại bài “ Hội vật”. Từng cặp trả lời lần lượt các câu hỏi:
- Gv yêu cầu Hs làm bài theo nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn được xem mặt , xem tài ông Cản Ngũ.
 Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì Quắm Đen thì lăn xả vào đánh rất hăng, còn ông cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ.
 Oâng Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt, thực ra là ông vờ bước hụt.
 Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh mắc mưu ông.
5/Tổng kết – dặn dò.1’
Về tập làm lại bài: 
Chuẩn bị : Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy.
Nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng năm 2007
Tập đọc
Hội đua voi ở Tây Nguyên
I/ Mục tiêu:
a)Kiến thức: Giúp học sinh hiểu nội dung bài: bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên ; qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội

File đính kèm:

  • doctieng viet tuan 25 DA SUA.doc
Giáo án liên quan