Giáo án lớp 2 - Tuần 13 năm 2012

I, MỤC TIÊU:

1. Tập đọc:

- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và nhân dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Trả lời được các câu hỏi trong sgk.

2. Kể chuyện:

- Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện.

- HS khá giỏi kể lại được 1 đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật.

II, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc22 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 13 năm 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành được những nhiệm vụ được phân công.
- HS khá giỏi biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của HS. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
* Giáo dục kĩ năng sống cho HS:
- KN lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể. 
- KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp. 
- KN tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
II. CÁC TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN:
- Nội dung câu chuyện Tại con Chính choè.
- Các bài hát về chủ đề nhà trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1, Giới thiệu bài:
2, Hướng dẫn thực hành:
2.1, Tìm hiểu truyện Tại con Chích Choè.
MT: Phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường .
- Gv đọc truyện.
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm.
- Hs đại diện các nhóm trình bày.
- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Tưởng? Vì sao?
- Nếu em là bạn Tưởng, em sẽ làm như thế nào?
- KL: Việc làm của bạn Tưởng như thế là sai. Để có tiền góp quỹ Đội, vì lợi ích chung. Bởi vậy Tưởng cũng nên tham gia cùng với các bạn, có như thế công việc mới nhanh chóng hoàn thành tốt.
2.2, Liên hệ bản thân:
MT: Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
- Tổ chức cho hs thảo luận theo cặp.
- Yêu cầu viết ra giấy những việc em đã tham gia với lớp, với trường trong tuần qua?
- Em hiểu thế nào là tích cực tham gia việc trường, việc lớp?
- Em đã tích cực tham gia việc lớp, việc trường chưa? Em kể lại một số việc em đã làm thể hiện sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
- KL: Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là hoàn thành tốt việc của mình được giao theo khả năng của mình.
2.3, Văn nghệ:
- Tổ chức cho hs trình bày các tiết mục văn nghệ nói về chủ đề nhà trường.
- Nhận xét, khen ngợi hs.
3, Hoạt động nối tiếp:
- Nhắc nhở hs cần tích cực tham gia công việc trường, lớp.
- Nhận xét ý thức học tập của hs.
- Hs chú ý nghe gv đọc truyện.
- Hs thảo luận nhóm về nội dung câu chuyện.
- Hs nêu nhận xét.
- Hs nối tiếp nêu ý kiến của mình.
- Hs thảo luận theo cặp kể về những công việc mình đã tham gia với lớp trong tuần qua.
- Hs trình bày ý kiến của mình.
- HS nêu.
- Hs tích cực tham gia các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị.
TIẾT 5 THỦ CÔNG 
TIẾT 13: CẮT DÁN CHỮ H, U (tiết 1)
I, MỤC TIÊU:
- Hs biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.
- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng
- HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ thẳng và đều nhau, chữ dán phẳng.
- Hs thích cắt, dán chữ.
II, CHUẨN BỊ:
- GV: Mẫu chữ H, U cắt, dán và mẫu chữ H, U cắt từ giấy màu có kích thước đủ lớn, để rời. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.
- HS: Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1, Mở đầu:
2, Hoạt động:
2.1, Quan sát, nhận xét:
2.2, Hướng dẫn thao tác mẫu.
2.3, Thực hành.
3, Kết thúc:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
- Giới thiệu nội dung bài.
- Gv giới thiệu mẫu chữ H, U, gợi ý cho hs nhận xét về độ cao, độ rộng, các nét của từng con chữ.
- Gv hướng dẫn thao tác mẫu:
+ Kẻ chữ H, U: kẻ cắt 2 HCN có chiều dài 5 ô, chiều rộng 3 ô. Chấm các điểm đánh dấu chữ H, U và 2 HCN, sau đó kẻ theo các điểm đã đánh dấu.
+ Cắt chữ H, U: gấp đôi HCN đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa, cắt theo đường kẻ.
+ Dán chữ H, U: Kẻ đường chuẩn trên nền giấy dán, đặt ướm 2 chữ vào cho cân đối. Bôi hồ dán, dán vào vị trí đã định.
- Tổ chức cho hs tập kẻ, cắt, dán chữ H, U trên giấy nháp.
- GV nhắc nhở hs chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho tiết sau.
- Hs chú ý.
- Hs quan sát chữ mẫu, nhận xét theo gợi ý của gv.
- Hs chú ý thao tác kẻ, cắt, dán chữ H, U.
- Hs nêu lại các bước thao tác.
- Hs tập thực hành.
Thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2012
TIẾT 1 MĨ THUẬT
TIẾT 13: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ CÁI BÁT
I, MỤC TIÊU:
- Hs biết cách trang trí cái bát. Trang trí được cái bát theo ý thích.
- HS khá giỏi: Biết chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình cái bát, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
II, CHUẨN BỊ:
- Gv chuẩn bị một vài cái bát có trang trí đẹp, hình dáng khác nhau.
- Hình gợi ý cách trang trí. Bài vẽ của hs lớp trước.
- Vở tập vẽ, bút chì, bút màu.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Quan sát, nhận xét:
- Gv giới thiệu một số cái bát có hình dáng, trang trí khác nhau.
- Gợi ý cho hs nậhn xét về hình dáng, các bộ phận, màu sắc, hoa văn trang trí,...
2.3, Cách trang trí:
- Gv giới thiệu hình gợi ý cách vẽ.
- Các bước trang trí:
+ Sắp xếp các hoạ tiết trang trí.
+ Tìm vẽ vẽ hoạ tiết theo ý thích.
+ Vẽ màu.
2.4, Thực hành:
- Tổ chức cho hs thực hành vẽ.
- Gv quán sát, hướng dẫn bổ sung.
2.5, Nhận xét, đánh giá:
-Tổ chức cho hs trưng bày bài vẽ.
- Nhận xét, đnáh giá, khen ngợi hs.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét ý thức học tập của hs.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs chú ý.
