Giáo án Lịch sử lớp 9 (Chi tiết)

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.

3. Thái độ: Học sinh khâm phục trước những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đã đạt được.

II. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đàm thoại, vấn đáp.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bản đồ Liên Xô.

2. Học sinh: Sgk.

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

 

doc111 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 (Chi tiết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục đích gì?
(?) Khởi nghĩa ở Hà Nội đã diễn ra như thế nào?
(?) Sau cuộc mít tinh quần chúng đã làm gì?
(?) Những địa phương nào giành chính quyền sớm nhất trong cả nước?
GV dùng bản đồ chỉ những địa phương giành cq
(?) Vì sao khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi?
(?)Đối với dân tộc Việt Nam cách mạng tháng Tám thành công có ý nghĩa như thế nào
(?)Đối với thế giới cách mạng tháng Tám thành công có ý nghĩa như thế nào
(?) Cách mạng tháng Tám thành công bởi những nguyên nhân nào?
I. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố:
- Hoàn cảnh: Đức đầu hàng, Nhật thất bại trong CTTG II
- Chủ trương của Đảng: Từ 14=> 15/8/1945 hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước và thành lập ủy ban khởi nghĩa.
- Ngày 16/8/1945 đại hội Quốc Dân họp ở Tân Trào tán thành quyết định tổng khởi nghĩa và thành lập “Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam”.
II. Giành chính quyền ở Hà Nội:
- Từ 15/8/1945 quần chúng đã mít tinh , tổ chức diễn thuyết, dải truyền đơn.
- Sáng 19/8 quần chúng dự mít tinh ở nhà hát lớn Hà Nội đòi chính phủ bù nhìn phải từ chức.
- Sau đó cuộc mít tinh trở thành biểu tình tấn công vào các cơ sở chính quyền địch=> Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
III. Giành chính quyền trong cả nước:
- Từ 14 =>18/8/1945 nhiều địa phương giành được chính quyền.
- Ngày 23/8/1945 khởi nghĩa thắng lơi ở Huế, rồi Sài Gòn (25/8). Tới 28/8 khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.
- Ngày 2/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám:
1. Ý nghĩa lịch sử:
- Lật đổ ách thống trị của Pháp và phát xít Nhật, cùng chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam DCCH, đưa nhân dân ta từ nô lệ thành người dân độc lập tự do, làm chủ nước nhà.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào CMTG
2. Nguyên nhân thắng lợi:
- Do dân tộc việt Nam có truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất
 -Do sự lãnh đạo tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, do sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt của nhân dân ta.
- Do hoàn cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi
4. Củng cố bài học ( 2p)
 GV khái quát nội dung bài học
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà( 2p): HS học bài theo câu hỏi sgk/95, chuẩn bị trước bài mới
V.RÚT KINH NGHIÖM:
..
Ngày soạn:
CHƯƠNG IV: VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Tiết 29: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945- 1946) (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
 1. Kiến thức:Giúp HS thấy được những thuận lợi cơ bản cũng như những khó khăn to lớn cùa cách mạng nước ta sau năm 1945; Nắm được những chính sách của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc củng cố chính quyền, diệt giặc đói ,giặc dốt.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, nhận định , đánh giá tình hình đất nước sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
3. Thái độ: Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: sgv
 2. Học sinh: sgk 
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1p) 
Ngµy gi¶ng
TiÕt
Líp
SÜ sè
 2. Kiểm tra bài cũ ( 10p)
 (?) Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra và thắng lơi như thế nào
 (?) Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của CM tháng 8/1945 ?
* Kiểm tra: ..
 3. Bài mới ( 30p)
(t)
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS + ghi bảng
7p
10p
13p
(?) Nêu những khó khăn của cách mạng nước ta sau cách mạng tháng Tám?
(?) Bên cạnh những khó khăn trên ta có thuận lợi gì?
(?) Đảng và chính phủ đã tiến hành biện pháp gì để củng cố kiện toàn chính phủ
(?) Việc bầu cử trong cả nước có ý nghĩa như thế nào
 (?)Đảng có chủ trương gì để diệt giặc đói
(?)Đảng có chủ trương gì để diệt giặc dốt
(?) Nêu những việc làm của Đảng để giải quyết khó khăn về tài chính
I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám:
* Khó khăn:- Kẻ thù còn đông và mạnh
- Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra
- Đa số nhân dân mù chữ (95% dân số), tệ nạn xã hội tràn lan.
* Thuận lợi:
- Nhân dân giành được quyền tự chủ, tích cực xây dựng bảo vệ chính quyền cách mạng.
II. Bước đầu xây dựng chế độ mới:
- Ngày 6/1/1946 tổ chức bầu cử trong cả nước để bầu Quốc Hội.
- Ngày 2/3/1946 Quốc Hội họp bầu ra ban dự thảo hiến pháp và thông qua danh sách chính phủ do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
- Ở các địa phương ở Trung Bộ, Bắc Bộ tiến hành bầu hội đồng nhân dân, các cơ quan hành chính địa phương. Ngày 29/5/1946 Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam ( Hội Liên Việt) được thành lập
III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính:
* Diệt giặc đói:- Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động hai phong trào “ Nhường cơm xẻ áo” và “ tăng gia sản xuất”. Cả nước lập hũ gạo cứu đói, tổ chức “ Ngày đồng tâm” . Cuối năm 1945 đầu năm 1946 nạn đói bị đẩy lùi.
