Giáo án lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 24 môn Tập đọc

I) Mục đích yêu cầu:

TẬP ĐỌC

* Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc đúng các từ ngữ: nặn, đốn củi, vỏ trứng, triều đình, mỉm cười, nhàn rỗi .

* Hiểu nghĩa các từ ngữ: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự.

_ Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học giỏi, giàu trí sáng tạo, chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của Trung Quốc, dạy lại cho dân ta.

KỂ CHUYỆN

* Rèn kĩ năng nói, biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

* Rèn kỹ năng nghe.

II) Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

_ Tranh minh họa truyện trong SGK.

III) Các hoạt động dạy - học:

 

doc26 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 24 môn Tập đọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong Ê - đi - xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo, mà lại êm.
+ Vì xe ngựa xóc, đi xe ấy cụ bị ốm.
+ Chế tạo 1 chiếc xe chạy bằng dòng điện.
+ Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến mọi người và sự lao động sáng tạo của bác học để thực hiện lời hứa.
+ HS phát biểu.
_ HS nghe cô hướng dẫn cách đọc đoạn 3.
_ 2 HS thi đọc đoạn 3.
_ 3 HS thi đọc theo vai: người dẫn chuyện Ê - đi - xơn và bà cụ.
_ HS nghe nhiệm vụ kể chuyện.
_ HS phân vai kể chuyện trong nhóm 3.
_ 3 HS lên dựng lại câu chuyện theo vai trước lớp.
_ HS nhận xét, bình chọn.
IV. Củng cố - dặn dò:
_ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? (HS trả lời).
GV: Ê - đi - xơn là nhà bác học vĩ đại, sáng chế của ông góp phần cải tạo thế giới, đem lại những điều tốt đẹp cho con người.
_ Về chuẩn bị bài tiết sau: tập đọc: “Cái cầu”.
_ Nhận xét tiết học.
…………………………………………………………………
TẬP ĐỌC
CÁI CẦU
I) Mục đích yêu cầu:
* Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc đúng các từ ngữ: xe lủa, bắc cầu, đải đỗ, Hàm Rồng. Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng và giữa các khổ thơ.
* Rèn kĩ năng đọc - hiểu từ ngữ: chum, ngòi, sông mã.
_ Hiểu nội dung bài: bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha, nên thấy chiếc cầu do cha làm ra đẹp nhất, đáng yêu nhất.
* Học thuộc lòng bài thơ.
II) Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
_ Tranh ảnh minh họa bài đọc trong SGK.
III) Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Ổn định tổ chức:
B- Kiểm tra bài cũ: 
_ Mời 2 em lên kể mỗi em 2 đoạn truyện: Nhà bác học và bà cụ. GV nêu câu hỏi về nội dung bài.
_ GV nhận xét, cho điểm HS.
C- Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc diễn cảm toàn bài thơ:
_ Giọng tình cảm nhẹ nhàng, thiết tha. Nhấn giọng các từ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với chiếc cầu: yêu sao yêu ghê, yêu hơn cả, các cầu của cha.
b. GV Hướng dẫn HS luyện đọc:
* Luyện đọc từng dòng thơ: yêu cầu HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ.
_ GV theo dõi sữa lỗi phát âm cho HS.
* Luyện đọc từng khổ thơ.
_ Mời 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ trước lớp.
_ GV nhắc các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng các từ ngữ như cô đã đọc mẫu lần 1.
_ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ ngữ: chum, ngòi, sông Mã.
_ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trong nhóm 4.
_ Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
	+ Các em đọc thầm bài thơ tìm hiểu xem: người cha trong bài thơ làm nghề gì?
	+ Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào? Được bắc qua con sông gì?
GV: Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã trên đường vào Thành phố Thanh Hóa.
_ Mời 4 HS đọc khổ thơ 2, 3, 4 đọc thầm.
	+ Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghỉ đến những gì?
	+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao?
	+ Hãy tìm và đọc câu thơ em thích nhất và giải thích vì sao em thích câu thơ đó?
	+ Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào?
4. Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ:
_ GV đọc bài thơ.
_ Mời 2 HS thi đọc lại diễn cảm cả bài.
_ Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
_ Mời mỗi tốp 4 HS nối tiếp đọc 4 khổ thơ.
_ Mời 2 - 3 HS thi đọc học thuộc lòng cả bài.
_ Yêu cầu HS nhận xét, bình chọn.
_ 2 HS lên kể mỗi em 2 đoạn về: nhà bác học và bà cụ. HS trả lời.
_ HS nghe giới thiệu.
_ HS mở SGK đọc thầm theo.
_ HS nối tiếp đọc mỗi em 2 dòng thơ (2 lượt)
_ 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ trước lớp.
_ HS đọc chú giải SGK.
_ HS đọc từng khổ thơ trong nhóm 4.
_ HS đọc đồng thanh toàn bài.
+ HS đọc thầm trả lời.
Làm nghề xây dựng cầu (làm công nhân, kĩ sư xây dựng).
+ Cầu Hàm Rồng, bắc qua sông Mã.
_ HS đọc thầm khổ thơ 2, 3, 4.
+ Sợi tơ nhỏ như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. 
Ngọn gió giúp sáo sang sông.
Chiếc cầu giúp kiến qua ngòi.
Cầu tre sang nhà bà ngoại.
+ …… chiếc cầu trong tấm ảnh, cầu Hàm Rồng, vì đó là chiếc cầu do cha làm.
+ HS đọc và trả lời tùy ý thích của mình.
+ Bạn yêu cha, tự hào về cha bạn yêu cái cầu do cha làm ra.
_ 2 HS thi đọc diễn cảm bài thơ.
_ Mỗi tốp 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ.
_ 3 HS đọc thuộc lòng cả bài.
IV. Củng cố - dặn dò:
_ Yêu cầu HS về tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
_ Chuẩn bị bài tập đọc tiết sau: “Nhà ảo thuật”.
…………………………………………………………………..
TUẦN 23:
Thöù 2 ngaøy25 thaùng 2 naêm 2008
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
NHÀ ẢO THUẬT 
I) Mục đích yêu cầu: 
TẬP ĐỌC
* Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc đúng các từ: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, rạp xiếc…
_ Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4.
* Rèn kĩ năng đọc - hiểu các từ ngữ: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.
_ Hiểu nội dung chuyện: khen ngợi 2 chị em Xô -phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba nhân hậu rất yêu quí trẻ em.
KỂ CHUYỆN
* Rèn kĩ năng nói: dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, HS biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện: nhà ảo thuật theo lời Xô - phi (hoặc Mác).
* Rèn kĩ năng nghe.
II) Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
_ Tranh minh họa truyện trong SGK (phóng to).
III) Các hoạt động dạy - học: 
	Tiết 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Ổn định tổ chức:
B- Kiểm tra bài cũ: 
_ Mời 2 HS đọc bài Cái cầu.
GV hỏi:
	+ Qua bài tập đọc, em hãy cho biết Bạn nhỏ yêu nhất cái cầu nào?
_ GV nhận xét, cho điểm HS.
C- Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc diễn cảm toàn bài:
_ Giọng bình thản, lời chú Lí thân mật. Đoạn 4 đọc nhanh hơn, vẻ ngạc nhiên, bất ngờ.
GV giải thích từ ảo thuật.
b. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
* Luyện đọc từng câu.
GV giúp HS tập phát âm:Xô-phi,lỉnh kỉnh.
GV nhắc lại cách phát âm tên người nước ngoài.
_ Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu (2 lượt).
_ GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.
* Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ:
_ Mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
+Đoạn 1:Ngắt câu:
Nhưng/hai chị em không dám xin tiền mua vé/vì bố đang nằm viện,/các em biết mẹ đang rất cần tiền.//
+Đoạn 2:Ngắt câu:
Nhưng chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn/không được làm phiền người khác.//
Giúp HS tìm hiểu nghĩa từ tình cờ.
+Đoạn 3:
Đọc lời của chú Lý với giọng thế nào?
+Đoạn 4:
GV giúp HS tìm hiểu nghĩa từ :chứng kiến,thán phục,đại tài.
_ Yêu cầu đặt câu với mỗi từ trên.
* Cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm đọc cho nhau nghe, sửa lỗi cho bạn.
_ Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh bài văn.
	Tiết 2
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
* Các em đọc thầm đoạn 1. GV hỏi:
	+ Vì sao chị em Xô - phi không đi xem ảo thuật?
_ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2. GV hỏi:
	+ 2 chị em Xô - phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
