Giáo án lớp 2 - Tuần 1 năm 2014
I. Mục tiêu:
- Biết đếm , đọc , viết các số đến 100
- Nhận biết được các số có một chữ số , các số có hai chữ số ; số lớn nhất , số bé nhất có một chữ số ; số lớn nhất , số bé nhất có hai chữ số ; số liền tưrớc , số liền sau
Hs làm BT1, BT2, BT3
II. Đồ dùng dạy học: Một bảng các ô vuông (nh bài 2 SGK).
III. Các hoạt động dạy học:
i quy trong giờ học tập thể dục , biết tên 4 nội dung cơ bản của chương trình thể dục 2 - Biết cách tập hợp hàng dọc , dóng thẳng hàng dọc điểm đúng số của mình . - Biết cách chào , báo cáo khi GV nhận lớp II. Địa điểm phương tiện: - Sân trường, còi III. Hoạt động dạy và học : 1. Phần mở đầu: 7’ Tập hợp lớp, phổ biến yêu cầu nội dung tiết học Vỗ tay hát một bài 2.Phần cơ bản: 23’ Giới thiệu chương trình thể dục 2 Một số quy định khi học giờ thể dục Chọn tổ trưởng, lớp trưởng Giậm chân tại chổ- đứng lại. Tập cả lớp Trò chơi : diệt các con vật có hại. HS nêu tên các con vật có lợi, có hại. Tổ nào nêu được nhiều, tổ đó thắng cuộc 3.Phần kết thúc: 5’ Học sinh nghỉ tại chổ Gv cùng Hs hệ thống ND bài học _________________________________________________ Toán Ôn tập các số đến 100 (tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: -Biết viết số có hai chữ số.thành tổng của số chục và số đơn vị , thứ tự của các số -Biết so sánh các số trong phạm vi 100 - Hs làm BT1, B!3, BT4, BT5 II. Đồ dùng dạy học: Kẻ, viết sẵn bảng (như bài 1 SGK). III. Các hoạt động dạy học: 1. Luyện tập. :35’ . Bài 1 : Viết ( theo mẫu ) Củng cố về đọc, viết, phân tích số .GV hướng dẫn HS tự nêu cách làm bài và chữa bài. Chục Đơn vị Viết số Đọc số 8 5 85 Tám mươi lăm 85 = 80 + 5 3 6 7 1 9 4 Bài 3: So sánh các số. Hướng dẫn HS tự nêu cách làm bài (viết dấu thích hợp >, hoặc < hoặc = vào chỗ chấm. 34 …. 36 27 ….72 80 + 6 …..86 72…..70 68 ….68 40 + 4 ……44 Bài 4: Viết các số 33, 54 , 45 , 28 Theo thứ tự từ bé đến lớn Theo thứ tự từ lớnđến bé Hướng dẫn HS tự nêu cách làm bài rồi làm bài. Gọi HS lên bảng chữa bài. Bài 5: Viết số thích hợp vào ô trống , biết các số đó là : 98, 76, 67, 93, 84. Hướng dẫn HS làm tương tự như bài 4. 2: Chấm bài :GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. 3.Nhận xét , dặn dò.: Hệ thống KT, ND bài học Nhận xét chung tiết học ________________________________________________ Kể chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim I. Mục tiêu: - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện . * HS khá , giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện . II. Đồ dùng dạy - học: 4 tranh minh hoạ truyện trong SGK III. Các hoạt động dạy - học: A Mở đầu:3’ GV giới thiệu các tiết kể chuyện trong sách Tiếng Việt 2. B. Dạy bài mới: 1: Giới thiệu bài.2’ Truyện ngụ ngôn trong tiết Tập đọc các em vừa học có tên là gì? Em học được lời khuyên gì qua câu chuyện đó? GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện. 2: Hướng dẫn kể chuyện.:25’ B1. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. GV đọc yêu cầu của bài. Kể chuyện trong nhóm: HS quan sát tranh trong SGK, đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi tranh. Sau đó tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trước nhóm. Kể chuyện trước lớp: Các nhóm thi kể chuyện trước lớp. Sau mỗi lần một HS kể, cả lớp và GV nhận xét: Về nội dung (ý, trình tự); diễn đạt (từ, câu, sáng tạo); cách thể hiện (kể tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng kể). 