* Diệt giặc dốt: - Ngày 8/9/1945 Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập “Bình dân học vụ” kêu gọi toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ.
- Đổi mới nội dung phương pháp giáo dục
* Giải quyết khó khăn về tài chính:
- Xây dựng “ Quỹ độc lập”, phát động phong trào “ Tuần lễ vàng” 
- Ngày 23/11/1946 Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
4. Củng cố bài học ( 2p)
 GV khái quát nội dung bài học
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà( 2p): HS học bài theo câu hỏi sgk, chuẩn bị trước phần IV, V, VI
V.RÚT KINH NGHIÖM:
..
Ngày soạn:
Tiết 30: Bài 24: CUỘC DÁU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN ( 1945- 1946) ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 HS thấy được quá trình Pháp trở lai xâm lược Nam Bộ và những chủ trương của Đảng và chính phủ nhằm chống ngoại xâm nội phản; Thấy được những khó khăn của nước ta sau ngày cách mạng tháng Tám thành công.
 2. Tư tưởng:
 Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc
 3. Kỹ năng:
 Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, đánh giá sư kiện lịch sử.
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án, SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. Tổ chức lớp: 
Ngµy gi¶ng
Líp
TiÕt
SÜ sè( KiÓm tra miiÖng)
9A
9B
2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Nêu tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945? Đảng và Bác Hồ đã diệt giặc đói như thế nào?
3. Bài mới:
(t)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?) Pháp trở lai xâm lược Nam Bộ như thế nào?
(?) Ta có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của Pháp?
(?) Khi Pháp mở rộng đánh chiếm ta có chủ trương gì?
(?) Tưởng vào nước ta với lí do gì?
(?) Chúng chống phá ta như thế nào?
(?)Đảng ta đối phó với Tưởng như thế nào?
(?) Vì sao ta phải nhân nhượng với Tưởng?
(?) Nhận xét chủ trương của ta đối với Tưởng?
(?)Để tránh đụng dộ với Pháp ta có hành động gì?
(?) Trước tình hình đó ta đã làm gì?
(?) Nêu nội dung cơ bản của hiệp định sơ bộ?
(?) Sau hiệp định sơ bộ thái độ của Pháp như thế nào?
IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược :
1. Pháp trở lại xâm lược;
- Đêm 22 rạng 23/9/1945 được sự giúp đỡ của Anh, Pháp tấn công ta ở Sài Gòn, Chợ Lớn.
Đầu tháng 10/1945 pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
2. Chủ trương của ta:
-Quân dân Sài Gòn đánh trả địch bằng mọi hình thức: bãi công, đốt phá kho tàng của Pháp , phá khám lớn.
-Chính phủ phát động phong trào “Ủng hộ Nam Bộ kháng chiến”( Thanh niên nhập ngũ, góp thuốc quần áo ủng hộ Nam Bộ)
V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng:
1. Hoạt động của Tưởng:
- Sử dụng tay sai Việt Quốc, Việt Cách để chống phá ta: Đòi ta phải cải tổ chính phủ , gạt đảng viên ra khỏi chính phủ.
2. Chủ trương của ta:
- Hòa hoãn với Tưởng để chống pháp ở Nam Bộ :
 + Ta thỏa mãn một số yêu sách của Tưởng: nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội và một số ghế Bộ trưởng, cung cấp một phần lương thực cho Tưởng.
 + Ta ban hành sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng: giam giữ bọn chống lại cách mạng, lập tòa án quân sự để xét sử bọn phản cách mạng
VI. Hiệp định sơ bộ ( 6/3/ 1946) và tạm ước Việt- Pháp ( 14/9/1946):
 1. Hoàn ảnh lịch sử:
- Ngày 28/2/1946 Pháp kí hiệp ước Hoa Pháp với Tưởng: Pháp được đưa quân ra Bắc thay thế quân Tưởng giải giáp quân dội Nhật.
 2. Chủ trương của ta:
- Hòa hoãn với Pháp để gạt 20 vạn quân Tưởng ra khỏi đất nước.
- Ngày 6/3/1946 ta kí hiệp định sơ bộ đối với Pháp.
* Nội dung:
+ Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp.
+ Đồng ý cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng.
+Hai bên ngừng bắn bắn ở Nam Bộ chuẩn bị đầm phán ở Pa Ri
- Ngày 14/9/1946 ta lại kí với Pháp bản tạm ước mới tiếp tục nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa ở Việt Nam
4. Củng cố:
 (?) Vì sao ta phải nhân nhượng Pháp?
5. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài xem bài 25.
IV.Rót kinh nghiÖm
Ngày soạn: 
CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954
Tiết 31: Bài25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1946-1950) ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
HS nắm được nguyên nhân bùng nổ cuôc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta; Quyết định kip thời phát động kháng chiến toàn quốc của Đảng; Đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Tư tưởng: 
Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
3. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng phân tích nhận định, đánh giá những hoạt động của địch và ta trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến.
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án, SGK, Trích “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “
III. Hoạt động dạy học:
1. Tổ chức lớp: 
Ngµy gi¶ng
Líp
TiÕt
SÜ sè( KiÓm tra miiÖng)
9A
9B
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Nhândân Nam Bộ kháng chieens chống thực dân Pháp trở lại xâm lược như thế nào?
3. Bài mới:
(t)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?) Sau tạm ước 14/9 thái dộ của Pháp như thé nào?
(?) Vì sao thái độ của ta và Pháp khác nhau sau tạm ước?
(?) Trước sự tráo trở của Pháp buộc ta phải làm gì?
 ( Học sinh đọc lời kêu gọi)
(?) Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến của ta là gì?

File đính kèm:

  • docGA Su 9 dan ha.doc