Giáo án lớp 2 buổi chiều - Tuần 25

I/ Mục tiêu:

- Nhận biết bằng hình ảnh trực quan “ một phần năm”, biết đọc viết 1/5

- Biết thực hành chia 1 nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau

- Làm bài tập1

II/ Đồ dùng dạy học: Các hình vuông , hình tròn , hình tam giác đều giống như hình vẽ trong SGK

III/ Các hoạt động dạy học:

 1/ Kiểm tra bài cũ:(4’)

 - Gọi 1 HS đọc bảng chia 5

 - 2 HS lên làm tính, cả lớp làm giấy nháp.

 - Nhận xét phần kiểm tra .

 

doc14 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 buổi chiều - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đọc thuộc lòng bảng chia
Bài 2: Cho học sinh làm bảng
- Cho học sinh nêu cách làm
- Giáo viên nhận xét
Bài 3: Hiện nay bố 45 tuổi, tuổi con bằng tuổi bố. tính tuổi con hiện nay 
- Giáo viên nhận xét
Bài 4: Cho học sinh làm vào vở
 Linh và Hà có một số viên bi. Nếu Hà cho Linh 10 viên bi thì số bi của linh sẽ nhiều hơn Hà 2 viên. Hỏi Hà có nhiều hơn Linh bao nhiêu viên bi?
HĐ 3 Củng cố, dặn dò
-Cho học sinh đọc lại bảng chia đã lập - Nhận xét tiết học
- Theo dõi
- Một học sinh hỏi, một học sinh trả lời
 5 : 5 = ? 25 : 5 = ? 
 30 : 5 = ? 50 : 5 = ?
-Vài học sinh thi. Cả lớp theo dõi bình chọn
- Học sinh làm bảng con
x x 5 = 30 6 x x = 30
5 x x = 25 4 x x = 40
- Học sinh nêu cách tìm x
- Thảo luận theo bàn tìm ra hình đã tô màu 
-Vài em nêu
-Học sinh làm
- Đọc bài toán, nêu tóm tắt trình bày bài giải
Bài giải
Tuổi con hiện nay là
 45: 5 = 9 (tuổi)
 Đáp số: 9 tuổi
Bài giải
Hà có nhiều hơn linh số viên bi là:
 10 + 10 + 2 = 22(viên bi)
 Đáp số: 22 viên bi
Tiếng Việt
Luyện đọc : SƠN TINH, THUỶ TINH
 I.Mục tiêu:
 - Rèn đọc trôi chảy toàn bài, biết thể hiện tính cách của các nhân vật qua lời đọc 
 - Hiểu nội dung bài: Giải thích nạn lụt ở nước ta
II/ Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi từ ngữ cần luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
 - Nhận xét ghi điểm .
2/ Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
- Giáo viên giới thiệu bài mới
- Gv ghi tên bài lên bảng. 
HĐ2 Luyện đọc 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc
Đoạn1: Đọc thong thả, trang trọng. Lời vua Hùng dõng dạc, đoạn tả cuộc chiến đấu hào hùng giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
-Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
- Gọi học sinh đọc bài
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa
- Tuyên dương, ghi điểm nhóm đọc hay nhất
- Thi đọc diễn cảm toàn bài
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
HĐ3: Tìm hiểu bài
+ Câu truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên điều gì có thật.
- Nhận xét chốt lại nội dung 
HĐ 4Củng cố, dặn dò
- Bài học giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện đọc bài
- Theo dõi GV giới thiệu bài mới
- Theo dõi
- Luyện đọc theo nhóm bàn
- Nhóm 3 em đọc bài (đọc nối tiếp từng đoạn) 4 - 5 nhóm đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét từng nhóm
- Ba học sinh thi đọc
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
-Trả lời: Nạn lụt hằng năm (vào tháng 7, 8)
- Nhân dân ta đắp đê chống lũ lụt rất kiên cường từ nhiều năm nay.
Thứ 4 ngày 28 tháng 2 năm 2012
Tiếng việt (ôn)
Bài:	BÉ NHÌN BIỂN
I/ Mục tiêu: 
 - Củng cố về đọc hiểu bài thơ, biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi, hồn nhiên.
 - Hiểu từ ngữ: bễ, còng, sóng lừng.
 - Hiểu bài thơ : Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng và ngộ nghĩnh như trẻ con 
 - Học thuộc 3 khổ thơ đầu
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ minh hoạ
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
 2/ Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Luyện đọc
b/ Luyện phát âm từ khó : 