- Hs quan sát một vài cái bát.
- Hs nhận xét theo gợi ý của gv.
- Hs quan sát hình gợi ý cách vẽ, nhận ra các bước vẽ.
- Hs nêu lai ácc bước vẽ trang trí.
- Hs thực hành vẽ trang trí cái bát theo ý thích.
- Hs trưng bày bài vẽ.
TIẾT 2 TẬP ĐỌC
TIẾT 39: CỬA TÙNG
I, MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt, nghỉ hơi đúng các câu văn.
- Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. Trả lời được các câu hỏi trong sgk.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài Người con của Tây Nguyên.
- Nêu nội dung bài.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- Gv đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn hs đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+ Tổ chức cho hs đọc từng câu trước lớp.
+ Tổ chức cho hs đọc nối tiếp đoạn (3 đoạn)
- Tổ chức chức cho hs đọc trong nhóm.
- Đọc đồng thanh toàn bài.
b, Tìm hiểu bài:
- Cửa Tùng ở đâu?
- Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
- Em hiểu thế nào là “Bà chúa của bãi tắm”?
- Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?
- Người xưa so sánh bãi biển cửa Tùng với cái gì?
- Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh làm làm tăng vẻ duyên dáng, hấp dẫn của cửa Tùng.
c, Hướng dẫn đọc lại:
- Gv hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho hs luyện đọc.
- Gọi 2-3 học sinh đọc lại toàn bài
3, Củng cố, dặn dò:
- Nội dung bài.
- Nhận xét ý thức của hs.
- 2-3 hs đọc bài.
- Hs nêu nội dung bài.
- Hs chú ý nghe gv đọc bài.
- Hs đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
- Hs đọc nối tiếp đoạn.
- Hs đọc trong nhóm 3.
- Vài nhóm đọc bài trước lớp.
- ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển khơi.
- Thôn xóm mướt màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
-Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
- Thay đổi 3 lần trong ngày:
+ Bình minh:
+ Buổi trưa:
+ Buổi chiều tà:
- Ví bãi biển cửa Tùng như chiếc lược đồi mồi...
- Hs chú ý luyện đọc diễn cảm.
- Hs luyện đọc trong nhóm.
 - Lớp theo dõi nhận xét.
- Tả vẻ đẹp kì diệu của cửa Tùng.
TIẾT 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 13: MRVT: TỪ ĐỊA PHƯƠNG. 
DẤU CHẤM HỎI, CHẤM THAN
I, MỤC TIÊU:
- Nhận biết được một số từ thường dùng ở Miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ: BT 1,2.
- Đặt đúng các dấu câu: chấm hỏi, chấm than vào chỗ trống trong đoạn văn: BT 3.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp kẻ sẵn bảng phân loại ở bài 1. Bảng phụ ghi đoạn thơ bài 2.
- Phiếu khổ to viết 5 câu văn có ô trống cần điền ở bài 3.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các từ chỉ hoạt động trong bài tập 1 tiết trước.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Nêu yêu cầu của bài.
- Giúp hs hiểu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs đọc đoạn thơ, các từ trong ngoặc đơn.
- Tổ chức cho hs trao đổi theo cặp hoàn thành yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
- Nhấn mạnh các từ địa phương.
Bài 3: Nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân.
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Yêu cầu hs đọc lại đoạn văn,nói rõ dấu câu cần điền.
3, Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs nêu.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs đọc lại các cặp từ cùng nghĩa.
- Hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng thi điền đúng, nhanh.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs đọc đoạn thơ và các từ trong ngoặc đơn.
- Hs trao đổi trong nhóm đôi tìm các từ cùng nghĩa với các từ in đậm.
Chi – gì rứa – thế
Nờ - à gì - ai
Hắn – nó tui – tôi
- Hs nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Hs nêu yêu cầu của bài: Điền dấu câu nào vào mỗi ô trống dưới đây.
- Hs đọc thầm và làm bài tập.
- Hs tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ dấu câu cần điền.
TIẾT 4 TOÁN
TIẾT 63: BẢNG NHÂN 9
I, MỤC TIÊU:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhận trong giải toán, biết đếm thêm 9.
- HS làm được các bài tập trong sgk.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn.
- HS: SGK.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1, Giới thiệu bài:
2, Dạy học bài mới:
2.1, Hướng dẫn lập bảng nhân 9.
- Giới thiệu các tấm bài,mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn.
- Giới thiệu 9 x 1 = 9
- Yêu cầu học sinh lấy một tấm bìa có 9 chấm tròn và hỏi : 9 được lấy mấy lần?
- 9 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 9 x 1 = 9
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng , tương tự như vậy được phép tính: 9 x 2 = 18
- Tương tự như trên, hướng dẫn hs lập bảng nhân 9.
- Hướng dẫn hs học thuộc bảng nhân 9.
2.2, Luyện tập thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm.
- Tổ chức cho hs nhẩm kết quả phép tính.
- Nhận xét.
Bài 2: Tính.
- Yêu cầu hs thực hiện tính.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: 
- Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài.
- Yêu cầu hs tóm tắt và giải bài toán.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: Nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho hs làm bài, nêu miệng kết quả.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Học thuộc bảng nhân 9.
- Chuẩn bị bài sau.
 - Hs thao tác lấy các tấm bìa, xác định số chấm tròn, lập phép nhân theo hướng dẫn.
- Hs đọc phép nhân.
- Hs lập bảng nhân 9.
- Hs luyện đọc thuộc bản

File đính kèm:

  • docTuan 13.doc
Giáo án liên quan