Giáo án lớp 2 - Tuần 25 đến tuần 28 môn Đạo đức

I. Mục tiêu.

-Ôn tập kiến thức đã học từ bài: Tôn trọng khách nước ngoài; đến bài Tôn trọng đám tang.

-Thực hành xử lí một số tình huống.

-Biết thể hiện hành vi tôn trọng khách nước ngoài và biết tôn trọng đám tang.

II. Tài liệu và phương tiện.

- Một số tình huống .

- Phiếu học tập .

- Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh, màu trắng.

III. Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu.

Khởi động: Học sinh hát tập thể .

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 25 đến tuần 28 môn Đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 25 : ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu.
-Ôân tập kiến thức đã học từ bài: Tôn trọng khách nước ngoài; đến bài Tôn trọng đám tang.
-Thực hành xử lí một số tình huống.
-Biết thể hiện hành vi tôn trọng khách nước ngoài và biết tôn trọng đám tang.
II. Tài liệu và phương tiện.
Một số tình huống .
Phiếu học tập .
Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh, màu trắng.
III. Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu. 	 
Khởi động: Học sinh hát tập thể .
1. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu tên các bài đã học từ đầu HKII
- Vài học sinh đọc.
2. Nội dung ôn tập:
Hoạt động1: Đánh giá hành vi
* Mục tiêu: Giúp HS biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài.
Giáo viên chia nhóm yêu cầu học sinh thảo luận nhận xét hành vi ứng xử với khách nước ngoài trong các trường hợp sau.
- Đại diện cho tổ đọc to các phiếu cho cả lớp cùng nghe
a. Bạn Vi lúng túng xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuỵện
- Tình huống a bạn Vi không nên ngại ngùng xấu hổ.
b. Các bạn nhỏ theo người khách nước ngoài mời mua đồ khi họ đã lắc đầu từ chối.
- Tình huống b: Các bạn không nên bám theo.
c. Bạn Kiên phiên dịch giúp người khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm
- Tình huống c: Cần giúp đỡ khách nước ngoài bằng những việc phù hợp
GV kết luận:
* Mục tiêu: Giúp HS trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang.
* Tiến hành:
+ GV nêu ý kiến:
a. Chỉ cần tôn trọng những đám tang của những người mình quen biết.
b. Tôn trọng đám tang là biểu hiện nếp sống văn hoá.
c. Cần thăm hỏi chia buồn cùng gia đình người có đám tang
- HS bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành bằng cách giơ tấm bìa xanh – đỏ.
* Nhận xét tiết học
3. Dặn dò: Chuẩn bị bài 12.
ĐẠO ĐỨC BÀI 12:
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (TIẾT1)
 I/ MỤC TIÊU
Giúp hs hiểu : Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
 II/ CHUẨN BỊ
Bảng phụ, phiếu bài tập
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Bài cũ: K.tra dụng cụ học tập.
Bài mới:
* Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 1: SẮM VAI XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
GV đưa ra tình huống: An và Hạnh đang chơi thì có bác đưa thư nhờ 2 bạn chuyển dùm cho bác Hải hàng xóm. Hạnh nói với An: “ A! đây là thư của anh Hùng dang học đại học ở HÀ NỘI gửi về. Thư đề chữ khẩn cấp. Hay là mình bóc ra xem có chuyện gì rồi báo cho bác ấy biết.
Nếu em là An em sẽ nói gì?
GV n/xét và kết luận: Với thư từ của người khác c/ta phải tôn trọng đảm bảo bí mật, giữ gìn không xem trộm.
HOẠT ĐỘNG 2: VIỆC LÀM ĐÓ ĐÚNG HAY SAI?
GV đưa ra tình huống và y/c hs thảo luận
1/ Thấy Bố đi công tác về, Hải liền lục ngay túi Bố để tìm xem có quà gì không.
2/ Sang nhà Lan chơi, Mai thấy có rất nhiều sách hay. Lan rất muốn đọc và hỏi Lan cho muợn.
 -GV n/xét và kết luận
HOẠT ĐỘNG 3: TRÒ CHƠI “ NÊN HAY KHÔNG NÊN”
GV đưa ra bảng liệt kê các hành vi để theo dõi hs. Y/C hs tiếp sức nhau gắn từ.
Gv theo dõi – n/xét.
Hs theo dõi- cho biết ý kiến
-HS trả lời
Hs thảo luận theo nhóm đôi
* Hs theo dõi
Hs thi đua nhau gắn
Củng cố dặn dò:
- Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
- Về sưu tầm một số tấm gương, mẫu chuyện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác.
ĐẠO ĐỨC 
BÀI 12 TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC TIẾT 2
 I/ MỤC TIÊU
Giúp hs hiểu : HS có kĩ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
HS có kĩ năng thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 II/ CHUẨN BỊ
Bảng phụ , phiếu bài tập
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: N/XÉT HÀNH VI
