Giáo án lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 24 môn Thủ công

I- Mục tiêu:

- Học sinh biết cách đan nong mốt

- Đan được nong mốt đúng qui trình kỹ thuật

- Yêu thích sản phẩm đan nan

II- Chuẩn bị:

- Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa, hoặc giấy thủ công dày có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được các nan dọc, nan ngang khác màu nhau.

- Tranh qui trình đan nong mốt

- Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.

- Bìa màu hoặc giấy thủ công, bút chì, thước,kéo, hồ dán.

III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc13 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 24 môn Thủ công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nối liền các nan dọc.
- Học sinh quan sát giáo viên thực hiện đang các nan ngang.
+ Đan nan ngang thứ 2: nhấc nan dọc 1,3,5,7,9 và luồn nan ngang thứ 2 vào, dồn nan thứ hai sát vào nan thứ nhất cho khít lại.
+ Đan nan ngang thứ 3 giống nan thứ nhất
+ Đan ngang thứ 4 giống như đan nan ngang thứ 2.
Cứ đan như vậy cho đến nan thứ 7.
Học sinh quan sát và thực hiện dán nẹp xung quanh tấm đan
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan:
Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan nẹp, lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ chắc các đầu nan, để tấm đan không bị tuột (như H1).
Chú ý: dán cho thẳng và sát mép với tấm đan để cho tấm đan đẹp, vuông vức, cân đối 
- Học sinh quan sát việc thực hiện theo thao tác mẫu của giáo viên dán nẹp xung quanh tấm đan
5 phút
Củng cố: học sinh nhắc lại cách đan nong mốt và nêu nhận xét.
- Giáo viên gọi 1 học sinh nhắc lại cách nan dọc nan ngang và nan nẹp
- học sinh nêu cách kẻ cắt các nan dọc nan ngang, nẹp
- Gọi 1 học sinh nhắc lại cách đan nong mốt nan thứ nhất, 2,3,4..
- 1hs nêu cách đan nan ngang thứ nhất, 2,3,4.. 
- Cho học sinh khác nhận xét, bổ sung, tuyên dương
- Học sinh khác nhận xét bổ sung
IV- Nhận xét, dặn dò: 2 phút 
Giáo viên nhận xét việc chuẩn bị của học sinh, đầy đủ dụng cụ môn học, nghiêm túc nghe giảng, quan sát kỷ và nhớ được các thao tác kẻ, cắt nan và đan nong mốt đúng qui trình kỹ thuật.
Chuẩn bị tiết sau mang giấy bìa, thước, chì, kéo, hồ, dán để thực hành “ đan nong mốt”
_____________________________________________
THỦ CÔNG 
ĐAN NONG MỐT (Tiết 2)
I- Mục tiêu: 
Học sinh biết cách đan nong mốt
Đan được nong mốt đúng qui trình kỹ thuật 
Yêu thích sản phẩm đan nan
II- Chuẩn bị:
Tranh qui trình đan nong mốt
Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.
Bìa màu hoặc giấy thủ công, bút chì, thước,kéo, hồ dán.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung cơ bản
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1 phút
- Ổn định tổ chức lớp
- Giáo viên yêu cầu hát tập thể
- Học sinh cả lớp hát tập thể
2 phút
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh 
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh 
- Học sinh để dụng cụ lên bàn cho giáo viên kiểm tra
10 phút
HĐ1: Học sinh nhắc lại qui trình kẻ, cắt đan nong mốt chín nẹp
- Giáo viên giới thiệu thực hành và treo tranh qui trình.
- học sinh nhớ và nhắc lại các thao tác kẻ, cắt, dán nong mốt đúng qui trình kỹ thuật.
Bước 1: em kẻ và cắt các nan đan thế nào? 
E1: Cắt nan dọc, cắt hình vuông có cạnh 9 ô, sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy bìa đến hết ô thứ 8 
