Giáo án lớp 1 học kỳ I - Tuần 16 đến tuần 18

 I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết:

 - Biết các hoạt động ở lớp

- Kể được một hoạt động học tập ở lớp học.

_ GDHS hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: GV : Các hình trong bài 16 SGK HS : Vở BT TNXH 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 A. Bài cũ : (5) + Trong lớp học của em có những thứ gì? Chúng được dùng để làm gì?

 B . Bài mới :(25)

 

doc13 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 học kỳ I - Tuần 16 đến tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iữ lớp học sạch đẹp
* Bước 1:_GV hướng dẫn HS quan sát tranh ở trang 36 SGK và trả lời với các bạn câu hỏi :
+ Trong bức tranh thứ nhất, các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
+ Trong bức tranh thứ hai, các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
*Bước 2: GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
* Bước 3:_GV và HS thảo luận các câu hỏi:
+ Lớp học của em đã sạch, đẹp chưa?
+ Lớp em có những góc trang trí như trong tranh trang 37 SGK không?
+ Bàn ghế trong lớp có xếp ngay ngắn không?
+ Cặp, mũ, nón đã để đúng nơi quy định chưa?
+ Em có viết, vẽ bẩn lên bàn, ghế, bảng, tường không?
+ Em có vứt rác hay khạc nhổ bừa bãi ra lớp không?
+ Em nên làm gì để giữ cho lớp sạch, đẹp?
 GDBVMT:Giữ gìn lớp học sạch ,đẹp có lợi ích gì ?
GDSDNLTK&HQ :(liên hệ) GDHS ý thức tiết kiệm nước khi sử dụng nước để làm vệ sinh lớp học 
Kết luận:
 Để lớp học sạch, đẹp mỗi HS phải luôn có ý thức giữ lớp học sạch, đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch, đẹp.
Hoạt động 2:(15’) Thảo luận và thực hành theo nhóm.
_Mục tiêu: Biết cách sử dụng cụ (đồ dùng) để làm vệ sinh lớp học.
GDKNS.-Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để giữ lớp học sạch đẹp.
* Bước 1: _Chia nhóm theo tổ_Phát cho mỗi tổ một, hai dụng cụ 
* Bước 2:_ GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Những dụng cụ đồ dùng này được dùng vào việc gì?
+ Cách sử dụng từng loại như thế nào? 
Bước 3: GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành.
GDBVMT: Bạn đã làm gì để lớp học sạch đẹp ?
- GD cho HS biết sự cần thiết phải giữ gìn môi trường lớp học sạch đẹp-Biết các công việc cần phải làm để cho lớp học sạch đẹp 
Có ý thức giữ gìn lớp học sạch sẽ ,không vứt rác ,vẽ bậy bừa bãi ,không leo trèo ,giẫm đạp lên bàn ghế
Kết luận:
 Phải biết sử dụng đồ dùng hợp lí, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể.
Tổng kết bài học: 
 Lớp học sạch, đẹp sẽ giúp các em khỏe mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy, các em phải luôn có ý thức giữ cho lớp học sạch, đẹp.
2.Nhận xét- dặn dò:(5’)-Lớp học sạch đẹp có lợi gì?
_Nhận xét tiết học_Dặn dò: Chuẩn bị bài 18, 19 “Cuộc sống xung quanh”
_ Giữ lớp học sạch và đẹp.
_HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
Một số HS trả lời
-Có sức khoẻ và học tập tốt
_Chia thành 3 nhóm
_Mỗi tổ sẽ thảo luận theo các câu hỏi
-Không vứt rác bừa bãi ,không bôi bẩn vẽ bậy lên bàn ghế 
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012
THỦ CÔNG
Bài 14: 	GẤP CÁI VÍ (TIẾT 1 )
I.MỤC TIÊU: 
_ Biết cách gấp cái ví bằng giấy
_ Gấp được cái ví bằng giấy
_HS biết được công dụng của cái ví – ham thích xếp giấy
II.CHUẨN BỊ: GV:Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn -HS : 1 tờ giấy màu hình chữ nhật 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
A. Bài cũ :(5’) - Nhận xét bài cũ -Kiểm tra ĐDhọc tập
B. Bài mới : (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:(5’)
_ Giới thiệu ví mẫu:
 Ví có 2 ngăn đựng và được gấp từ tờ giấy hình chữ nhật.
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu: (10’)
 GV thao tác gấp ví trên tờ giấy hình chữ nhật to
_ Bước 1: Lấy đường dấu giữa:
 Đặt tờ giấy màu hình chữ nhật trước mặt, để dọc giấy. Mặt màu ở dưới. Gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa (h1). Sau khi lấy dấu xong, mở tờ giấy ra như ban đầu (h2)
 _ Bước 2: Gấp 2 mép ví:
+ Gấp mép 2 đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô như hình 3 sẽ được hình 4
_ Bước 3: Gấp ví:
+ Gấp tiếp 2 phần ngoài (h5) vào trong (h6) sao cho 2 miệng ví sát vào đường dấu giữa để được hình 7
+ Lật hình 7 ra sau theo bề ngang giấy như hình 8. Gấp 2 phần ngoài vào trong sao cho cân đối giữa bề dài và bề ngang của ví (h9) được hình 10
+ Gấp đôi hình 10 theo đường dấu giữa (h11), cái ví đã hoàn chỉnh (h12)
_ Cho HS thực hành(15’)
Củng cố, Dặn dò: (5’) HS nhắc lại các bước gấp
Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở 
_ Quan sát mẫu 
Quan sát từng bước gấp
Với HS khéo tay:
- Gấp được cái ví bằng giấy. Các nếp gấp thẳng, phẳng 
- Làm thêm được quai xách và trang trí cho ví 
Thứ năm,ngày 20 tháng 12 năm 2012
THỂ DỤC Tiết 17
 TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
MỤC TIÊU: 
- Biết được những kiến thức , kĩ năng cơ bản đã học trong học kì
