Giáo án lớp 2 - Tuần 1

A. Mục đích yêu cầu

- Bước đầu xây dựng cho HS có ý thức trong việc học tập, vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học.

- Rèn cho HS có thói quen đúng khi ngồi học,viết bài, cầm sách.

 Biết sử dụng và sắp xếp đồ dùng học tập.

- Giáo dục HS tính cẩn thận ,ngăn nắp. Có thói quen giữ gìn và bảo vệ đồ dùng học tập.

*Trọng tâm : Xây dựng và rèn một số thói quen tốt trong học tập cho HS

B. Chuẩn bị

 GV:Tranh, ảnh về mô hình góc học tập .

 HS: Sách, vở , đồ dùng học tập.

 

doc34 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ta
 A. Mục tiêu:
 1. Sau bài học, học sinh biết kể tên các bộ phận chính bên ngoài của cơ thể.
 2.Biết một số cử động của: Đầu, cổ, mình và chân, tay.
Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
*Trọng tâm :HS biết tên và một số cử động của các bộ phận cơ thể.
B. Đồ dùng dạy học:
 GV: - Các hình vẽ trong bài 1 - sách giáo khoa.
 HS: sách giáo khoa, vở bài tập.
 C. Các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị sách vở ở nhà của học sinh.
III. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
- Để biết được cơ thể chúng ta gồm những bộ phận nào, cô cùng các em sẽ tìm hiểu điều đó qua bài tự nhiên - xã hội đầu tiên của chương trình lớp 1.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
b. Giảng bài:
HĐ1: Quan sát tranh:
* Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra chỉ dẫn: Quan sát hình ở tranh 4 - SGK hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- GVđộng viên các em càng kể nhiều càng tốt, chấp nhận các ý kiến gây cười: tý, chim.
HĐ2: Quan sát tranh:
* Mục tiêu: HS quan sát tranh về hoạt động của một bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình, tay chân.
* Cách tiến hành:
Các bạn trong từng hình đang làm gì ?
- Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình các em nói với nhau xem cơ thể chúng ta gồm mấy phần.?
- HS hát
- Học sinh để sách, vở lên bàn. 
- Học sinh nhắc lại đầu bài.
- Học sinh thảo luận nhóm làm việc theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
- Học sinh quan sát.
- HS nêu tên các bộ phận: Chân, tay, đầu, mình, tai, mắt, mũi......
- HS quan sát trong SGK và thảo luận theo cặp.
- Các bạn ngửa cổ, cúi đầu, đá bóng , đi xe , tập thể dục....
- Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình, chân tay.
* Kết luận: Cơ thể chúng ta gồm có 3 phần: Đầu mình và chân tay, chúng ta nên tích cực hoạt động, hoạt động sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
HĐ3: Thực hành:
* Mục tiêu: 
Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
* Cách tiến hành:
- GVhướng dẫn HS hát bài:
- GV làm mẫu từng động tác và hát.
- GV gọi vài HS đứng trước lớp thực hiện các động tác thể dục.
* Kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt, cần tập thể dục hàng ngày.
IV. Củng cố
- Hỏi: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài.
V. dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Đại diện các nhóm trình bày các hoạt động ở trong hình.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Học sinh hát bài:
 “ Cúi mãi mỏi lưng, 
 Viết bài mỏi tay, 
 Thể dục thế này,
 Là hết mệt mỏi ”.
- HS làm theo giáo viên.
- Cả lớp theo dõi và làm theo.
- Gồm 3 phần: Đầu, mình, chân tay.
- Về học bài và xem nội dung bài sau.
 Thể dục
Tiết 1: Tổ chức lớp - Trò chơi vận động
 A.Mục tiêu:
 1.Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập , chọn cán sự bộ môn. 
 2. Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ Thể dục.