- Còn các nan ngang và nan dẹp cắt ra sao? Màu sẵc thế nào?
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan làm nẹp xung quanh có kích thước dài 9 ô và rộng 1ô.
- Màu nan ngang khác màu nan dọc, khác màu nan nẹp.
Bước 2: Em nêu cách thực hiện đan nong mốt một cách trình tự? 
E2: cách đan là 1 nhấc 1 nan, đè 1 nan và lệch nhau 1 nan dọc
- Đan nan thứ nhất?
- Nhấc nan dọc 2,4,6,8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào, dồn khít nan ngang vào đường nối liền các nan dọc.
- Em đan nan ngang thứ hai như thế nào?
- Em nhấc nan dọc 1,3,5,7,9 lên, luồn nan ngang thứ hai vào, dồn cho khít với nan ngang thứ nhất.
- Còn nan thứ 3 và nan thứ 4 em đan ra sao?
- Nan thứ 3 đan tương đương như nan thứ nhất
- Nan ngang thứ tư đan tương tự như nan thứ hai.
Sau khi đan mỗi nan ta cần lưu ý điều gì?
- Phải dồn các nan cho khít lại với nhau rồi mới đan tiếp nan khác 
Bước 3: Em hãy nêu cách dán nẹp xung quanh tấm đan
E3: Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan, lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để che đầu nan và để tấm đan không bị tuột ra.
20phút
HĐ2: học sinh thực hành kẻ, cắt đan nong mốt
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, các nan rồi đan nong mốt đúng theo qui trình kỹ thuật.
- Học sinh thực hành, kẻ, cắt các nan dọc, nan ngang, nan nẹp đúng các qui trình rồi thực hành đan nong mốt, dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Giáo viên quan sát uốn nắn, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
Học sinh trưng bày, trang trí sản phẩm và đánh giá sản phẩm 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày sản phẩm.
- Hoàn thành: A
- Hoàn thành trang trí đẹp, có sáng tạo; A+ 
- Chưa hoàn thành: B
Giáo viên chọn sản phẩm đẹp lưu giữ tại lớp và tuyên dương.
Học sinh trang trí, trưng bày và tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
Nhận xét, dặn dò:2 phút: 
Nhận xét tiết học, tuyên dương sự chuẩn bị bài chu đáo đầy đủ dụng cụ môn học của học sinh. Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Chú ý quan sát và thực hành đúng qui trình các bước kẻ, cắt, đan nong mốt.
Dặn dò tiết sau tiếp tục mang giấy bìa màu, thứớc chì, kéo, hồ dán để học bài: “Đan nong đôi"
THỦ CÔNG 
Bài 14: 	ĐAN NONG ĐÔI (Tiết 1)
I- Mục tiêu: 
Học sinh biết cách đan nong đôi
Đan được nong đôi đúng qui trình kỹ thuật 
Học sinh biết trình bày sản phẩm
II- Chuẩn bị:
Giáo viên: Mẫu tấm đan nong đôi có nan dọc và nan ngang khác màu nhau, có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát.
Tấm đan nong mốt của bài trước để so sánh.
Trang qui trình và sơ đồ đan nong đôi 
Các nan đan mẫu có 3 màu khác nhau
Học sinh: bìa màu, bút chì, thước, kéo, hồ dán.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung cơ bản
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1 phút
- Ổn định tổ chức lớp
- Giáo viên yêu cầu hát tập thể
- Học sinh cả lớp hát tập thể
2 phút
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh 
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh 
- Học sinh để dụng cụ lên bàn cho giáo viên kiểm tra
5 phút
HĐ1: Học sinh quan sát tấm đan mẫu rời nêu nhận xét.
- Kiểm tra bài cũ: gọi học sinh nêu qui tắc đan nong mốt.