- Yêu cầu nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- Yêu cầu HS nêu các từ khó phát âm yêu cầu đọc .
- GV đọc mẫu.
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh. 
c/ Luyện đọc đoạn : Yêu cầu tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp .
- Tổ chức cho Hs luyện đọc bài theo từng nhóm nhỏ . Mỗi nhóm có 4 em .
d/ Thi đọc :
- Tổ chức để các nhóm thi đọc đồng thanh và đọc cá nhân .
- Nhận xét cho điểm .
e/ Đọc đồng thanh:
HĐ 3 Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Yêu cầu một em đọc bài 
- Vì sao tác giả lại ví “Biển to lớn thế mà vẫn là trẻ con” ?
- Qua nội dung bài thơ em có suy nghĩ gì về biển?
HĐ 4:Luyện đọc lại
- Tổ chức để HS thi đọc thuộc lòng bài thơ .
HĐ 5 : Củng cố, dặn dò
-Yêu cầu HS đọc bài
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Đọc thuộc khổ thơ mà em thích.
- Theo dõi GV giới thiệu bài
- HS Đọc nối tiếp từng câu.
- biển , nghỉ hè , tưởng rằng , nhỏ , bãi giàng , bễ , vẫn , trẻ , ...
- HS đọc lại.
- 3 em nối tiếp nhau đọc bài, mỗi em đọc 1 khổ. 
- Lần lượt từng bạn trong nhóm đọc bài, các bạn khác theo dõi chỉnh sửa cho nhau.
- Thi đọc cá nhân (mỗi nhóm cử 2 bạn ).
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ .
- Một em đọc bài , lớp đọc thầm theo .
- Tác giả lại ví “Biển to lớn thế mà vẫn là trẻ con”vì những con sóng khoẻ vẫn lon ton ngoài biển.
- Qua nội dung bài thơ em thấy biển rất đẹp và thơ mộng.
- HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân .
- Lớp đọc đồng thanh .
- Học thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài thơ .
- Các nhóm thi đọc , Cá nhân thi đọc
- Một em đọc lại cả bài .
TIẾNG VIỆT (ÔN LT&C)
Tiết:25	TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN – ĐẶT VÀ TRẢ LỜI
CÂU HỎI VÌ SAO?
I/ Mục tiêu: 
 - Củng cố về từ ngữ về sông biển
 - Biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ chép một đoạn văn để KT bài cũ
 - Giấy A4 để hs làm BT.
 - Thẻ từ (bìa cứng)
III/ Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 4 em lên bảng đọc đoạn văn trong đó có sử dụng dấu chấm, dấu phẩy 
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm
 2/ Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài	
- Nêu tên bài và mục tiêu bài dạy
HĐ2: Luyện từ
Bài 1 : Ghi Đ vào ô trống trước dòng có các từ chỉ sông biển dưới đây.
Đ a. biển cả, tàu bè, thuyền buồm, ca nô.
Đ b. sóng biển, xuôi dòng, ngược dòng, lên thác, xuống ghềnh.
S c. mưa gió, dãi dầu, song gió, vất vả.
Đ d. xanh thẳm, đục ngầu, mênh mông, cuồn cuộn.
- GV nhận xét tuyên dương đội điền nhanh, đúng. 
HĐ 3: Luyện câu
Bài 2: 
a. Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?
b. Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?
c. Vì sao ở nước ta có nạn lũ lụt?
d. Vì sao Thủy Tinh lần nào cũng thua?
- Gọi HS nhận xét và chữa bài .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
HĐ 4: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài đã học
- Theo dõi GV giới thiệu
- Đọc yêu cầu .
- 2 đội mỗi đội 4 em đại diện lên bảng điền nối tiếp: 
- Yêu cầu lớp nhận xét bài bạn .
- Dựa vào bài tập đọc “ Sơn Tinh Thuỷ Tinh” để trả lời câu hỏi.
-Lớp chia thành các cặp thảo luận .
- Đại diện một số em lên trình bày :
a- Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì chàng mang lễ vật đến trước . 
b- Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì chàng không lấy được Mị Nương .
c- Vì hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước để đánh Sơn Tinh .
d – Vì tinh thần chống lũ lụt của nhân dân ta rất kiên cường. 
Toán(ôn)
Bài:	LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu 
- Biết cách tính giá trị của biểu thức có hai dấu tính nhân và chia( tính từ trái sang phải ) - Tìm thành phần chưa biết của phép tính. Củng cố biểu tượng về , , , .
