Giáo án lớp 2 - Tuần 23

I - MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Hiểu nghĩa các từ mới: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc

 - Hiểu nội dung bài: Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.

2. Kĩ năng:

 a. Rèn kĩ năng đọc:

 - Đọc trơn toàn bài. Đọc phân biệt giọng các nhân vật.

 - Ngắt nghỉ đúng dấu câu và câu dài.

 b. Kĩ năng sống : - Ra quyết định . -ứng phó với căng thẳng .

3. Thái độ: Giáo dục HS ham học hỏi.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Tranh, bảng phụ.

2. HS: SGK, bút chì.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc40 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, được một phần ba hình vuông.
- Tiến hành tương tự với hình tròn, hình tam giác đều để HS rút ra kết luận :
+ Có một hình tròn, chia ra làm ba phần bằng nhau, lấy đi một phần, được một phần ba hình tròn.
+ Có một hình tam giác, chia ra làm ba phần bằng nhau, lấy đi một phần, được một phần ba hình tam giác.
- Trong toán học để thể hiện một phần ba hình vuông, một phần ba hình tròn, một phần ba hình tam giác, người ta dùng số “một phần ba” viết là .
3) Luyện tập :
a, Bài 1 : Đã tô màu hình nào :
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc chữa bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Vì sao hình B không phải là hình đã tô màu hình ?
b, Bài 2 : Hình nào có số ô vuông được tô màu ?
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc chữa bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Vì sao hình D không phải là hình có số ô vuông đã tô màu ?
c, Bài 3 : Hình nào đã khoanh vào số con chim ? 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc chữa bài
- Nhận xét bài làm của bạn.
 4) Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
- 3 HS đọc bảng chia 3. 
- Theo dõi thao tác của GV và phân tích bài toán, sau đó nhắc lại : Còn lại một phần ba hình vuông.
- Theo dõi bài giảng của GV và đọc viết số .
- 1HS đọc đề bài
- HS làm bài.
- 1HS đọc chữa bài, lớp đổi vở chữa.
- 2HS trả lời
- 1HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài.
- 1HS đọc chữa bài, lớp đổi vở chữa. 
- Bài bạn làm đúng/ sai.
- 2HS trả lời
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- 1HS đọc chữa bài, lớp đổi vở chữa. 
- Bài bạn làm đúng/ sai.
Tiết 3 :Luyện từ và câu
 Bài: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về muông thú
Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
I- Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nắm được các từ về muông thú và đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào.
 2. Kĩ năng:
 - Mở rộng vốn từ về các loài thú.
 - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào ?
 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích học môn Tiếng việt.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh, bảng phụ.
HS: SGK, vở.
III- Các hoạt động - dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
A.KTBC:
- Gọi HS làm lại BT 2, 3 tiết LTVC tuần trước.
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài : Bài học hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ về các loài thú, Luyện tập cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào ?. Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1: Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp (hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, ngựa vằn, bò rừng, khỉ, vượn, tê giác, sóc, chồn, cáo, hươu):
+ Thú dữ, nguy hiểm : hổ ..................................
+ Thú không nguy hiểm : thỏ ............................
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Có mấy nhóm, các nhóm phân biệt với nhau nhờ đặc điểm gì ?
- Treo tranh minh hoạ và giới thiệu : Đây là các loài thú thường có ở Việt Nam. Các em hãy quan sát kĩ từng hình và ghi tên con vào đúng nhóm
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 2. 
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- GV chốt lại lời giải đúng: 
- Chỉ hình minh hoạ, yêu cầu HS gọi lại tên từng con thú.
* Bài tập 2: Dựa vào hiểu biết của em về các con vật, trả lời những câu hỏi sau:
+ Thỏ chạy nhanh như thế nào ?
+ Sóc chuyền từ cành này sang cành khác như thế nào ?
+ Gấu đi như thế nào ?
+ Voi kéo gỗ như thế nào ?
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp, sau đó mời một số cặp trình bày trước lớp
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Gọi HS đọc lại các sâu hỏi và hỏi : Các câu hỏi này có đặc điểm gì chung ?
+ Chốt : Để trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào người ta thường dùng các từ ngữ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật
* Bài tập 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây :
+ Trâu cày rất khoẻ. M : Trâu cày như thế nào?
+ Ngựa phi nhanh như bay.
+ Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ rãi.
+ Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười khành khạch.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS đọc chữa bài.
- GV nhận xét bổ sung, hoàn chỉnh từng câu hỏi.
c) Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động của học sinh
- 2HS làm bài.
- Ghi vở.
- Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp.
- Có 2 nhóm, một nhóm là thú dữ, nguy hiểm, nhóm kia là thú không nguy hiểm
- HS làm bài, 2 HS lên bảng làm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- 3HS đọc lại bài.
- Dựa vào hiểu biết của em về các con vật, trả lời những câu hỏi.
- Trả lời các câu hỏi về đặc điểm của các con vật