GV phát phiếu học tập y/c hs làm . Sau đó gv n/xét – chữa bài.
HOẠT ĐỘNG 2: EM XỬ LÍ NHƯ THẾ NÀO?
 -GV đưa ra 1 số tình huống y/c hs thảo luận cách xử lí tình huống đó. 
 -GV n/xét và kết luận: 
 Cần phải hỏi người khác và được sự đồng ý mới sử dụng đồ đạc của người khác.
HOẠT ĐỘNG 3: TRÒ CHƠI SẮM VAI
 -GV đưa ra tình huống y/c hs thảo luận để sắm vai.
 -GV theo dõi – sửa chữa – n/xét . 
 - gv dặn dò – kết thúc tiết học.
Hs làm bài cá nhân
Hs theo dõi
Hs thảo luận
Hs theo dõi
Hs thảo luận- hs lên sắm vai- các hs khác n/xét- bổ sung.
Hs theo dõi
Củng cố dặn dò:
- Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
- Về sưu tầm một số tấm gương, mẫu chuyện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác.
ĐẠO ĐỨC
BÀI13 : TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ( TIẾT 1 )
A) Mục tiêu :
	1. Học sinh hiểu :
Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
- Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
2.HS biết sử dụng tiết kiệm nước ; biết bảo vệ ngườn nước để không bị ô nhiễm.
3.HS có thái độ phản đối h. vi nước sử dụng lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
B. Đồ dùng dạy, học :
	- Các tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương.
	- Cacù tranh, ảnh trong vở bài tập trang 42, 43, 44.
C. Các hoạt động dạy, học :
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
+ Vì sao cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ? 
+ Nêu những biểu hiện tôn trọng thư từ, tài sản của người khác .
2. Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài : Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước – ghi tên bài lên bảng.
b) Bài mới :
Hoạt động 1 :
- Yêu cầu HS trong nhóm bàn cùng quan sát các hình ở bài tập 1 trang 42, 43 trong vở bài tập, thảo luận nêu tác dụng của nước.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết qủa thảo luận.
- GV nhận xét và kết luận :
 + Nước được sử dụng ở mọi nơi ( miền núi, miền biển hay đồng bằng ).
 + Nước được dùng để ăn, để sản xuất.
 + Nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống, sức khoẻ cho con người.
Hoạt động 2 :
- Chia lớp làm 5 nhóm, chỉ định cho mỗi nhóm quan sát , thảo luận nhận xét việc làm trong một bức tranh (của bài tập 2 trang 43, 44 vở bài tập ) là đúng hay sai ? Tại sao ? Nếu các em có mặt ở đó, các em sẽ làm gì ?
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
-GV nhận xét và kết luận :
 + Không nên tắm rửa trâu bò ngay cạnh giếng nước ăn vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
 + Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước.
 + Bỏ vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng là việc làm đúng vì đã giữ sạch đồng ruộng và nước không bị nhiễm độc.
 + Để nước chảy tràn bể là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch.
 + Không vứt rác là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
 + Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm.
Hoạt động 3 :
- Yêu cầu HS làm bài tập số 3 trang 44 vở bài tập.
- 1 HS.
- 3 HS.
- Nghe.
- HS trong nhóm bàn cùng quan sát các hình ở bài tập 1 trang 42, 43 trong vở bài tập, thảo luận nêu tác dụng của nước.
- Các nhóm báo cáo kết qủa thảo luận.
- Nghe.
-Mỗi nhóm quan sát , thảo luận nhận xét việc làm trong một bức tranh (của bài tập 2 trang 43, 44 vở bài tập ) là đúng hay sai ? Tại sao ? Nêu cách sử lí tình huống khi có mặt ở đó.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
- Nghe.
- HS làm bài tập số 3 trang 44 vở bài tập.
Bài tập :Nhận xét tình hình nước nơi em ở hiện nay bằng cách đánh dấu + vào ô 
a) Về lượng nước sinh hoạt :
 Thiếu	 Thừa Đủ dùng
b) Về chất lượng nước :
 Sạch 	Ô nhiễm	
c) Về cách sử dụng nước :
 Tiết kiệm	 Lãng phí
 Giữ gìn sạch sẽ Làm ô nhiễm nước
- Y. cầu một số HS nêu bài làm cuả mình trước lớp. 
- GV xem bài làm của HS để đánh giá chung nguồn nước ở địa phương.
3. Củng cố, dặn dò :
- Người ta sử dụng nước để làm gì ?
- GV cho HS xem một số hình ảnh tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở một số địa phương.
- Dặn HS : Tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm cách sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nước sinh hoạt ở gia đình và nhà trường.
- Một số HS nêu bài làm cuả mình trước lớp. 
- Nghe.
- Vài HS trả lời.
- Quan sát, nghe.
- Nghe.

File đính kèm:

  • docDAO DUC.doc
Giáo án liên quan