Giáo án Lịch sử lớp 9 - Tiết 10 - Bài 8: Nước Mĩ

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

 Giúp trình bày được:

- Sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó.

- Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.

2. Rèn luyện kỹ năng:

- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và khái quát các vấn đề.

3. Giáo dục:

- Giúp học sinh nhận rõ thực chất các chính sách đối nội và đối ngoại của các nhà cầm quyền Mĩ.

- Thấy được sự cần thiết trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ trong việc phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật và chính trị nhưng cũng đồng thời kiên quyết phản đối mọi mưu đồ bá quyền của các giới cầm quyền Mĩ nhằm xâm lược, nô dịch các dân tộc khác.

 

docx6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 3499 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Tiết 10 - Bài 8: Nước Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III
MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Ngày soạn: 
11/10/2011
Ngày giảng:
9A:
../10/2011
9B:
../10/2011
9C:
../10/2011
Tiết 10. Bài 8.
NƯỚC MĨ
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
	Giúp trình bày được:
- Sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó.
- Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
2. Rèn luyện kỹ năng:
- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và khái quát các vấn đề.
3. Giáo dục:
- Giúp học sinh nhận rõ thực chất các chính sách đối nội và đối ngoại của các nhà cầm quyền Mĩ.
- Thấy được sự cần thiết trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ trong việc phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật và chính trị nhưng cũng đồng thời kiên quyết phản đối mọi mưu đồ bá quyền của các giới cầm quyền Mĩ nhằm xâm lược, nô dịch các dân tộc khác.
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: 
- Bản đồ nước Mĩ.
- Một số tranh ảnh, tiêu biểu về nước Mĩ trong giai đoạn từ sau năm 1945 đến nay.
2. Trò:
- Chuẩn bị sách, vở.
- Xem kĩ trước bài.
III. Tiến trình bài dạy.
	1. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
* Đặt vấn đề (1’):
	Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chuỷ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới. Với sự vượt trội về kinh tế, tài chính, khoa học – kĩ thuật, ngày nay nước Mĩ đang giữ vai trò hàng đầu trong nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế. Quá trình phát triển của nước Mĩ từ năm 1945 đến nay như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV
Dùng bản đồ nước Mĩ và giới thiệu khái quát để học sinh mường tượng:
Hoa Kỳ (tên chính thức: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô  Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska  nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.
Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 305 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba về tổng diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương). 
I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Hỏi
Tình hình kinh tế của nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
- Sau Chiến tranh: Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa.
HS
Đọc mục chữ in nghiêng trong sách giáo khoa trang 33.
Hỏi
Những nguyên nhân nào dẫn đên nền kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt như vậy?
HS
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước ở xa chiến trường nên không bị chiến tranh tàn phá, vì thế có thời gian yên ổn để phát triển sản xuất và bán vũ khí hàng hoá cho các nước tham chiến (thu được 114 tỉ USD lợi nhuận)
- Lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản.
- Thừa hưởng các thành tựu khoa học – kĩ thuật trên thế giới.
- Trình độ quản lí trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao.
GV
Đó là những nguyên nhân cơ bản giúp cho nền kinh tế Mĩ phát triển nhan chóng để vươn lên trở thành cường quốc đứng đầu trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Những nguyên nhân đó là:
Hỏi
Những biểu hiện nào chứng tỏ nền kinh tế Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản?
HS
- Về công nghiệp: Sản lượng công nghiệp tăng 14% mỗi năm. Trong những năm 1945 – 1949 sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% - 1948)
- Về nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh. Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Italia, Nhật cộng lại.
- Về tài chính: Năm hơn ¾ trữ lượng vàng toàn thế giới. Là nước chủ nợ thế giơi. Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển là của Mĩ.
+ Trong những năm 1945 – 1950, chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,47% - 1948), ¾ trữ lượng vàng thế giới.
+ Có lực lượng quân sự hùng mạnh và độc quyền vũ khí nguyên tử.
GV
Trong khoảng hai thập niên đầu sau chiến tranh thế giới thứ II, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới. 
GV
Cho học sinh quan sát tranh về một số thành phố, khu công nghiệp của Mĩ:
 thành phố Niu Oóc
 Thành phố Los Angeles
Hỏi
Trong những thập niên tiếp theo, tình hình kinh tế Mĩ như thế nào?
- Trong những thập niên tiếp sau, kinh tế Mĩ đã suy yếu không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia.
HS
Đọc mục chữ in mỏng trong sách giáo khoa trang 33.
Hỏi
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nền kinh tế Mĩ suy yếu?
HS
- Bị Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh giáo giết
- Thường xuyên khủng hoảng dẫn đến suy thái.
- Chi phí quân sự lớn.
- Chênh lệch giàu nghèo quá lớn.
Giới thiệu khái quát về khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh. Nội dung này sẽ được lồng ghép với nội dung ở tiết học trong bài 12. Vì thế về nhà yêu cầu các em đọc kĩ. 
II – Chính sách đối ngoại và đối nội của Mĩ
Hỏi
Nước Mĩ có những đảng nào thường nắm vai trò lãnh đạo đất nước?
HS
Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà.
Hỏi
Điểm giống nhau của hai đảng này là gì?
HS
Chính sách đối nội và đối ngoại đều phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền kếch sù ở Mĩ
1. Đối nội:
Hỏi
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện chính sách đối nội như thế nào? Mục đích của chính sách đó là gì
- Ban hành hàng loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng Cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
Hỏi
Thái độ của nhân dân Mĩ trước những chính sách đối nội của chính phủ Mĩ?
HS
Nhiếu phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra: phong trào của người da đen năm 1963, phong trào chống chiến tranh Việt Nam những năm 1969 – 1972.
2. Đối ngoại:
Hỏi
Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- Đề ra “chiến lược toàn cầu
- Tiến hanh “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
- Tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn khống chế.
Hỏi
Kết quả của việc thực hiện chính sách đổi ngoại ở Mĩ như thế nào?
HS
Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, những Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề trong việc can thiệp vào Trung Quốc (1945 – 1946), Cu Ba (1959 – 1960), đặc biệt là trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 – 1975)
Trong cuộc chạy đua để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế, giới cầm quyền Mĩ luôn vấp phải sự phản dổi của các đồng minh, của nhân loại tiến bộ và các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới, khiến Mĩ không dễ dàng thực hiện tham vọng của mình.
HS
Quan sát lược đồ nước Mĩ và xác định vị trí thủ đô Oa-sinh-tơn và thành phố Niu Oóc trên bản đồ.
HS
Lên bảng xác định.
3. Luyện tập, củng cố (3’):
Vì sao nước Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- Nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, nên không bị chiến tranh tàn phá.
- Mĩ giàu lên trong chiến tranh nhờ được yên ổn để phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu 114 tỉ đô la lợi nhuận
Giáo viên sơ kết bài học: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở trành nước TB giàu mạnh nhất về kinh tế, khoa học, kỹ thuật và quân sự trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Dựa vào đó các giới cầm quyền Mĩ đã thi hành một đường lối nhất quán: Đó là một chính sách đối nội phản động, đẩy lùi mọi phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và một chinh sách đối ngoại bành chướng, xâm lược với mưu đồ làm bá chủ thống trị toàn thế giới. Tuy nhiên hơn nữa thế kỉ qua Mĩ đã vấp phải nhiều thất bại nặng nề.
	4. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (1’):
- Học bài cũ.
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK Bài 9 Nhật bản.
- Sưu tầm tranh ảnh về Nhật bản.

File đính kèm:

  • docxNuoc Mi.docx