 3.Chơi trò chơi:“ Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu bước đầu biết tham gia được vào trò chơi.
B.Địa điểm và phương tiện:
 - Sân trường. 
 - GV chuẩn bị 1 còi, tranh, ảnh một số con vật.
 C.Nội dung và phương pháp lên lớp:
nội dung
định lượng
phương pháp tổ chức
 1.Phần mở đầu:
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Khởi động
 2 phút
 3 phút
- HS tập hợp thành 2- 4 hàng dọc, sau đó quay thành hàng ngang.
- Đứng vỗ tay, hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1- 2.
 2.Phần cơ bản:
- Biên chế tổ tập luyện , chọn cán sự bộ môn.
- Phổ biến nội quy luyện tập:
+ Tập hợp dưới sự điều khiển của cán sự.
+ Trang phục luôn gọn gàng, không đi dép lê.
+ Muốn ra ngoài hay vào lớp phải xin phếp GV.
 Cho HS sửa lại trang phục.
- Trò chơi : :“ Diệt các con vật có hại”.
+ GV nêu tên trò chơi.
+ Hãy kể tên các con vật có ích ? có hại ? ( kết hợp sử dụng tranh.)
+ G Vhướng dẫn cách chơi.
.
- GV gọi tên một số con vật cho HS làm quen dần với cách chơi
5 phút
10 phút
10 phút
- Tập hợp 4 hàng ngang:
x - x - x - x - x .......
x - x - x - x - x .......
x - x - x - x - x .......
x - x - x - x - x .......
x
- HS tập hợp theo hàng ngang hoặc vòng tròn. Các em có thể đứng hoặc ngồi xổm.
- HS kể tên
- Khi gọi đến tên các con vật có hại thì cả lớp đồng thanh hô:“ Diệt ! Diệt ! Diệt !”và tay giả làm động tác đập ruồi, muỗi; còn gọi tên con vật có ích thì đứng im, ai hô: “ Diệt ! ” là sai. Phải đi lò cò một vòng xung quanh các bạn.
 - HS chơi thử
 - Cả lớp chơi
 3.Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài học
- GV kết thúc giờ học. 
- Dặn dò về nhà
3 phút
1 phút
1 phút
- HS đứng vỗ tay và hát.
GV hô:“ Giải tán !”
HS hô : “Khoẻ !”
	Thứ năm ngày 13tháng 9 năm 2012
Học vần
Bài 2: b
A. Mục đích yêu cầu
- HS nhận biết chữ và âm b. HS ghép và đọc được tiếng: be
- Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
- Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ và các loài vật
* Trọng tâm: HS nhận biết chữ b, âm b.
B. Đồ dùng 
GV: 1 sợi dây, tranh minh họa: bóng, bè, bé, bà; bài viết mẫu
HS : SGK + Bảng con
C. Các hoạt động dạy học
I .ổn định tổ chức
- HS hát
II.Kiểm tra bài cũ
- HS đọc ,viết :e
III .Bài mới	
1. Giới thiệu bài:
- GV Ghi bảng Bài 2: b
- HS cả lớp đọc:b (bờ)
2. Dạy chữ ghi âm b
a. Nhận diện- Phát âm
 - GV ghi bảng : b
 - Hướng dẫn cách đọc: Môi ngậm, bật hơi ra ngoài 
 b. Ghép chữ và phát âm
- Nêu cấu tạo tiếng :be
* Tìm tiếng có âm b vừa học?
c. Hướng dẫn viết
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS cách viết 
Tiết 2
- HS tập phát âm : b
- HS lấy b trong hộp chữ
 HS tự ghép b và e
- HS phát âm: bờ - e- be/be
- Tiếng be có âm b và âm e
- bò, bê, bé, bi, bố, bà.
- HS lên gạch chân chữ b
- HS nhận xét điểm dừng và đặt bút
- HS đồ chữ theo 
- HS viết bảng con : b , be
3. Luyện tâp 
a. HS luyện đọc 
* Đọc bài trên bảng
*Đọc SGK
b. Luyện nói:
- Quan sát tranh em thấy vẽ gì?
- Ai đang học bài?
- Ai đang tập viết chữ e ?
- Bạn voi đang làm gì ?
- Ai đang kẻ vở ?
- Hai bạn gái đang làm gì ?
- Các bức tranh này có điểm gì giống và khác nhau ?
c. Luyện viết
- Hướng dẫn viết vở.
- Đọc cá nhân + đồng thanh 
- Đọc kết hợp phân tích cấu tạo tiếng be
- HS mở SGK
- Có con chim, gấu, voi, các bạn.
- Con chim
- Con gấu
- Bạn voi đang cầm sách ngược, bạn ấy không biết chữ
- Bạn gái
- Các bạn đang chơi xếp hình
- Giống nhau: Ai cũng đang tập trung vào việc học tập
- Khác nhau: Các loài khác nhau các công việc khác nhau
- Viết bài trong vở tập viết: b- bé
IV. Củng cố
	- Trò chơi: Thi tìm chữ
- 2 nhóm đại diện lên tìm chữ có chữ cái b nhóm nào tìm được nhiều hơn sẽ thắng
