Giáo án lớp 2 - Tuần 13 đến tuần 16 môn Âm nhạc
I.MỤC TIÊU:
-Hát đúng giai điệu và lời ca.
-Tập hát nhấn đúng phách mạnh của nhịp ¾.
-Biết gõ đệm nhịp ¾ theo bài hát.
II.CHUẨN BỊ:
GV:Nhạc cụ,băng nhạc ,máy nghe, trống nhỏ, thanh phách.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tuần 13 ÔN TẬP BÀI HÁT Tiết 13: Con Chim Non I.MỤC TIÊU: -Hát đúng giai điệu và lời ca. -Tập hát nhấn đúng phách mạnh của nhịp ¾. -Biết gõ đệm nhịp ¾ theo bài hát. II.CHUẨN BỊ: GV:Nhạc cụ,băng nhạc ,máy nghe, trống nhỏ, thanh phách. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GV HS 1/ Ổn định: 2/Hoạt động 1:Ôn tập bài hát Con chim non . Cho HS nghe băng nhạc. Lần lượt cả lớp ôn luyện bài hát theo nhóm. -Nhận xét TDHS. Hát kết hợp đệm theo nhịp 3: -Phách mạnh : vỗ 2 tay xuống bàn. -Hai phách nhẹ : vỗ 2 tay vào nhau. Dùng 2 nhạc cụ gõ đệm theo nhịp 3: -Nhóm 1 gõ trống: phách mạnh. -Nhóm 2 gõ thanh phách: 2 phách nhẹ. 3/Hoạt động 2:Tập hát kết hợp vận động theo nhịp 3. GV hướng dẫn các động tác vận động sau: Cho HS đứng đặt 2 tay ngang hông. Động tác 1: (phách 1) chân trái bước sang trái. Động tác 2: (phách 2) chân phải chụm vào chân trái. Động tác 3: (phách 3) chân trái giậm tại chỗ 1 cái. -Thực hiện liên tục nhưng đổi chân. Cho Hs tập động tác theo hiệu lệnh1-2-3. -Theo dõi sửa sai cho HS. Gv hát lại bài hát hoặc cho nghe băng và cho HS vận động bài hát theo động tác đã hướng dẫn. Nhận xét tuyên dương HS. Hát Lớp nghe băng. Lần lượt cá nhân tổ nhóm hát lại bài hát. Vừa hát vừa kết hợp đệm theo phách. Hát dùng nhạc cụ đệm theo nhịp 3. Hát kết hợp vận động phụ hoạ theo hướng dẫn. Thực hiện theo hiệu lệnh. Lắng nghe. Tuần 14 TIẾT 14: HỌC HÁT BÀI : NGÀY MÙA VUI. I.MỤC TIÊU:-HS biết thêm một làn điệu dân ca của đồng bào Thái ( Tây Bắc) được đặt lời mới có tiêu đề là bài Ngày mùa vui. -Hát đúng giai điệu với tính chất vui tươi, rộn ràng. -Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước. II.CHUẨN BỊ: GV: bản đồ Việt Nam,tranh ảnh quê hương Tây Bắc, cảnh sinh hoạt và tranh phục của đồng bào Thái. Chép lời 1 ở bảng phụ. Nhạc cụ và băng nhạc, máy nghe. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GV HS 1/Ổn định: 2/Hoạt động 1:Dạy bài hát Ngày mùa vui (lời 1) -Giới thiệu bài qua tranh ảnh, giảng ý tranh. -GV hát mẫu hoặc cho nghe băng. -Cho HS đọc lời ca( lời 1). -Dạy hát từng câu.Chú ý 3 tiếng có luyến 2 âm là : bõ công, ấm no, có đâu vui. -Cho các nhóm luân phiên luyện tập, GV theo dõi chỉnh sửa cho HS. 3/Hoạt động 2:Hát kết hợp gõ đệm. Hát bài Ngày mùa vui, lần lượt gõ đệm theo 3 kiểu sau: +Đệm theo phách: Ngoài đồng lúa chín thơm. Con chim hót trong vườn….. X x x x x x x x +Đệm theo nhịp 2: Ngoài đồng lúa chín thơm. Con chim hót trong vườn… X x x x +Đệm theo tiết tấu lời ca: Ngoài đồng lúa chín thơm . Con chim hót trong vườn….. X x x x x x x x x x - Theo dõi hướng dẫn sửa sai cho các em. -Nhân xét chung. Hát Quan sát tranh và lắng nghe. Đọc lời 1 bài hát. Hát từng câu theo HD. Cá nhân tổ nhóm hát theo HD. Hát kết hợp gõ đệm theo HD. (Ngoài đồng lúa chín thơm. Con chim hót trong vườn. Nô nức trên đường vui thay Bõ công bao ngày mong chờ Hội mùa rộn ràng quê hương Aám no chan hoà yêu thương Ngày mùa rộn ràng nơi nơi Có đâu vui nào vui hơn.) Lắng nghe. Tuần 15 Tiết 15 HỌC HÁT BÀI NGÀY MÙA VUI GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC. NGHE NHẠC I.MỤC TIÊU: -Hát đúng giai điệu và thuộc lời hai bài hát Ngày mùa vui. -Nhận biết vài nhạc cụ dân tộc: đàn bầu , đàn nguyệt, đàn tranh. -Giáo dục HS yêu thích dân ca và các loại nhạc cụ dân tộc. II.CHUẨN BỊ: GV:băng nhạc,máy nghe, nhạc cụ quen dùng. Tranh ảnh vài nhạc cụ dân tộc.Chép lời 2 ở bảng phụ. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GV HS 1/Ổn định: 2/Hoạt động 1:Dạy lời 2 bài Ngày mùa vui. -Cho HS ôn lại lời 1, hát đúng giai điệu , trên cơ sở đó tập hát lời 2. -Cho HS đọc lời ca. -GV hát mẫu hoặc cho nghe băng. -GV dạy hát từng câu. -Luyện tập luân phiên theo nhóm. Nhận xét sửa sai cho HS . -Hát lời 1 và lời 2, kết hợp gõ đệm theo phách hoặc theo nhịp 2. -Cho HS hát kết hợp múa đơn giản. -Cho từng nhóm biểu diễu trước lớp. Theo dõi nhận xét sửa sai cho Hs . 3/Hoạt động 2:Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc (đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh). Cho HS xem tranh vẽ đàn bầu, đàn nguyệt (còn gọi là đàn kìm), đàn tranh (còn gọi là đàn thập lục). Nếu có điều kiện cho HS nghe âm thanh từng loại đàn 4/Hoạt động 3:Nghe nhạc Cho HS nghe bài hát thiếu nhi(trích đoạn nhạc không lời)hoặc có thể nghe tác phẩm viết cho nhạc dân tộc. Nhận xét chung. Hát Lớp cùng ôn lại lời 1 và học lời 2 . Lớp đọc lời 2 bài hát. Lắng nghe. Cá nhân ,tổ nhóm luân phiên hát theo HD. Hát cả lời 1 và lời 2 ,kết hợp gõ đệm theo phách. Hát kết hợp múa theo HD. Thi nhau biểu diễn (CN,nhóm) Quan sát nhạc cụ dân tộc. Lắng nghe. Tuần 16 Tiết 16 KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC:CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC. GIỚI THIỆU TÊN NỘT NHẠC QUA TRÒ CHƠI. I.Mục tiêu: -Qua truyện kể các em biết được âm nhạc còn có tác động tới loài vật. -Biết tên gọi các nốt nhạc và tìm vị trí nốt nhạc qua trò chơi. II.Chuẩn bị: GV:đọc kỹ câu chuyện cá heo với âm nhạc. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GV HS 1/Ổn định: 2/Hoạt động 1:Kể chuyện âm nhạc. -GV đọc cho HS nghe câu chuyện Cá heo với âm nhạc -GV đọc lại từng đoạn ngắn và nêu câu hỏi để HS trả lời theo từng ND được nghe. +GVKL:âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con nguời mà còn có tác động tới cả một số loài vật. -Cho HS hát lại bài Ngày mùa vui. 3/Hoạt động 2:Giới thiệu tên 7 nốt nhạc. Giới thiệu HS biết các nốt nhạc có tên là gọi là:Đô- Rê –Mi-Pha-Son –La-Si. -Cho các em chơi trò chơi “Bảy anh em” , mỗi em mang tên một nốt nhạc và đứng theo thứ tự trên . -Gv gọi tên nốt nào thì em mang tên nốt đó phải nói “Có” và nói tiếp “ Tên tôi là….” Như đã qui định và đưa tay lên cao.Ai nói sai tên mình thì thua cuộc. -Gv gọi tên em khác thay thế và trò chơi lại tiếp tục. Thực hiện trò chơi mỗi lúc nhanh hơn. 4/Trò chơi “ Khuông nhạc bàn tay “ - Giới thiệu các nốt nhạc trên khuông tượng trưng qua bàn tay. -Luyện tập ghi nhớ các nốt nhạc trên “ khuông nhạc bàn tay” Chỉ học vị trí 5 nốt Đô-Rê-Mi-Pha-Son. -Nhận xét chung. Hát Lắng nghe. Trả lời câu hỏi. Lắng nghe. Hát lại bài ngày mùa vui. Lắng nghe. Thực hiện trò chơi theo HD. Lắng nghe. Lắng nghe.
File đính kèm:
- AM NHAC.doc