Giáo án lớp 10 từ tiết 13 đến tiết 21
I – Mức độ cần đạt được:
1- Về kiến thức:
Hs biết:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn
2- Về kỹ năng:
Hs vận dụng:
- Dựa vào các dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô trong bảng tuần hoàn để suy ra các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô.
II- Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình kết hợp với đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
III- Đồ dùng dạy học:
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
IV- Kiểm tra bài cũ:
1- Viết cấu hình electron của các nguyên tử sau: 1H, 2He, 3Li, 4Be, 5B, 6C, 7N, 8O, 9F, 10Ne, 11Na, 12Mg, 13Al, 14Si, 15P, 16S, 17Cl, 18Ar, 19K, 20Ca.
2- Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố trên hãy cho biết:
a- Những nguyên tố nào có cùng số lớp eletron? Mấy lớp?
b- Những nguyên tố nào có cùng số electron ở lớp ngoài cùng? Mấy electron?
rút ra kết luận. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách giáo khoa – sách giáo viên. Bảng HTTH. Bảng sơ đồ cấu tạo 20 nguyên tố đầu. Bảng năng lượng ion hóa các kim loại nhóm IA, IIA, IIIA. Thí nghiệm biểu diễn của GV: Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm. Hóa chất: nước; một mẫu Na ( cỡ hạt đậu); kim loại Mg dây xoắn mỏng; kim loại nhôm dây mỏng, phenol phtalein. KIỂM TRA BÀI CŨ: Cho một nguyên tố có Z=11, viết cấu hình e. Từ đó suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng HTTH, cho biết tên nguyên tố. Các nguyên tố cùng nhóm có tên chung là gì? Viết phương trình phản ứng giữa nguyên tố đó với H2O; với Cl2. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động thầy và trò. Nội dung GV: treo bảng sơ đồ cấu tạo 20 nguyên tố đầu. Dựa vào cấu hình electron, làm thế nào biết được nguyên tố nào là kim loại – phi kim – khí hiếm? Cấu hình nào là bền? HS: nguyên tố lớp ngoài cùng có 1,2,3 e là nguyên tố kim loại, có 5,6,7 là phi kim, có 4 e là kim lọai hoặc phi kim; có 8e là khí hiếm. Trong đó nguyên tố có 8e lớp ngoài cùng là cấu hình e bền ( khí hiếm) So với cấu hình bền thì nguyên tố kim loại sẽ có xu hướng như thế nào để đạt cấu hình bền giống khí hiếm? Từ đó nêu rõ đặc trưng của tính kim loại là tính chất gì? HS: kim loại sẽ nhường đi e ở lớp ngoài cùng. Vậy đặc trưng của tính kim loại là tính dễ mất e. GV: vậy lúc đó trong nguyên tử kim loại số p và số e có còn bằng nhau? HS: số p lớn hơn số e. GV bổ sung: lúc đó kim loại trở thành ion dương. Vậy tính nhường e (hay mất e) là tính kim loại. GV dẫn dắt HS định nghĩa tính kim loại. Hs khác nhắc lại. GV: gọi HS định nghĩa tính phi kim trên cơ sở tính kim loại. Học sinh khác nhắc lại. GV: trong cùng chu kỳ tính kim loại – phi kim của các nguyên tố có giống nhau? Chúng biến đổi như thế nào? Yêu cầu hs quan sát thí nghiệm nêu kết luận về độ hoạt động của Na so với Mg và Al. GV làm thí nghiệm Na với H2O;Mg với H2O; Al với H2O HS: mẩu Na tan dần trong nước ngay ở đk thường, có bọt khí thoát ra. Còn mẫu Mg thì phản ứng khi đun nóng; mẩu Al dù đun nóng vẫn không phản ứng. Kết luận: độ hoạt động của Na mạnh hơn Mg; Mg mạnh hơn Al. GV: như vậy độ hoạt động của Na mạnh hơn Mg; Mg mạnh hơn Al. Từ đó rút ra kết luận về sự biến đổi tính kim loại, suy ra sự biến đổi tính phi kim trong chu kỳ. Gv: Giải thích sự biến đổi tính kim loại – phi kim : do điện tích hạt nhân tăng, bán kính nguyên tử giảm. Học sinh xem hình 2.1 trang 43 – SGK. HS làm ví dụ: so sánh tính kim loại - phi kim các nguyên tố ở chu kỳ 3. GV: Vì hs đã xem hình nên cũng có thể nêu được sự biến đổi tính kim loại - phi kim theo nhóm. Hs khác nhắc lại. Hs tự làm ví dụ: so sánh tính kim loại trong nhóm IA , tính phi kim trong nhóm VIIA. Độ âm điện là một khái niệm mới, do đó GV cung cấp cho hs định nghĩa này. HS quan sát bảng 6 trang 45 SGK, nhận xét sự biến đổi, nêu quy luật biến đổi độ âm điện . HS khác nhắc lại. GV: sự biến đổi độ âm điện giống với sự biến đổi tính chất nào của nguyên tố? HS: quy luật biến đổi độ âm điện giống với sự biến đổi tính phi kim của các nguyên tố. GV: lấy ví dụ trong chu kỳ 3,cho HS quan sát bảng HTTH. HS xác định hóa trị và nêu nhận xét. HS:trong oxit cao nhất; Na(I); Mg(II); Al(III); Si(IV); P(V); S(VI); Cl(VII). Vậy hóa trị cao nhất với oxy tăng dần 1 đến 7 khi đi từ Na đến Cl. Trong hợp chất với hidro của các phi kim: Si(IV); P(III); S(II); Cl(I). Vậy hóa trị với hidro giảm dần từ 4 đến 1 khi đi từ Si đến Cl. GV: từ đó hãy nêu sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố trong một chu kỳ. HS: nêu sự biến đổi, GV bổ sung. HS khác nhắc lại. GV: yêu cầu HS nhớ lại tính chất của NaOH; của Mg(OH)2. Từ đó so sánh tính chất của chúng. HS: NaOH là một bazơ mạnh, tan trong nước làm quỳ tím hóa xanh, tác dụng được với oxit axit, axit và một số muối. Mg(OH)2 là bazơ yếu; là chất kết tủa, không tan. Vậy tính bazơ của NaOH mạnh hơn Mg(OH)2. GV cung cấp thêm: Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính, tính axit