Giáo án lớp 2 - Tuần 10 trường TH Phong Dụ Thượng

I. Mục đích, yêu cầu:

- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

- Hiểu ND: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các CH trong SGK).

- KNS: Xác định giá trị; tư duy sáng tạo; thể hiện sự cảm thông; ra quyết định.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Khai thác tranh minh hoạ trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc27 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 10 trường TH Phong Dụ Thượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bưu thiếp thế nào. Bài học còn dạy các em cách ghi một phong bì thư. 
* Hoạt động 1: HD luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
- Huớng dẫn đọc từ khó: Bưu thiếp, Vĩnh Long,…
- Yêu cầu đọc nối tiếp câu.
- HD đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
+ HD đọc câu khó.
+ HD giải nghĩa từ: 
+ Thế nào là bưu thiếp?
- Yêu cầu HS dọc chú thích.
- Yêu cầu HS đọc đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS thi đọc đồng thanh, cá nhân.
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài.
* Yêu cầu đọc thầm bưu thiếp 1.
+ Bưu thiếp 1 là của ai gửi cho ai?
+ Gửi để làm gì?
* Yêu cầu đọc thầm bưu thiếp 2:
+ Bưu thiếp 2 là của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì?
+ Bưu thiếp dùng để làm gì?
+ Hãy viết một bưu thiếp (Yêu cầu viết ngắn gọn) và ghi rõ địa chỉ.
- Yêu cầu đọc bưu thiếp.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Viết bưu thiếp là thể hiện sự quan tâm đến người thân. 
- Về nhà tập ghi bưu thiếp và chuẩn bị bài sau: “Bà cháu”.
- 3 học sinh đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS luyện đọc cá nhân: Bưu thiếp Vĩnh Long,… 
- Mỗi học sinh đọc một câu.
+ Luyện đọc cá nhân.
- Tấm giấy cứng, khổ nhỏ dùng để viết thư ngắn, báo tin, chúc mừng, gửi quà…
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh đọc trong nhóm.
- 3 nhóm cùng thi đọc bưu thiếp 2.
- Nhận xét - bình chọn.
- Học sinh đọc.
- Của cháu gửi cho ông bà.
- Để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới.
- Học sinh đọc thầm.
- Của ông bà gửi cho cháu để báo tin ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu.
- Để chúc mừng, thăm hỏi, thông báo vắn tắt tin tức.
- Viết bưu thiếp cho ông bà.
- Vài học sinh đọc bưu thiếp.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe và thực hiện.
-----------------------------------------------------
Tiết 2: Toán
Tiết 48: MƯỜI MỘT TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11 - 5, lập được bảng 11 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 11 - 5.
+ Bài tập cần làm: Bài 1a, Bài 2, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 bó 1 chục que tính và 1 que tính rời.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: 
+ HS1: Đặt tính và thực hiện các phép tính: 30 - 8 ; 40 - 18
+ HS2: Tìm x: x + 14 = 60 ; 12 + x = 30
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1: HDHS thực hiện phép trừ 
 11 - 5
+ Bước1: GV gài lên bảng thẻ một chục que tính và 1 que tính rời và nêu bài toán.
- Cô có bao nhiêu que tính?
- Cô muốn bớt đi bao nhiêu que tính?
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
- Viết lên bảng: 11 - 5
+ Bước2: T ìm kết quả:
- Có bao nhiêu que tính tất cả.
- Vậy 11 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính?
- Vậy 11 trừ 5 bằng mấy?
- Viết lên bảng: 11 - 5 = 6
+ Bước3: Đặt tính và thực hiện phép tính
- Yêu cầu 1HS lên bảng đặt tính, sau đó nêu lại cách làm của mình.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trừ.