- 2 học sinh nêu nguyên tắc đan nong mốt: nhấc 1 nan đè 1 nan.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu tấm đan rồi nêu câu hỏi định hướng để học sinh nhận xét.
- Học sinh quan sát tấm đan rồi nêu nhận xét về tấm đan.
- Cho học sinh quan sát tấm đan nong đôi (H1)
Tấm đan hình vuông rộng 9 ô
- Các nan thế nào? Kích thước ra sao?
- nan dọc và nan ngang 
- So sánh tấm đan nong đôi và tấm đan nong mốt hôm trước em đã nhận xét gì? Có gì giống và khác nhau?
- khác màu nhau
- Tấm đan nong đôi và tấm đan nong mốt đều có kích thước bằng nhau, các nan dọc và nan ngang đều rộng 1ô và dài 9 ô.
- Nhưng cách đan khác nhau
- Người ta thường ứng dụng đan nong đôi vào việc gì trong thực tế
- Người ta thường ứng dụng đan nong đôi trong việc làm đồ gia đình, đan nón lá dừa, làm rổ, rá, thúng mủng bằng mây, tre nứa…
20 phút
HĐ2: Giáo viên hướng dẫn, học sinh quan sát việc thực hiện kẻ, cắt các nan đan nong đôi
- Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Bước 1: kẻ, cắt các nan đan.
- Cắt nan dọc: cắt giống đan nong mốt ở tiết trước (H2)
- Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu việc thực hiện kẻ, cắt các nan đan dọc
- Chúng ta phải cắt mấy nan ngang? Mấy nan nẹp?
- Phải cắt 7 nan ngang và 4 nan nẹp
Các nan này dài rộng thế nào?
Dài 9 ô và rộng 1 ô
Lưu ý: Các nan ngang phải khác màu với nan dọc và nan nẹp dán chung quanh (H3) 
Học sinh quan sát cách đan nong đôi
Bước 2: Đan nong đôi 
Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan đè 2 nan và lệch nhau 1nan dọc (cùng chiều) giữa hai hàng nan ngang liền kề. VD: (H4)
- Giáo viên làm mẫu: Đan nan ngang thứ nhất: cũng đặt các nan dọc giống như đan nong mốt nhấc các nan dọc 2,3,6,7 và luồn nan ngang khít vào đường nối liền các nan dọc
- Đan nan thứ hai: nhấc các nan 3,4,7,8 và luồn nan ngang khít vào nan thứ nhất
- Đan nan thứ 4: ngược với hàng thứ hai: nhấc nan dọc 1,2,5,6,9 để luồn nan ngang thứ tư thật khít với nan thứ ba.
- Đan nan ngang thứ năm: giống nan thứ mấy đã đan? Ai xung phong lên đan nan?
- Giống nan thứ nhất 1 học sinh lên đan nan thứ 5 
- Đan nan ngang thứ sáu: giống nan ngang thứ mấy? Em nào lên đan?
- 1 Học sinh khác lên đan nan thứ 6
- Đan nan thứ 7 giống nan thứ ba
- học sinh lên đan nan thứ 7
* Chú ý: sau mỗi nan đan xong phải dồn cho khít lại với nhau rồi mới đan tiếp nan khác.
Học sinh quan sát cách dán nẹp xung quanh tấm đan.
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- học sinh quan sát thực hiện dán nẹp xung quanh tấm đan
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan nẹp rồi dán theo 4 cạnh của tấm đan.
5 phút
Học sinh thực hành kẻ, cắt, đan các nan
- Giáo viên cho học sinh cả lớp thực hành kẻ, cắt, đan các nan thành tấm đan nong đôi
- học sinh thực hành cá nhân kẻ, cắt, nan avf tập đan nong đôi
2 phút: IV- Nhận xét, dặn dò
Nhận xét về sự chuẩn bị bài của học sinh, đầy đủ dụng cụ môn học. Trật tự nghiêm túc quan sát và thực hành kẻ, cắt các nan và đan nong đôi đúng qui trình kỹ thuật.
Chuẩn bị tiết sau: mang đầy đủ giấy bìa màu dụng cụ môn học để tiếp tục thực hành kẻ, cắt nan và đan hoàn thành sản phẩm tấm đan nong đôi
THỦ CÔNG 
Bài 14: 	ĐAN NONG ĐÔI (Tiết 2)
I- Mục tiêu: 
Đan được nong đôi đúng qui trình kỹ thuật 
Học sinh biết trình bày sản phẩm
II- Chuẩn bị:
Giáo viên: Mẫu tấm đan nong đôi có nan dọc và nan nga

File đính kèm:

  • docT. CONG.doc
Giáo án liên quan