2. Kể toàn bộ câu chuyện. Mỗi HS kể một đoạn, em khác kể nối tiếp. Sau mỗi lần HS kể, cả lớp nêu nhận xét. Cuối cùng, cả lớp bình chọn những HS, nhóm HS kể chuyện hấp dẫn nhất. 3.Củng cố, dặn dò.:5’ GV nhận xét tiết học; Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, nhớ và làm theo lời khuyên bổ ích của câu chuyện. __________________________________________________ Chính tả Tập chép: Có công mài sắt, có ngày nên kim. I. Mục tiêu: -Chép chính xác bài CT (SGK) ; trình bày đúng 2 câu văn xuôi . Không mắc quá 5 lỗi trong bài . Làm được các bài tập 2,3, II. Các hoạt động dạy-học: A. Mở đầu: 5’GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ Chính tả: -Viết đúng, sạch, đẹp các bài chính tả (tập chép hoặc nghe viết); làm đúng các bài tập phân biệt những âm, vần dễ viết sai; thuộc bảng chữ cái... Chuẩn bị ĐDHT cho giờ học. B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài.:2’ GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2: Hướng dẫn tập chép.:16’ a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: GV đọc đoạn chép trên bảng; 3, 4 HS nhìn bảng đọc lại đoạn chép. Giúp HS nắm nội dung đoạn chép. GV hỏi: Đoạn này chép từ bài nào? Đoạn chép này là lời của ai nói với ai? Bà cụ nói gì? Hướng dẫn HS nhận xét: Đoạn chép có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì? Hs nêu Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Chữ đầu đoạn được viết như thế nào? HS tập viết những chữ khó vào bảng con. GV gạch chân những chữ dễ viết sai trên bảng và dặn dò HS khi chép bài. b. HS chép bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn. c. Chấm, chữa bài: HS tự chữa lỗi, gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GVchấm 5- 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bàybài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.:10’ Bài tập 2 : (Điền vào chỗ trống c hay k ?) GV nêu yêu cầu của bài; mời 1 HS lên làm mẫu. GV mời 2 HS lên làm bài vào bảng phụ. Các HS khác làm vào VBT. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT. Bài tập 3 : (Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng) 1 HS đọc yêu cầu của bài; GV nhắc lại yêu cầu của bài tập. 1 HS làm mẫu; 2 HS lên bảng lần lượt viết từng chữ cái, những em khác viết vào VBT; Sau mỗi chữ GV sửa lại cho đúng. - Gọi HS đọc lại thứ tự đúng của 9 chữ cái. Cả lớp viết vào vở 9 chữ cái theo đúng thứ tự: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê. * Học thuộc lòng bảng chữ cái GV xoá những chữ đã viết ở cột 2, yêu cầu 2, 3 HS nói lại các chữ cái vừa xoá.HS nhìn cột 3 đọc lại tên 9 chữ cái. Sau đó, GV xoá tên chữ cái ở cột 3, yêu cầu HS nhìn chữ cái ở cột 2 nói lại tên 9 chữ cái. GV xoá bảng, từng HS đọc thuộc lòng tên 9 chữ cái. 4: Củng cố, dặn dò.:2’ GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS học tốt; nhắc nhở 1 số HS khắc phục những thiếu sót. Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài tập đọc Tự thuật. ____________________________________________ Đạo đức Học tập, sinh hoạt đúng giờ I. Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của học tập , sinh hoạt đúng giờ . - Nêu được ích lợi của viêc học tập , sinh hoạt đúng giờ . - Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân . - Thực hiện theo thời gian biểu -Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân *KNS: Kĩ năng lập kế hoạch để học tập , sinh hoạt đúng giờ II. Tài liệu và phương tiện: Phiếu giao việc ở hoạt động 1, 2. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: 10’ Bày tỏ ý kiến. Mục tiêu: HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động. Cách tiến hành: 1. GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong một tình huống: việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao đúng (sai)? (BT1 VBT) 2. HS thảo luận nhóm. 3. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, tranh luận. 4. GV nhận xét từng tình huống và kết luận: Làm hai việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ. Hoạt động 2: 10’ Xử lý tình huống Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể. Cách tiến hành: 1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai. Tình huống 1: Bài tập 2 ở VBT. Tình huống 2: Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp. Tịnh và Lai đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường. Tịnh rủ bạn: “Đằng nào cũng bị muộn rồi. Chúng mình đi mua bi đi”. Em hãy lựa chọn giúp Lai cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó và giải thích lý do. 2. Các nhóm thảo luận, sau đó từng nhóm lên đóng vai; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 3. GV nhận xét từng tình huống và kết luận: Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất. Hoạt động 3: 10’ Giờ nào việc nấy. Mục tiêu: Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ. Cách tiến hành: 1. GV giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm. Nhóm 1: Buổi sáng em làm những việc gì? Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì? Nhóm 3: Buổi chiều em làm những việc gì? Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì? 2. Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lên trình bày; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 3. GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi. HS đọc câu Giờ nào việc nấy. Hướng dẫn thực hành: 5’ Cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu. ___________________________________________________ Thứ 4 ngày 10 tháng 9 năm 2014 Toán Số hạng – Tổng I. Mục tiêu: -Biết số hạng , tổng - Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100 - Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng II. Các hoạt động dạy – học: 1.Giới thiệu số hạng và tổng. :15’ - GV viết lên bảng phép cộng: 35 + 24 = 59, gọi HS đọc lại phép cộng trên. GV chỉ vào từng số trong phép cộng và nêu: Trong phép cộng này 35 gọi là số hạng, 24 gọi là số hạng. GV chỉ vào số 35, gọi HS nêu “số hạng”, tương tự với số 24. GV giới thiệu tiếp: trong phép cộng này 59 là kết quả của phép cộng, 59 gọi là tổng; GV gọi HS nói lại. - GV viết 1 phép cộng khác theo cột dọc rồi chỉ vào từng số của phép cộng và gọi HS nêu tên gọi thích hợp của số đó. 2.Thực hành. :20’ Bài 1: Hướng dẫn HS nêu cách làm bài (Muốn tìm tổng thì lấy số hạng cộng với số hạng, ở đây có thể cộng nhẩm rồi viết tổng vào ô trống trong mỗi cột) rồi làm bài và chữa bài. . Bài 2: Hướng dẫn HS tự nêu cách làm bài rồi làm bài và chữa bài. chú ý hướng dẫn HS đặt tính đúng rồi tính. Bài 3: GV cho HS đọc nhẩm rồi tự nêu bài toán, tự tóm tắt rồi làm bài. 3. Trò chơi “Thi đua viết phép cộng và tính tổng nhanh”. GV nêu: Viết phép cộng có các số hạng đều bằng 24 rồi tính tổng. HS viết nhanh và tính tổng nhanh: 24 + 24 = 48; bạn nào làm xong trước được các bạn vỗ tay GV nhận xét chung tiết học ___________________________________________________ Tập đọc Tự thuật I. Mục tiêu : - Đọc đúng và rỏ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu câu , giữa các dòng , giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng . - Nắm được những thông tin chính vè bạn HS trong bài . Bước đầu có kháI niệm về một bản tự thuật (lý lịch ) . (trả
File đính kèm:
- Giao an lop 2 tuan 1 nam 2014.doc