* Hoạt động 2: HD Lập bảng 11 trừ đi 1 số.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng 11 trừ đi1 số và yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm kết quả.
- GV mời dại diện nhóm đọc kết qủa trong tổ thảo luận. Đồng thời GV ghi kết quả vào bảng
- Gọi 1 HS nhận xét kết quả của các tổ.
- Hỏi: Các em có nhận xét gì về các phép trừ này?
- Đây là bảng 11 trừ đi 1 số (có nhớ) rất quan trọng phải học thuộc.
* Hoạt động 3: Luyện tập thực hành.
+ Bài 1a: (bỏ 2 cột cuối) 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- khi biết 2 + 9 = 11 có cần tính 9 + 2 không?Vì sao?
- Khi đã biết 9 + 2 = 11 có thể ghi ngay kết quả của 11 - 9 và 11 - 2 không? Vì sao?
- Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b (bỏ cột cuối).
- Các em báo cáo 2 kết quả ở 2 phép tính:
 11 - 1 - 5 và 11 - 6 như thế nào?
+ Kết luận: Vì 1 + 5 = 6 
nên 11- 1- 5 bằng 11- 6
- Nhận xét và cho điểm hoc sinh.
+ Bài2: Tính:
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con, gọi 1 HS lên bảng làm.
- Sau khi HS làm xong yêu cầu nêu cách thực hiện tính 11 - 8 ; 11 - 7
+ Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi: Cho đi nghĩa là sao?
- Các em suy nghĩ và làm bài giải vào vở. 
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nêu câu hỏi hệ thống lại nội dung bài.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau: “31 - 5”.
- HS thực hiện theo yêu cầu. 
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe, nhắc lại tên bài. 
- Nghe và phân tích đề.
- Có 11 que tính.
- Bớt đi 5 que tính.
- Thực hiện phép trừ 11 - 5.
- Có 11 que tính.
- Còn 6 que tính.
- 11 - 5 = 6
-
11
 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 
 5 bằng 6. Viết 6, nhớ 1
 1 trừ 1 bằng 0.
 5
 6
- Trừ từ phải sang trái, ...
- HS 4 tổ thảo luận, có thể dùng que tính để tính kết quả.
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
- Các phép trừ này đều có số bị trừ là 11.
- HS học thuộc công thức.
- Tính nhẩm.
- Không cần, vì khi ta thay đổi vị trí các số hạng trong 1 tổng thì tổng không thay đổi.
- Có thể ghi ngay 11 - 2 = 9 và11 - 9 = 2. Vì 2 và 9 là các số hạng trong phép cộng. 9 + 2 = 11.
- Làm bài và báo cáo kết quả.
- Có cùng kết quả là 5.
- Làm bài vào bảng con và trả lời câu hỏi.
- Cho đi nghĩa là bớt đi.
- Giải bài tập và trình bày lời giải. 
- HS trả lời và thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi nhớ thực hiện.
-----------------------------------------------------------
Tiết 3: Mĩ thuật
(GV nhóm 2 thực hiện)
----------------------------------------------------------
Tiết 5: Âm nhạc
Tiết 10: ÔN TẬP BÀI HÁT CHÚC MỪNG SINH NHẬT
I. Mục tiêu: 
- HS thuộc bài hát , hát diễn cảm 
- Biết gõ đệm theo nhịp 
- Đối với HS TB, các em hát thuộc lời ca và biết vận động theo bài hát
II. Dồ dùng dạy học:
- Máy nghe, băng nhạc
- Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách…)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Bắt giọng cho HS bài hát Chúc mừng sinh nhật 1 lần.
- GV nhận xét
 3. Bài mới
*Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát, chú ý giữ nhịp đúng và đều. Nhắc HS hát nhấn vào những phách mạnh của nhịp 3/4 cũng như khi thực hiện gõ theo nhịp, sẽ vào những phách mạnh của nhịp. 
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp 3
- GV nhận xét và sửa đối với những em chưa vỗ hoặc hát đúng nhịp.
- Hướng dẫn HS hát thể hiện tình cảm vui tươi, tốc độ vừa phải, nhịp nhàng, hát rõ lời
*Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát
- Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ họa.
+ Câu 1 và 2: Bước chân qua trái, qua phải nhịp nhàng theo nhịp. Hai tay chắp lại áp má hai bên má trái phải theo nhịp.