- Tính logic trong học toán.
II. Chuẩn bị : Viết sẵn bài tập vào phiếu.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ 
- Em hãy nêu ý nghĩa của 1 phần năm của một hình 
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
- Hôm nay các em sẽ củng cố các kiến thức trong các bảng chia 2 , 3, 4, 5 đã học.
 Luyện tập
Bài : Gọi HS nêu bài tập 1.
3 x 4 : 2 = 12 : 2 5 x 6 : 3 = 30 : 3
 = 6 = 10
6 : 3 x 5 = 2 x 5 2 x 2 x 2 = 4 x 2
 = 10 = 8
Bài 2: Yêu cầu HS nêu đề bài 
a. x + 6 = 12 b. 3 x x = 21
 x = 12 - 6 x = 21 : 3
 x = 6 x = 7
- Nhận xét và ghi điểm HS.
Bài 3
- Hướng dẫn HS quan sát và thi xếp hình 
- Tổ chức cho hai đội mỗi đội 4 em lên thi xếp .
-Trong thời gian 3 phút đội nào xếp xong trước và xếp đúng là đội đó thắng cuộc .
3. Củng cố - Dặn dò
-Yêu cầu nêu cách tính một phần năm của một số 
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập 
- Hai HS lên bảng chỉ hình và nêu kết quả 
- HS khác nhận xét .
- Tính theo mẫu, HS làm bảng con
.
- Một em đọc đề bài .Tìm x, làm nhóm
- Lớp chia thành hai đội mỗi đội cử 4 bạn lên thi xếp hình .
- Lớp nhận xét bài làm của bạn .
- Hai HS nhắc lại cách tính một phần năm của một số. 
- Lắng nghe.
Thứ 6 ngày 2 tháng 3 năm 2012
Toán (ôn)
Bài:	ÔN TẬP
I/ Mục tiêu: Củng cố về giờ, phút, thực hành xem giờ đồng hồ.
 - Biết 1 giờ có 60 phút 
 - Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút
 - Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian.
 - Biết cách tính giá trị của biểu thức có hai dấu tính nhân và chia( tính từ trái sang phải ) 
 - Làm các bài tập.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 - Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ chỉ phút theo ý muốn .
III/ Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1/ Kiểm tra bài cũ
 - Giáo viên kiểm tra 2 hs : -Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập số 3. 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2/ Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài
- Nêu tên bài và mục tiêu bài dạy
 HĐ 2: Ôn tập
+ Một giờ có bao nhiêu phút ?
- Giáo viên chỉ trên đồng hồ và nêu: 
+ Khi kim phút quay được một vòng thì được bao nhiêu phút?
- quay kim đồng hồ đến vị trí 2 (14) giờ và hỏi : 
- Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Tiếp tục quay kim đồng hồ đến vị trí 2 giờ 25 phút và hỏi: - Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Yêu cầu HS sử dụng mặt đồng hồ cá nhân để quay kim đồng hồ đến vị trí 10 giờ , 10 giờ 15 phút , 10 giờ 30 phút 
HĐ 3: Luyện tập -Thực hành 
Bài 1: 
a. Lúc 6 giờ (18 giờ), Kim giờ chỉ số nào? Kim phút chỉ số nào?
b. Lúc 9 giờ 30 phút, Kim giờ chỉ số nào? Kim phút chỉ số nào?
c. Lúc 11 giờ 30 phút, Kim phút chỉ số nào? Kim giờ số nào?
d. Lúc 7 giờ kém 15 phút, Kim phút chỉ số nào? Kim giờ chỉ gần số nào nhất?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 : Buổi tối An ngồi vào bàn học lúc kim giờ chỉ số 7, kim phút chỉ số 12. An làm bài xong bài tập toán lúc kim phút chỉ số 4, kim giờ qua số 7 một chút. Hỏi An làm toán hết bao nhiêu phút? Lúc đó là mấy giờ theo hệ 24 giờ.
- Quan sát, gợi ý hs còn lung túng.
+ GV nhận xét bài làm của học sinh 
TIẾT 2
Bài 3: Tính nhanh:
a) 5 x 2 + 10 = 
 5 x 5 + 5 = 
5 x 8 + 20 = 
 5 x 7 + 15 = 
 4 x 5 + 5 = 
 3 x 5 + 25 = 
 5 x 3 + 3 x 2 = 
 5 x 6 + 2 x 4 = 
5 x 9 + 10 : 2 = 
 5 x 3 + 20 : 4 = 
b) 25 : 5 - 2 x 2 = 
 45 : 5 - 4 x 2 = 
20 : 5 - 16 : 4 = 
 35 : 5 - 4 x 1 = 
- Chấm chữa, bài
Bài 4: Cứ 4 bánh xe thì đủ lắp cho một xe hơi, nếu có 24 bánh xe như vậy thì lắp được cho bao nhiêu xe hơi?
- Chấm chữa, bài
HĐ 4 : Củng cố, dặn dò
- Cho HS nêu nội dung bài đã học
- Nhận xét tiết học. 
- Theo

File đính kèm:

  • docTuần 25 chiều.doc