Giáo án Lịch sử lớp 9 - Trưòng THCS Nguyễn Huệ
A/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức: Giúp HS nắm vững, khắc sâu kiến thức lịch sử đã học ở chương I đến chương IV phần lịch sử thế giới hiện đại
2/ Kĩ năng: Giúp HS nâng cao tư duy, phát triển tính tích cực trong học tập
3/ T tởng: Giáo dục HS tính tự học, tự rèn, tính trung thực và tự giác trong kiểm tra.
B/ Phơng pháp: Tự luận & trắc nghiệm.
C/ Chuẩn bị của GV &HS:
1/ Chuẩn bị của GV:
Gv ra đề kiểm tra (hs làm bài trực tiếp vào đề ) & Đáp án.
2/ Chuẩn bị của HS:
- Hoàn thành phần bài tập ở sách bài tập chương I đến chương V
- Ôn kĩ các phần GV đã hướng dẫn ở tiết trớc.
D/ Tiến hành kiểm tra:
I/ Kiểm tra sỉ số HS: nhắc nhở HS thực hiện tốt nội quy, quy chế kiểm tra.
II/ Gv phát đề kiểm tra cho từng Hs.
-> IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống Thực dân Pháp trở lại xâm lược: - 23/9/1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược, đánh chiếm SG-CLớn, các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Nhân dân ta đã chiến đấu rất anh dũng bằng mọi hình thức, mọi thứ vũ khí. - Đảng phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến. V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản c/m: - Bọn Tưởng và "Việt Quốc" "Việt Cách" chống phá ta ở miền Bắc - Ta mở rộng chính phủ nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội và một số ghế Bộ trưởng. - Nhân nhượng Tưởng một số quyền lợi về kinh tế. - Chính phủ ban hành sắc lệnh trấn áp bọn phản c/m, thẳng tay trừng trị bọn ngoan cố. VI. Hiệp định Sơ bộ (6/3./1946) và tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946) 1. Hoàn cảnh: * Pháp: - Chuẩn bị tấn công ra Bắc. - Pháp - Tưởng kí hiệp ước Hoa-Pháp: + Pháp trả cho Tưởng một số tô giới của Pháp ở TQ và một số quyền lợi kinh tế khác. + Tưởng cho Pháp thay thế ở MB để giải giáp quân Nhật. * Ta: - Chủ trương hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng, tập trung lực lượng đánh Pháp. - Hoà hoãn để có thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài. 2. Nội dung: - Chính phủ pháp công nhận nước ta là 1 nước tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội, tại chính nắm trong khối liên hiệp pháp - VNDCCH thoả thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay Tưởng trong vòng 5 năm, mỗi năm rút 1/5 số quân về nước - Đình chỉ chiến sự để đàm phán chính thức ở Pari. - Sau hiệp định Pháp liên tiếp bội ước. - Ta kí tạm ước 14/9/1946 để tranh thủ thời gian hoà hoãn kháng chiến lâu dài 3. Củng cố: Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: ? Nhân dân Nam Bộ đã tiến hành k/c chống thực dân Pháp ntn? ? Trình bày nội dung của hiệp định Sơ bộ IV. Dặn dò: - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa, - Làm các bài tập ở sách bài tập . - Làm bt: Lập niên biểu về những sự kiện chính của thời kì lịch sử 1945-1946? - Soạn trước bài 25 vào vở soạn và trả lời các câu hởi sau: ? Hoàn cảnh bùng nổ của cuộc khang chiến toàn quốc? ? Nội dung lời kêu gọi toàn quốc k/c? Chương V: việt nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954 Ngày soạn: ...................... Ngày dạy: Tiết 31 Bài 25 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu - Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh ở Việt Nam. - Quyết định kịp thời phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. - Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp - Những thắng lợi mở đầu của quân và dân ta trên các mặt trận. - Âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp trong những năm đầu cảu cuọc kháng chiến. 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho hs lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tinh vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. 3. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá. B. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích, tường thuật, đánh giá..... C. Chuẩn bị: 1. GV: - Photo tranh ảnh trong sgk. - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 - Tài liệu liên quan, giáo án, sgk. 2. HS: - Học bài củ - Vở ghi, vở soạn, vở bài tập, sách giáo khoa D. Tiến trình lên lớp: I. ổn đinh: II. Kiểm tra bài củ: ? Em hãy trình bày tình hình nước ta sau c/m tháng Tám? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng thực dân pháp càng lấn tới. Chúng ta không còn con đường nào khác phải đứng lên kháng chiến, bảo vệ thành quả c/m. Hôm nay cô và trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài... 2. Triển khai bài: Cách thức hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Gv: Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Hs: -> Gv phân tích thêm Gv; Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc (19/12/46) chống Pháp của nhân dân ta bùng nổ/ Hs: - Chúng ta muồn hoà bình, thực dân Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa, đỉnh cao là chúng đã gửi tối hậu thư cho ta. Nhân dân ta không còn con đường nào khác phải đứng lên đấu tranh. Ngày 19/12/46 HCM ra lời kêu gọi toàn quốc k/c. Gv: Em hày trình bày nội dung cơ bản của lời kêu gọi toàn quốc k/c? Hs: -> Gv: Nêu đường lối k/c chống thực dân Pháp của nhân dân ta? Hs: -> Gv: Nội dung chính của đường lối kháng chiến? Gv: Tại sao nói cuộc k/c của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân. b. Hoạt động2: Gv: Em hãy trinhg bày cuộc chiến đấu giam chân địch trong các thành phố? Hs: trả lời theo sgk Gv: tường thuật và minh hoạ thêm trên lược đồ Gv gọi hs lên trình bày lại. Gv: Theo em cuộc chiến đấu giam chân địch trong các thành phố có ý nghĩa gì? c. Hoạt động3: Gv; Ta đã chuẩn bị những gì cho cuộc kháng chiến lâu dài? Hs: -> I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946): 1. Kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược bùng nổ: a. Hoàn cảnh: - Sau hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, Pháp liên tiếp bội ước: + ở Nam Bộ và nam Trung Bộ: Chúng tấn công các cơ sở c/m, vùng tự do, căn cử địa của ta. + Bắc Bộ: khiêu khích ở Lạng Sơn, Hải phòng. + Hà nội: gây xung đột vũ trang... + 18/12/46 chúng gửi tối hậu thư buộc ta phải giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. - Ta: ngày 18 và 19/12 Ban thường vụ TW Đảng họp quyết định phát động toàn quốc k/c. Tối 19/12 HCM ra lưòi kêu gọi toànquốc k/c. b. Nội dung: - Vạch rõ nguyên nhân chiến tranh. - Nêu quyết tâm của nhân dân ta. - Nêu tính chất nhân dân của cuộc k/c - Khẳng định niềm tin tất thắng. 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân pháp của ta: - Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế . II. cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16: 1. cuộc chiến đấu giam chân địch trong các thành phố: * Tại Hà Nội: - diễn ra gay go quyết liệt. - TW và chủ lực của ta rút lên chiến khu an toàn. - Chuyển các nhu câu thiết yếu lên chiến khu * Tại Nam Định, Huế, Đà Nẵng: - Chủ đọng tấn công, giam chân địch trong các thành phố. - Chủlực của ta rút lên chiến khu an toàn. * Tại Vinh: Buộc địch đầu hàng ngày từ ngày đầu. * ý nghĩa: tạo điều kiện thuận lợi để TW Đảng, chính phủ và chủ lực rút lên chến khu an toàn. III. Tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài: - Di chuyển kho tàng, máy móc, thiết bị, vật liệu, hàng hoá, lương thực, thực phẩm lên chiến khu. - Thực hiện: "Tiêu thổ kháng chiến", Tản cư. - Chuẩn bị k/c về mọi mặt: + Chính trị: Chia cả nước thành 12 khu hành chính quân sự. + Quân sự: Từ 18-45 