và bazơ của nó đều yếu, tác dụng được với axit mạnh và bazơ mạnh. Yêu cầu HS bảng 8 trang 46 SGK, nêu nhận xét về sự biến đổi tính axit – bazơ của các oxit và hidroxit đó. Suy ra quy luật biến đổi tính axit – bazơ. GV: qua các quy luật biến đổi đã được khảo sát, ta nhận thấy rằng không những tính chất của các nguyên tố ( là tính kim loại – phi kim) mà các hợp chất ( oxit cao nhất, hợp chất với hidro) và các tính chất của nó ( tính axit – bazơ) cũng biến đổi tuần hoàn. Tổng hợp lại ta có quy luật chung… TÍNH KIM LOẠI – TÍNH PHI KIM. Tính kim loại: là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất e để trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất e thì tính kim loại càng mạnh. Tính phi kim: là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu e để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ thu e thì tính phi kim càng mạnh. Sự biến đổi tính chất trong một chu kỳ: Trong một chu kỳ, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố yếu dần đồng thời tính phi kim mạnh dần. Ví dụ trong chu kỳ 3: Tính kim loại yếu dần: Na> Mg> Al Tính phi kim mạnh dần: Si< P < S < Cl Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A: Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần đồng thời tính phi kim yếu dần. Ví dụ: Trong nhóm IA : tính kim loại tăng dần: Li< Na< K< Rb< Cs. Trong nhóm VIIA: tính phi kim giảm dần: F > Cl > Br > I. Có thể thấy: Cs có bán kính nguyên tử lớn nhất: nó là kim loại mạnh nhất. F có bán kính nguyên tử nhỏ nhất: nó là phi kim mạnh nhất. Độ âm điện: Khái niệm: độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút e của nguyên tử nguyên tố đó khi hình thành liên kết hóa học. Bảng độ âm điện: ( xem bảng 6 trang 45 SGK). Trong một chu kỳ khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện của các nguyên tố nói chung tăng dần. Trong một nhóm A khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng điệnh tích hạt nhân, giá trị độ âm điện của các nguyên tố nói chung giảm dần. Quy luật biến đồi độ âm điện phù hợp với sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim. Kết luận: tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. HÓA TRỊ CÁC NGUYÊN TỐ: Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải hoa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxy tăng dần từ 1 đến 7; còn hóa trị của các phi kim trong hợp chất với hidro giảm từ 1 đến 4. (HS xem bảng 7 trang 46, SGK) OXIT VÀ HIDROXIT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính bazơ các oxit và hidroxit tương ứng yếu dần đồng thời tính axit của chúng tăng dần. (HS xem bảng 8 trang 46, SGK) Ví dụ: trong chu kỳ 3: Tính bazơ giảm dần: NaOH , Mg(OH)2, Al(OH)3. Tính axit mạnh dần: H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hòan theo chiều tăng điện tích hạt nhân. CỦNG CỐ: Tính kim loại: tính dễ mất e tính phi kim: tính dễ thu e. Độ âm điện Các oxit và hidroxit tương ứng Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải Tính kim loại yếu dần Tính phi kim mạnh dần Độ âm điện tăng dần Tính bazơ yếu dần Tính axit mạnh dần Trong một nhóm A Tính kim loại mạnh dần Tính phi kim yếu dần Độ âm điện giảm dần Trong một chu kỳ, khi đi từ trái sang phải hóa trị của các nguyên tố trong oxit cao nhất tăng dần từ 1 đến 7, hóa trị trong hợp chất với hidro giảm dần từ 4 đến 1. DẶN DÒ: Học bài. Làm bài tập 1 ® 12 trang 47 – 48 SGK. Xem bài : “Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HÒAN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC”. Tiết 18 BÀI 10: Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HÒAN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. I – Mức độ cần đạt được: Kiến thức: Khẳng định tính đúng đắn của bảng HTTH Từ cấu tạo nguyên tử hs có thể suy ra tính chất hóa học và ngược lại So sánh tính chất của nguyên tố này với nguyên tố khác. Dự đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học của nguyên tố chưa biết. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS biết sử dụng bảng HTTH: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng HTTH : có thể suy ra cấu tạo nguyên tử và ngược lại có thể suy ra tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó và các nguyên tố thuộc cùng nhóm. HS biết vận dụng các quy luật biến đổi để so sánh các tính chất của nguyên tố này với nguyên tố khác. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại Hỏi – đáp ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách giáo khoa – sách giáo viên. Bảng HTTH KIỂM TRA BÀI CŨ: Nêu quy luận biến đổi tính kim loại – phi kim trong chu kỳ và trong nhóm A. Vận dụng quy luật đó sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần tính kim loại: K; Mg; Na; Al. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: nếu không dựa vào bảng HTTH; chỉ dựa vào cấu tạo nguyên tử thì có biết được vị trí của một nguyên tố trong HTTH? HS: dựa vào cấu tạo nguyên tử: số e = số p S
File đính kèm:
- Giao an hoa 10 gdtx tiet 1321.doc