 ( có thể còn quên một số chi tiết ) và thực hiện được cơ bản đúng những kĩ năng đó .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được .
ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: _ Trên sân trường hoặc trong lớp 
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
-Khởi động
 +Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
 +Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
 +Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn một số động tác Thể dục RLTTCB 
(hoặc trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”)
2/ Phần cơ bản: 
a) Sơ kết học kì 1:
_ GV cùng HS nhắc lại những kiến thức, kĩ năng đã học về: Đội hình đội ngũ, Thể dục RLTTCB và trò chơi vận động.
_ Xen kẽ, GV gọi vài em lên làm mẫu các động tác.
_ GV đánh giá kết quả học tập của HS (cả lớp hoặc từng tổ). 
 b) Trò chơi: “Chạy tiếp sức”
 _ GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi, sau đó cho HS chơi thử 1-2 lần, rồi chơi chính thức có phân thắng thua. Đội thua phải chạy một vòng xung quanh đội thắng cuộc.
3/ Phần kết thúc:
_ Thả lỏng._ Nhận xét.
1-2 phút
1-2 phút
50-60m
1phút
2-3phút
10-15 phút
8-10 phút
2-3 phút
1-2 phút
- Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Sơ kết lớp.
Đội hình vòng tròn
Đội hình hàng dọc (2-4 hàng)
- HS đi thường theo nhịp và hát.
- Tập lại các động tác đã học.
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2012
ĐẠO ĐỨC – Tiết 17
 TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:-
 - Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
 - Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Thực hiện giữ trật tự khi ra vào lớp, khi nghe giảng.
 - HS có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:_Vở bài tập Đạo đức_Tranh bài tập 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Bài cũ : (5’) Trật tự trong trường học (T1)
Việc gây mất trật tự trong lớp có tác hại gì ? ( gây ồn ào, vấp ngã…) Trong giờ học và khi ra vào lớp em cần thực hiện như thế nào? ( giữ trật tự )
B. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1:(7’) Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận.
_Cho HS thảo luận theo câu hỏi sau:
+Các bạn trong tranh ngồi như thế nào?
GV kết luận: Học sinh cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói truyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
Hoạt động 2:(8’) Tô màu tranh bài tập 4
+Vì sao em lại tô màu vào quần áo các bạn đó?
+Chúng ta có nên học tập các bạn đó không? Vì sao?
GV kết luận: Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học.
Hoạt động 3:(10’) HS làm bài tập 5
_Cho HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý:
+Việc làm của 2 bạn đó đúng hay sai? Vì sao?
+Mất trật tự trong lớp sẽ có hại gì?
GV kết luận:
_Hai bạn đã giằng nhau quyển truyện, gây mất trật tự trong giờ học.
_Tác hại của mất trật tự trong giờ học
+Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài.
+Làm mất thời gian của cô giáo. làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
_Cho HS đọc 2 câu thơ cuối bài
Kết luận chung:
_Khi ra, vào lớp cần xếp hàng trật tự, đi theo hàng, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch.
_Trong giờ học cần chú ý lắng nghe cô giáo giảng, không đùa nghịch, không làm việc riêng. Giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
_Giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học. Giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
2.Nhận xét- dặn dò:(5’)+Việc gây mất trật tự trong lớp sẽ có tác hại gì?Khi muốn phát biểu cần phải làm gì ?_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 9: “lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
_Học sinh quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận:
_Đại diện các nhóm HS trình bày.
_Cả lớp trao đổi thảo luận.
_HS tô màu vào quần áo, các bạn giữ trật tự trong giờ học.
+Vì các bạn đó biết giữ trật tự trong giờ học.
_Cả lớp thảo luận.
+Sai. Vì hai bạn đã giành nhau quyển truyện 
+Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài. Làm mất thời gian của cô giáo. Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
_HS đọc theo GV:
 “Trò ngoan vào lớp nhẹ nhàng,
Trật tự nghe giảng, em càng ngoan hơn”.
HSKG- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện
HĐTT: Tiết 17
 SINH HOẠT LỚP 
I. Mục tiêu :
- Ổn định lớp – Trang trí góc học tập 
- Giúp HS đi vào nền nếp- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập
II Chuẩn bị : Nội dung, kế hoạch, biện pháp
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Nhận xét đánh giá công tác tuần 17
+ Nề nếp: - Đi học đều, xếp hàng vào lớp trật tự 
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Vệ sinh lớp tốt
Một số em còn gây ồn ào mất trật tự trong giờ học
 + Học tập : - Học bài và làm bài tương đối đầy đủ
	 - Một số em cần phải phụ đạo thêm
 2/ Phương hướng T.18 
 - Về nhà học bài và làm bài tập đầy

File đính kèm:

  • docCACMON 16-18.doc
Giáo án liên quan