Giáo án lớp 2 - Tuần 15

I. Mục tiêu: Học sinh cần đạt:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc và phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩa của 2 nhân vật (người em và người anh).

- Học sinh yếu đọc đúng các tiếng khó: nghĩ, vất vả, ngạc nhiên.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Nắm được nghĩa các từ mới: kì lạ.

- Hiểu nghĩa các từ đã chú giải.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi tình anh em- anh em yêu thương nhau, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.

* Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc34 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài thể dục phát triển chung : 2 lần/ 8 nhịp
B. Phần cơ bản: 20’
- Trò chơi: “Vòng tròn”.
- Đi đều
- Nêu tên trò chơi, luật chơi cán sự, giáo viên điều khiển.
- Thực hiện trò chơi vài lần
- Cả lớp thực hiện 2 lần
C. Phần kết thúc 10’
- Cúi người thả lỏng. 
- Nhảy thả lỏng
- Rung đùi: 2 lần
- Hệ thống bài học.
- 5 lần
- 5 lần
- “Đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đặt lên đùi rung bắp đùi sang 2 bên”
-Nhận xét, dặn dò.
Thứ 4 ngày 02 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: Tập đọc
	Bài :	BÉ HOA
I. Mục đích: Học sinh cần đạt:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc bài với giọng tình cảm nhẹ nhàng.
- Học sinh yếu đọc đúng: đen láy, nắn nót, đưa võng.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu các từ ngữ trong bài: nắn nót, đen láy.
- Hiểu nội dung bài : Bé Hoa rất thương yêu em biết chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ. 
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. 
Bảng phụ ghi sẵn các câu cần luyện đọc.
III. Lên lớp:
Kiểm tra bài cũ : 	 (5’)
3 HS đọc lại bài Hai anh em. Trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 Bài mới :	(34’)	
* Giáo viên
* Học sinh
1. Giới thiệu bài :– Ghi đề.
2. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài : Giọng tình cảm nhẹ nhàng.
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu : 
Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: lớn lên, đỏ hồng.
- Học sinh yếu đọc: đen láy, nắn nót, đưa võng.
- Cho quan sát tranh SGK
b.Đọc từng đoạn trước lớp :
* GV chia bài văn làm 3 đoạn : 
- Đoạn 1: từ bây giờ … ru em ngủ.
 - Đoạn 2: đêm nay … từng nét chữ
 - Đoạn 3: bố ạ … bố nhéõ
- GV treo bảng phụ ghi sẵn một số câu văn cần ngắt nhịp và nhấn giọng. Hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV kết hợp rút từ ngữ mới giải nghĩa và ghi bảng: đen láy, nắn nót.
- Gọi 1 em đọc từ chú giải ở SGK
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
d. Thi đọc giữa các nhóm.
3. Tìm hiểu nội dung bài:
Cho học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi:
* Câu 1:
Em biết những gì về gia đình Hoa?
* Câu 2:
Em Nụ đáng yêu như thế nào?
* Câu 3:
Hoa đã làm gì giúp đỡ mẹ?
* Câu 4:
Trong thư gửi bố Hoa viết những gì? Nêu mong muốn gì?
* Nội dung bài muốn nói lên điều gì?
4. Luyện đọc lại.
Gọi lần lượt một số em luyện đọc lại
5. Củng cố dặn dò: (5’)
 - Gọi 1 em đọc toàn bài- nhắc lại nội dung bài.
 * Em đã làm gì giúp đỡ bố mẹ em kể cho cả lớp cùng nghe.
- Nhận xét tiết học :
- HS nhắc lại đề bài.
- HS theo dõi.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu
- Cả lớp quan sát
- Đọc nối tiếp từng đoạn.