GV giúp HS tìm hiểu nghĩa từ :lỉnh kỉnh:có nhiều thứ lộn xộn,không được sắp xếp gọn gàng
	+ Vì sao 2 chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp xiếc?
* Mời 1 HS đọc to đoạn 3 + 4. GV hỏi:
	+ Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô - phi và Mác?
	+ Những chuyện gì xảy ra khi mọi người uống trà?
	GV treo tranh minh hoạ.
 + Theo em chị em Xô - phi đã được xem ảo thuật chưa?
GV: nhà ảo thuật Trung Quốc đã tìm đến nhà 2 bạn nhỏ để biểu diễn để tỏ lòng cảm ơn đối với 2 bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của 2 bạn đã được đền đáp.
4. Luyện đọc lại: 
_ GV treo bảng phụ đọc.
_ Mời 3 HS nối tiếp nhau thi đọc đoạn 4.
_ GV hướng dẫn HS đọc đúng các câu, nghỉ hơi và nhấn giọng các từ: bất ngờ, hai cái, bắn ra,nóng mềm, chú thỏ trắng.
_ GV nhận xét, tuyên dương.
KỂ CHUYỆN
1.Xác định Y/C
Y/C HS đọc phần Y/C của phần kể chuyện.
_bài Y/C em kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật nào?
_Khi kể chuyện em cần xưng hô thế nào?
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh:
_ Cho HS quan sát tranh, nhớ nội dung.
_ Em hãy nêu nội dung:
	Tranh 1?
	Tranh 2?
	Tranh 3?
	Tranh 4?
GV nhắc HS: khi nhập vai để kể, thì phải tưởng tượng chính mình là Xô - phi (hoặc Mác), phải xưng hô tôi hoặc em.
* Mời 1 HS kể mẫu đoạn 1 (vai Xô - phi hay Mác)
	theo tranh 1: (lời Xô - phi)
	hoặc tranh 2: (lời Mác).
*GV Y/C hS kể chuyện theo nhóm.
_ Gọi 4 HS tiếp nối nhau thi để kể từng đoạn của câu chuyện.
_ Mời 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
_ Yêu cầu HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
_ 2 HS đọc nối tiếp bài. Cái cầu
+ HS trả lời.
_ HS nghe giới thiệu.
_ HS mở SGK đọc thầm theo.
_HS tập phát âm.
_ HS đọc nối tiếp câu (2 lượt).
_ 4 HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
_ HS đọc chú giải SGK.
_ HS đặt câu.
_…hồ hởi
_HS đọc chú giải,tập đặt câu.
_ 4 HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
_ HS cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
_ HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
+ Vì bố nằm viện, mẹ cần tiền chữa bệnh cho bố.
_ HS đọc thầm đoạn 2.
+ Gặp chú Lí ở ga, giúp chú mang những đồ đạclỉnh kỉmh đến rạp xiếc.
+ 2 chị em nhớ lời mẹ dặn, không làm phiền người khác.
_ 1 HS đọc to đoạn 3 + 4.
+ Chú muốn cảùm ơn 2 bạn đã giúp đỡ chú.
+ …… 1 cái bánh bổng biến thành 2 dải băng…… bắn ra, chú thỏ……
+HS quan sát tranh minh hoạ.
+ …… đã được xem ngay tại nhà.
_ HS lắng nghe.
_ 3 HS thi đọc đoạn 4.
_ Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện. Hãy kể lại theo lời của Xô - phi (hoặc Mác
_…Xô-phi hoặc Mác.
_…tôi,tớ,mình.
_ HS quan sát tranh nêu nội dung của từng tranh.
+ 2 chị em Xô phi xem quảng cáo……
+ 2 chị em giúp nhà ảo thuật……
+ Nhà ảo thuật tìm đến nhà để cảm ơn……
+ Chuyện bất ngờ xảy ra khi mọi người uống trà.
_ 1 HS kể mẫu đoạn 1.
_HS kể chuyện theo nhóm 4.
_ 4 HS nối tiếp kể chuyện.
_ 1 HS kể toàn chuyện.
_ HS khác nhận xét, bình chọn.
IV. Củng cố - dặn dò:
_ Các em đọc được điều tốt gì ở Xô - phi và Mác? (yêu thương cha mẹ ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp đỡ mọi người).
_ Về chuẩn bị bài tiết sau: tập đọc: “Chương trình xiếc đặc sắc”.
_ Nhận xét tiết học.
TẬP ĐỌC
CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC
I) Mục đích yêu cầu:
* Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Chú ý các từ ngữ: xiếc, đặc sắc, tiết mục, vui nhộn, thú vị, thoáng mát, phục vụ .
_ Đọc chính xác các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại.
* Rèn kĩ năng đọc - hiểu nội dung tờ quảng cáo trong bài.
_ Bước đầu có những hiểu biết về đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của 1 tờ quảng cáo.
II) Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
_ Tranh minh họa tờ quảng cáo SGK.
_ Một số tờ quảng cáo đẹp, dễ hiểu, hợp với trẻ.
III) Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy

File đính kèm:

  • docT DOC.doc
Giáo án liên quan