V. Dặn dò
- Đọc lại bài cũ. Chuẩn bị bài dấu /
 Toán
Tiết 3 :Hình vuông - Hình tròn
 A. Mục tiêu 
 1. Giúp HS nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn.
 2. Bước đầu nhận ra hình vuông , hình tròn từ các vật thật.
 Có kĩ năng tô đúng,đẹp các hình vuông , hình tròn.
Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức toán học vào thực tế cuộc sống.
 * Trọng tâm : Nhận ra và nêu đúng tên hình vuông , hình tròn. 
 B Chuẩn bị 
 GV:Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau.
 Một số đồ vật thật có mặt là hình vuông , hình tròn.
 HS: Bộ đồ dùng học toán. 
 C. Các hoạt động dạy học
I. ổn định lớp
II. Kiểm tra bài
III. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông, hình tròn Mục tiêu:HS nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn 
 *GV đính lên bảng tấm bìa hình vuông và nói : Đây là hình vuông 
-GV đính các hình vuông khác màu sắc, kích thước khác nhau lên bảng hỏi : Đây là hình gì
-GV xê dịch vị trí hình lệch đi ở các góc độ khác nhau và hỏi :Còn đây là hình gì ?
*Giới thiệu hình tròn tương tự
Hoạt động 2 : Làm việc với Sách Giáo khoa
Mục tiêu : Nhận dạng hình qua tranh vẽ, qua bộ đồ dùng học toán 1, qua các vật thật 
-GV chỉ định HS cầm hình lên nói tên hình 
Hoạt động 3: Thực hành
* tô màu
GV hướng dẫn HS làm bài
* Nhận dạng hình qua các vật thật 
- Tìm xem trong lớp có những đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn 
-Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh 
IV. Củng cố
GV chỉ bảng
V. Dặn dò
- Tìm các đồ vật có dạng hình vuông , hình tròn ở gia đình.
- Chuẩn bị bài: Hình tam giác.
- HS hát
- HS tự tìm và so sánh các nhómđồ vật
-HSquan sát lắng nghe 
-HS nhắc lại hình vuông
–HS quan sát trả lời 
- Đây là hình vuông
-HS cần nhận biết đây cũng là hình vuông nhưng được đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
- Hs lấy các hình vuông, hình tròn trong bộ thực hành toán để lên bàn 
- Cá nhân HS nêu
* HS mở SGK và nêu tên các vật có dạng hình vuông, hình tròn
Học sinh nói với nhau theo cặp 
- Bạn nhỏ đang vẽ hình vuông 
-Chiếc khăn tay có dạng hình vuông
-Viên gạch lát nền có dạng hình vuông
-Bánh xe có dạng hình tròn
-Cái mâm có dạng hình tròn 
-Bạn gái đang vẽ hình tròn 
-Học sinh biết dùng màu khác nhau để phân biệt hình vuông, hình tròn.
-Mặt đồng hồ, quạt treo tường cái mũ có dạng hình tròn, 
-Khung cửa sổ, gạch hoa lát nền có dạng hình vuông
- HS nêu tên các hình 
 	 Thứ sáu ngày14 tháng 9 năm 2012
Học vần
Bài 3: Dấu sắc 
A. Mục đích yêu cầu
- Giúp hs nhận biết dấu sắc và thanh sắc; ghép, đọc được tiếng: bé.
- Rèn kĩ năng nói, đọc, viết 
- Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh theo chủ đề: Các hoạt động khác nhau của trẻ em .
* Trọng tâm: HS nhận biết dấu sắc và biết cách ghi đúng vị trí dấu sắc. 
 Ghép ,đọc được tiếng : bé
B. Đồ dùng
GV:Tranh, vật mẫu minh họa : bé, cá lá, chuối, chó, khế.
Tranh minh hoạ bài luyện nói
HS: Hộp đồ dùng, SGK, bảng
C. Các hoạt động dạy học
 I.ổn định tổ chức
- HS hát
II. Bài cũ
- HS đọc, viết: b, bé .
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài : Bằng tranh vẽ
- HS đọc tên bài: Dấu sắc
2. Dạy dấu ghi thanh:
a. Nhận diện –Phát âm
- GV nêu: Dấu sắc là một nét xiên phải
- Dấu sắc giống cái gì ?
b. Ghép tiếng
- Ghi bảng: be.
- Thêm dấu sắc được tiếng gì?
- Vị trí dấu (/ ) trong tiếng bé:
- Tìm tiếng có dấu sắc
c. Hướng dẫn viết
- GV viết mẫu và nêu qui trình viết:
Lưu ý: nét nối từ trong b sang e, vị trí dấu (/).
- HS đọc: Dấu sắc
-

File đính kèm:

  • doctuan 1.doc
Giáo án liên quan