- Bố ạ!// Em Nụ ở nhà/ ngoan lắm....Con hết cả bài hát ru em rồi//.
+ Đen láy: Đen và sáng long lanh
+ Nắn nót: Viết cẩn thận
- Chú ý giúp đỡ các bạn đọc yếu.
- Đại diện nhóm thi đọc.
- Gia đình Hoa có bố, mẹ, Hoa,em Nụ mới sinh.
- Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn, đen láy.
- Hoa ru em ngu,û trông em.
- Hoa kể về em Nụ, chuyện Hoa hết bài hát ru em. Hoa mong muốn khi bố về dạy thêm bài hát
- Hoa rất yêu thương bố mẹ và em Nụ, luôn luôn trông em giúp đỡ mẹ.
- HS yêú đọc đoạn 2.
- Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em giúp bố mẹ. 
Tiết 1: Luyện từ và câu
Bài :	TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?
I. Mục tiêu:Học sinh cần đạt:
Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.
Rèn kiõ năng đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?
II. Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : 	- Tranh minh hoạ nội dung bài tập 1.
- Phiếu bài tập viết nội dung bài tập 3.
III. Lên lớp :
Kiểm tra bài cũ : (5’)
2 em lên bảng, đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì. 
2 em tìm từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài mới :	(34’)	
* Giáo viên
* Học sinh
1. Giới thiệu bài – Ghi đề
2. Hướng dẫn làm bài tập.
a. Bài tập 1 : ( Miệng ).
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV theo dõi, nhận xét – Ghi bảng
b. Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài
c. Bài tập 3 : Viết.
- GV gọi một HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở
- Chấm chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: (1’)
 - Thi đặt câu theo mẫu: Ai làm gì?
- Nhân xét tiết học. 
 - Về nhà luyện tập đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?.
- HS nhắc lại đề bài
- Quan sát tranh SGK và trả lời câu hỏi:
- Em bé rất xinh.
- Con voi rất khỏe.
- Những quyển vở rất xinh đẹp.
- Những quyển vở này rất nhiều màu.
- Những cây cau rất thẳng.
- HS đọc yêu cầu : Tìm các từ nói về: 
a. Tính nết của 1 người:
b. Màu sắc của 1 vật:
c. Hình dáng của người, vật:
- HS nối tiếp nhau nêu câu trả lời.
- Lần lượt đọc bài làm của mình trước lớp.
Tiết 3: Tập viết 
 Bài:	CHỮ HOA: N	
I. Mục đích: Học sinh cần đạt:
- Rèn kĩ năng viết chữ:
- Biết viết chữ hoa N theo cỡ vừa và nhỏ.
- Viết cụm từ ứng dụng: Nghĩ trước, nghĩ sau . cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu chữ N đặt trong khung chữ. (SGK)
III. Lên lớp:	
* Giáo viên
* Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)	
+ Kiểm tra về học sinh tập viết ở nhà.
+ Học sinh cả lớp viết bảng con chữ hoa M cỡ vừa.
- 3 em viết cụm từ ứng dụng:
 Miệng nói tay làm.
B. Bài mới: (34’)
1.Giới thiệu bài: Chữ hoa N
2. Hướng dẫn viết chữ cái hoa.
*. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chư õ hoa N cỡ vừa:
- Chữ hoa N cỡ vừa cao mấy li gồm mấy nét?
- Hướng dẫn:
+ Nét 1: ĐB trên ĐK2 và rê bút lên ĐK6.
+ Nét 2: Từ ĐK6 đổi chiều bút viết nét xiên xuống ĐK 1
+ Nét 3: từ ĐK1 đổi chiều bút viết 1 móc xuôi phải lên ĐK 6 rồi uốn cong xuống ĐK5.
- Quan sát và nhận xét:
- Gồm 5 li và 3 nét
- Theo dõi
- Viết bảng con
*. Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
Nghĩ trước nghĩ sau.
Nghĩa là: Suy nghĩ chín chắn trước khi làm việc.
- Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
- Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
- Hướng dẫn các em viết vào vở tập viết.
- Chấm, sửa bài.
- N, g, h: 2.5 li ; t: 1.5 li
- a, n, i, ơ, c: 1 li
3. Củng cố – dặn dò: (1’)
 Thi viết lại chữ hoa N cỡ vừa, cỡ nhỏ.
Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 4:	Toán 
Bài:	ĐƯỜNG THẲNG 
I. Mục tiêu: H/s cần đạt:
- Bước đầu có biểu tượng về đoạn thẳng, đường thẳng . 
- Nhận biết được 3 điểm thẳng hàng .
- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm bằng thước và bút, biết ghi tên các đường thẳng .
II. Đồ dùng dạy học:
III. Lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ : 	(5’)
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện :
 - Tìm x, biết : 	32 – x = 14 . 
x – 14 = 18 . 
	97 – x = 8 .
- Nhận xét và cho điểm .
B. Bài mới :	(34’)
1. Giới thiệu bài :
	 2. Đoạn thẳng – Đường thẳng :
* Giáo viên 
* Học sinh
a. Giới thiệu đường thẳng AB:
- Chấm lên bảng 2 điểm. Yêu cầu HS lên bảng đặt tên 2 điểm và vẽ đoạn thẳng đi qua 2 điểm .
* Hỏi : 
- Em vừa vẽ được gì ?
- Nêu :Kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía ta được đường thẳng AB. Vẽ lên bảng :
 A B 
- Yêu cầu HS nêu tên hình vẽ trên bảng * Hỏi : 
- Làm thế nào để có được đường thẳng AB khi đã có đoạn thẳng AB ?
- Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB vào giấy nháp .
b. Giới thiệu ba điểm thẳng hàng:
- GV chấm thêm điểm C trên đoạn thẳng vừa vẽ và giới thiệu : 3 điểm A, B, C cùng nằm trên 1 đường thẳng, ta gọi đó là 3 điểm thẳng hàng với nhau . 
* Hỏi : 
Thế nào là 3 điểm thẳng hàng với nhau ?
- Chấm thêm 1 điểm D ngoài đường thẳng và hỏi : 3 điểm A, B, D có thẳng hàng với nhau không ?
- Tại sao ?
 A . .B
- Đoạn thẳng AB .
- Đường thẳng AB ( 3 HS trả lời ).
- Kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía ta được đường thẳng AB .
- Thực hành vẽ .
- Quan sát .
- Là 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng .
- Ba điểm A, B, D không thẳng hàng với nhau .
- Vì 3 điểm A, B, D không cùng nằm trên một đường thẳng .
3. Thực hành:
* Bài 1: (Cả lớp làm vào vở)
a. b. c. 
* Bài 2:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài .
- 3 điểm thẳng hàng là 3 điểm như thế nào?
- Hướng dẫn HS dùng thước để kiểm tra. 3 điểm nào cùng nằm trên cạnh thước tức là cùng nằm trên một đường thẳng thì 3 điểm đó thẳng hàng với nhau .
- Chấm các điểm như trong bài và yêu cầu HS nối các điểm thẳng hàng với nhau .
- Nhận xét và cho điểm HS .
- Nêu tên 3 điểm thẳng hàng .
- Là 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng .
- HS làm bài .
a) 3 điểm O, M, N thẳng hàng .
 3 điểm O, P, Q thẳng hàng .
b) 3 điểm B, O, D thẳng hàng .
 3 điểm A, O, C thẳng hàng .
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp . 
4. Củng cố – dặn dò:	(1’)
	Thi vẽ đường thẳng có 3 điểm thẳng hàng.	
	Nhận xét chung.
Tiết 5: 	Đạo đức 
Bài:	GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP
( TIẾT 2 )
I. Mục tiêu:Học sinh cần đạt:
1. HS biết:
- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Học sinh biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Học sinh có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch – đẹp.
* Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm môi trường thêm sạch đẹp góp phần bảo vệ môi trường.
II. Đồ d

File đính kèm:

  • docT 15.doc