tuổi đều tham gia dân quân, du kích, bộ đội. + Kinh tế: Duy trì phát triển sản xuất, thành lập nha tiếp tế. + Giáo dục: Tiếp tục phát triển bình dân học vụ. 3. Củng cố: Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: ? Em hãy trình bày về cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ? ? Nêu nội dung chính của lời kêu gọi toàn quốc k/c? ? Trình bày cuộc chiến đấu giam chân dịch trong các thành phố? IV. Dặn dò: - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa, - Làm các bài tập ở sách bài tập . - Soạn trứơc các mục IV, V vào vở soạn. trả lời các câu hỏi sau: ? Trình bày diễn bến chiến dịch Việt Bắc thu đông trên lược đồ? ? Chúng ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dan toàn diện ntn? Ngày soạn: ...................... Ngày dạy: Tiết 32 Bài 25 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950) (TT) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu - Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp - Những thắng lợi mở đầu của quân và dân ta trên các mặt trận. - Âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp trong những năm đầu cảu cuọc kháng chiến. 2. Thái độ: Bồi dưỡng cho hs lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tinh vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. 3. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá. B. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích, tường thuật, đánh giá..... C. Chuẩn bị: 1. GV: - Photo tranh ảnh trong sgk. - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 - Tài liệu liên quan, giáo án, sgk. 2. HS: - Học bài củ - Vở ghi, vở soạn, vở bài tập, sách giáo khoa D. Tiến trình lên lớp: I. ổn đinh: II. Kiểm tra bài củ: ? Hoàn cảnh và nội dung của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng thực dân pháp càng lấn tới. Chúng ta không còn con đường nào khác phải đứng lên kháng chiến, bảo vệ thành quả c/m. Hôm nay thầy và trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài... 2. Triển khai bài: Cách thức hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức a. Hoạt động 1: Gv: Âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc tiến công căn cứ địa Việt Bắc? Hs: -> Gv: Để thực hiện được âm mưu đoa chúng có hành động gì? Hs: Trả lời theo sgk Gv phân tích và tường thuật trên lược đồ Gv gọi hs lên trình bày lại Gv: Em hãy trình bày diến biến của chiến dịch Việt Bắc? Hs: trình bày theo sgk Gv tường thuật trên lược đồ Gv gọi hs lên trình bày laị Gv: Em hãy trình bày kết quả của chiến dịch Việt Bắc? b. Hoạt động2: Gv: Âm mưu của pháp sau thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc? Hs: -> GV: Chủ trương của ta? HS: -> Gv: Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh ntn? Hs:-> Gv phân tích thêm - Quân sự: vận động vũ trang toàn dân, đẩy mạnh chiến tranh du kích. - Chính trị: Nam Bộ: Hội đồng nhân dân được hình thành. Thống nhất hai mặt trận Việt Minh và Liên Việt. - Ngọai giao: Năm 1950 mở rộng mối quan hệ ngoại giao. - Kinh tế: Phá hoại kinh tế địch, Xây dựng, củng cố kinh tế kháng chiến - Giáo dục: Cải cách giáo dục phổ thông 12 năm sang 9 năm IV. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947: 1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc: a. Âm mưu của địch: - Thực hiện "đánh nhanh, thắng nhanh" - Tiêu diệt cơ quan đầu não, bộ đội chủ lực của ta - Khoá chặt biên giới Việt - Trung. b. Hành động: - Huy động 12.000 quân, phần lớn máy bay ở ĐD. - 7/10/1947, cho quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, chợ Đồn, chợ mới - Cùng ngày, bộ binh đánh từ Lạng Sơn -> Cao Bằng -> Bắc Cạn. - 9/10, bộ binh, thuỷ binh từ sông Hồng -> Sông Lô,-> sông Gấm -> Tuyên Quang
File đính kèm:
- lich su 9(5).doc