+ Câu 3 và 4: Bước chân trái lên, chân phải bước theo, hai tay đưa từ dưới lên như nâng nhẹ về phía trước, sau đó rút chân phải về, chân trái rút nhẹ, tay từ từ hạ xuống. Thực hiện hai lần theo nhịp.
+Câu 5, 6, 7, 8 thực hiện giống câu 1, 2, 3, 4.
- Mời HS lên biểu diễn
- GV nhận xét
*Hoạt động 3: Trò chơi Đoán nhịp
- Trước khi thực hiện trò chơi. GV cần phân biệt lại nhịp 2/4 và nhịp 3/4 cho HS. - GV dùng nhạc cụ gõ và nhịp 2/4, nhịp 3/4 để HS lần lượt đoán.
- GV hát hoặc cho HS nghe một bài hát nhịp 2/4 một nhịp 3/4 kết hợp gõ phách mạnh, nhẹ để HS đoán tên bài nào là nhịp 2/4, bài nào là nhịp 3/4?
4.*Củng cố - Dặn dò
- Cuối tiết học, GV nhận xét, khen ngợi những HS hoạt động tốt trong giờ học, nhắc nhở những em chưa đạt cần cố gắng hơn ở tiết sau. 
- Dặn HS về ôn lại bài hát đã học và tập gõ theo nhịp 3/4. 
- Thực hiện
- Hát bài hát 
- Ghi nhớ 
- HS hát ôn bài hát theo hướng dẫn của GV
+ Hát đồng thanh
+ Hát từng nhóm, dãy 
- HS hát kết hợp vỗ, gõ đệm theo nhịp 3/4 
- HS lắng nghe, sửa sai nếu có
- HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm vui tươi.
- HS xem và thực hiện theo. Chú ý để thực hiện đúng và nhẹ nhàng các động tác. 
- HS tập vài lần để nhớ động tác và đều nhịp.
- HS lên biểu diễn trước lớp
+ Từng nhóm+ Cá nhân
- HS lắng nghe
- HS phân biệt nhịp 2/4 và nhịp 3/4 
- HS nghe và tập đoán đúng nhịp
- Lắng nghe
- HS nghe và ghi nhớ
-------------------------------------------------
Ngày soạn: 22/10/2013
Ngày giảng: 24/10/2013
Tiết 1: Toán
Tiết 49: 31 – 5
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 31 - 5.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 - 5.
- Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1), Bài 2 (a, b), Bài 3, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy - học:
- 3 bó 1chục que tính và 1 que tính rời
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
- Gọi một HS nhẩm ngay kết quả của: 11 - 4, 11 - 6, 11 - 8
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
- Tiết toán hôm nay chúng ta học bài: 31 - 5.
- GV ghi mục bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ: 31 - 5.
+ Bước 1: Nêu vấn đề.
- GV cài bó que tính và một que tính rời vào bảng gài và nêu bài toán. Cô có 31 que tính, bớt đi 5 que tính. hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
- Viết lên bảng 31 - 5 = ?
+ Bước 2: Tìm kết quả
- GV cầm 3 bó que tính và 1 que tính rời hướng dẫn HS cách làm.
- Muốn bớt 5 que tính chúng ta bớt luôn 1 que tính rời.
- Hỏi còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa?
- Để bớt được 4 que tính nữa ta tháo rời 1 bó thành 10 que tính rồi bớt đi 4 que tính còn lại 6 que tính rời.
- Còn lại 2 bó que tính và 6 que tính rời là bao nhiêu?
- GV ghi 26 vào chỗ …: 31 - 5 = …
+ Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính.
- Tính từ đâu sang đâu?
- 1 có trừ được 5 không?
- Mượn 1 chục ở hàng chục, 1 chục là 10, 10 với 1 là 11, 11 trừ 5 bằng 6, viết 6. 3 chục cho mượn 1, hay 3 - 1 là 2, viết 2
- Nhắc lại hoàn chỉnh cách tính.
* Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
+ Bài 1: (bỏ hàng dưới) Yêu cầu HS tự làm 5 phép tính đầu vào vở.
- Nhận xét và cho điểm HS
+ Bài 2: 
 - Bài toán yêu cầu gì?
- Muốn tìm hiệu ta phải làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con
- Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi HS một phép tính và nêu cách đặt tính và tính
- Nhận xét và cho điểm HS.
+ Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm

File đính kèm:

  • docTUẦN 10 HÙNG.doc
Giáo án liên quan