- HS thực hành hỏi đáp về các con vật
- HS làm bài.
- Nhiều HS đọc bài làm.
- Các câu hỏi này đều có cụm từ như thế nào.
- Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây.
- HS làm bài, một HS lên bảng làm.
- HS đọc chữa bài làm.
 Tiết3 : Chính tả ( Nghe viết)
Bài: ngày hội đua voi ở tây nguyên
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Làm đúng các bài tập l/n, ươt/ ươc.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh:
 - Nghe viết chính xác bài: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.
 - Qua bài chính tả hiểu cách trình 1 đoạn văn.
 - Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có l/ n, ươt/ ươc.
 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận cho học sinh.
II - Đồ dùng dạy học:
 1.GV: Bảng phụ.
 2.HS: Vở, bút.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
A.KTBC:
- Nhận xét bài viết Bác sĩ Sói, chữa lỗi HS sai nhiều.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài : 
 Trong giờ chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con nghe đọc và viết một đoạn trong bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên. 
2) Hướng dẫn nghe - viết :
a, Ghi nhớ nội dung đoạn viết :
- Treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào ?
- Tìm câu văn tả đàn voi vào hội ?
b, Hướng dẫn cách trình bày :
- Những chữ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao ? 
c, Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d, Đọc - viết :
- Đọc thong thả từng cụm từ (từ 2 đến 3 chữ). Mỗi cụm từ đọc 3 lần. 
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
e, Soát lỗi :
- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.
g, Chấm bài :
- Thu và chấm 10 - 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
Bài tập 1 : Điền vào chỗ trống l hoặc n 
 ...ăm gian lều cỏ thấp ...è tè
 Ngõ tối đêm sâu đóm lập ...oè
 ...ưng giậu phất phơ màu khói nhạt
 ...àn ao sóng sánh bóng trăng ...oe.
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
 Bài tập 2 : Tìm những tiếng có nghĩa để điền vào chỗ trống
Âm đầu
b
 r
 l
m
th
tr 
Vần
ươc
ươt
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
c) Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Quả tim khỉ. 
Hoạt động của học sinh
- 2HS lên bảng viết các từ sai, lớp viết vào bảng con
- Ghi vở
- Đọc thầm theo GV.
- 2 đến 3 HS đọc bài.
- Mùa xuân.
- Hàng trăm con voi nục nịch kéo đến.
- Tây Nguyên, Ê- đê, Mơ - nông vì đó là tên riêng chỉ vùng đất, dân tộc
- Viết các từ : Tây Nguyên, nườm nượp, nục nịch.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
- 2HS đọc đề bài.
- HS làm bài, 1HS lên bảng làm bài. 
- Đọc yêu cầu của đề bài.
- Cả lớp làm bài, 4,5 HS đọc chữa bài.
- HS nghe.
Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013
Tiết 1:Toán 
Bài: luyện tập (tiết 110)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm chắc bảng chia 3 và một phần ba.
2. Kĩ năng: 
 - Học thuộc bảng chia 3 và rèn kĩ năng vận dụng bảng chia 3.
 - Nhận biết 
3. Thái độ: Giáo dục HS say mê tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng phụ
2. HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
A.KTBC: 
- GV vẽ trước lên bảng một số hình học và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu một phần ba. 
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập thực hành về các kiến thức trong bảng chia 3. Ghi đầu bài.
2) Luyện tập :
 Bài 1 : Tính nhẩm
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Nhận xét bài làm của bạn. 
 Bài 2: Tính nhẩm
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
 Bài 3 : Tính (theo mẫu) : 
Mẫu: 8 cm : 2 = 4 cm 
 9kg : 3 =
15cm : 3 = 21l : 3 = 
14cm : 2 = 10dm : 2 = 
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nêu cách tính 15cm : 3 ; 9kg : 3
 Bài 4 : Có 15kg gạo chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi có mấy kilôgam gạo ?
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài .
- Nhận xét bài làm của bạn.
c) Củng cố, dặn dò :
- Gọi HS đọc lại bảng chia 3.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tìm một thừa số của phép nhân.
Hoạt động của học sinh
- 2 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra bài cũ 
- Ghi vở.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài, 2 HS đọc chữa bài.
- Bài bạn làm đúng/ sai.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài, 1HS lên bảng làm 
- Bài bạn làm đúng / sai.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài, 1HS lên bảng làm 
- Bài bạn làm đúng / sai.
- 2HS ttrả lời
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài, 1HS lên bảng làm.
 Tóm tắt :
 3 túi : 15 kg
 1 túi : …kg ?
 Giải
 Mỗi túi có số ki lô gam gạo là :
 15 : 3 = 5 ( kg ) 
 Đáp số :5 kg 
- Bài bạn làm đúng / sai.
- 2HS đọc.
 Tiết 4 :Tập viết
 Bài: T – Thẳng như ruột ngựa
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết viết đúng, viết đẹp chữ hoa T theo cỡ vừa và nhỏ. Biết cách nối nét từ chữ hoa T sang chữ cái liền sau chữ h
 - Viết đúng, đẹp, sạch cụm từ ứng dụng “Thẳng như ruột ngựa” theo cỡ chữ nhỏ.
 2. Kĩ năng: HS viết đúng kiểu chữ đều nét và nối chữ đúng quy định, cách đúng khoảng cách giữa các chữ 
 3. Thái độ: GD HS ý thức luyện viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: Bảng phụ ghi nội dung bài viết. Chữ mẫu. Bài mẫu. 
 2. HS : Vở tập viết	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC: Chữ hoa S
- Gọi 2 HS lên bảng viết chữ:
S – Sáo
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
B. Bài m

File đính kèm:

  • docTuan23.doc
Giáo án liên quan