Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 6, 7

) Mục tiêu bài học :

1/ Kiến thức :

- Giúp HS nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của phong trào cách mạng 1930–1939 tại Tiền Giang.

- Quá trình phục hồi và phát triển phong trào cách mạng (1932-1935).

- Cuộc vận động dân chủ 1936-1939.

2/ Tư tưởng:

- Giáo dục HS lòng kính trọng, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công nông và các chiến sĩ cộng sản.

3/ Kỹ năng :

Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và nhận định các sự kiện lịch sử.

II) Phương pháp thiết bị dạy học :

-Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang

- Sưu tầm tài liệu có liên quan đến nội dung bài.

- Bảng thống kê các sự kiện chính.

- Tài liệu lịch sử Tiền Giang.

III) Tiến trình dạy và học :

1/ Ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ (không) :

3/ Giới thiệu bài mới:

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 6, 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công.
* Hình thức đấu tranh :
- Tuyên truyền giáo dục quần chúng
- Vận động Đông Dương đại hội.
- Nông dân đấu tranh đòi giảm tô, giảm tức
GV
Minh hoạ thêm bằng số liệu:
+ Mức tô giảm 25% 
+ Tiền công cấy tăng từ 3 đồng lên 4,5 đồng/ tháng có cơm trưa và 6 đồng /tháng không có cơm trưa (1937)
* Công nhân đấu tranh sôi nổi ở khắp nơi với các cuộc đình công, bãi công .
- Công nhân đình công, bãi công ở khắp nơi.
GV
Gọi HS đọc đoạn văn in nhỏ trang 37 sách tài liệu lịch sử Tiền Giang từ “ Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh... cuộc đấu tranh của công nhân Hãng Xáng” .
GV
Liên hệ lại với phong trào đấu tranh của công nhân ở các nơi trong giai đoạn này.
Hỏi
Nêu nhận xét về các cuộc đấu tranh của các công nhân ? 
HS
So với các cuộc đấu tranh khác, thì phong trào đấu tranh của công nhân là sôi nổi nhất. 
Hỏi 
Thực dân Pháp đối phó với các cuộc đấu tranh trên như thế nào ? Kết quả ra sao ?
HS
Pháp phản công lại đàn áp dữ dội, các cơ sở Đảng nhanh chóng rút lại vào hoạt động bí mật.
GV
Nhắc lại tình hình cuối năm 1938 khi chính phủ Mặt trận Nhân dân ở Pháp bị đổ thì bọn phản động ở Đông Dương đã đàn áp dữ dội các cuộc đấu tranh trên. Trong tình hình đó thì các cơ sở Đảng trong cả nước phải rút vào bí mật, phong trào thu hẹp dần. 
GV
Giáo dục tư tưởng HS về tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh của nhân dân ta 
* Kết quả: Cuối 1938, chính quyền thực dân phản công lại cách mạng, các cơ sở Đảng rút vào hoạt động bí mật .
Hỏi
Cho biết những nét mới của phong trào đấu tranh của công nhân và nông nhân ở Tiền Giang trong giai đoạn 1936-1939? 
GV
Gợi ý :
- Các tầng lớp tham gia là ai ?
- Diễn ra như thế nào ?
- Tinh thần đoàn kết ra sao ?
- Mục đích đấu tranh là gì?
GV
Kết luận toàn bài:
Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 ở Tiền Giang là một phong trào quần chúng rộng rãi, thu hút đông đảo nhân dân tham gia từ thành thị tới nông thôn, hình thức đấu tranh phong phú với mục đích đòi lại tự do, dân chủ. Qua đó, Tỉnh Đảng bộ đã tập hợp, giáo dục rèn luyện đông đảo quần chúng, tạo thành một phong trào cách mạng rộng lớn và cùng với các địa phương khác làm nên cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945. 
4/Cũng cố: 
Hỏi: Hoàn chỉnh bảng các sự kiện sau đây để chứng minh rằng từ năm 1930-1939 phong trào đấu tranh ở Tiền Giang đã nổ ra với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện tính chất quần chúng rộng rãi ?
 Sau khi HS điền vào bảng những chổ trống, GV nhận xét kết hợp với treo bảng thống kê các sự kiện chính trong giai đoạn này đã chuẩn bị sẵn và kết luận.
Thời gian
Các sự kiện chính
1 - 5 - 1930
- Công nhân các hãng xưởng bãi công, nông dân đấu tranh đòi giảm sưu thuế
1 -5 - 1931
- Quần chúng huyện Châu Thành mít tinh
1 - 8 - 1931
- Nhân dân toàn tỉnh đấu tranh mít tinh
1936 - 1938
- Hưởng ứng phong trào vận động Đông Dương đại hội
- Nông dân đấu tranh giảm tô
- Công nhân đình công, bãi công đòi thi hành luật lao động, các quyền dân chủ dân sinh
5/Dặn dò: Học bài, nắm được các hình thức đấu tranh của nhân dân Tiền Giang trong phong trào cách mạng từ 1930-1939.
BÀI 7: 
CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở TIỀN GIANG (1939 - 1945 )
_______________
I) Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật tăng cường áp bức, bóc lột và đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta
- Tỉnh Đảng bộ Tiền Giang đã phát động các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp và tai sai.
- Những nét chính về diễn biến các cuộc khởi nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám 1945 ở Tiền Giang.
2/ Tư tưởng :
- Giáo dục cho HS lòng căm thù bọn đế quốc phát xít Pháp - Nhật và lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh dũng cảm của nhân dân ta.
3/ Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử 
II) Phương tiện thiết bị dạy học:
-Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang.
- Một số tư liệu sưu tầm có liên quan dến bài học (nếu có ).
- Ảnh Đình Long Hưng phóng to.
- Ảnh nơi xứ ủy Nam Kỳ họp phóng to.
III) Tiến trình tổ chức dạy và học 
 	1) Ổn định:
	2) Kiển tra bài cũ (không):
	3) Giới thiệu bài mới:
* Mở bài: Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương đã cấu kết với phát xít Nhật tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Trước tình hình đó, xứ ủy Nam Kỳ đã phát động khởi nghĩa vũ trang ở các địa phương để tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Tiền Giang. Nội dung các sự kiện diễn ra như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
20’
* MĐKTCĐ :
HS nắm được việc thực dân Pháp cấu kết và Phát xít Nhật đàn áp nhân dân. Diễn tiến cuộc khởi nghĩa nổ ra do Xứ ủy Nam Kỳ phát động
* TCTH: 
Hoạt động 1: Cá nhân / Cả lớp
I/- Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 ở Tiền Giang
1/ Hoàn cảnh ra đời:
GV
Gọi HS nhắc lại kiến thức đã học ở bài
 “ Việt Nam trong những năm 1939-1945” trong SGK.
Hỏi 
Em hãy nêu những nét chính về tình hình Đông Dương sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
HS
Thực dân Pháp cấu kết với Phát xít Nhật tăng cường đàn áp nhân dân 
Hỏi 
Nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là gì ? 
HS
Xác định vấn đề giải phóng dân tộc là hàng đầu 
GV
Diễn giảng:
Trước tình hình đó, Xứ ủy Nam Kỳ đã phổ biến đề cương khởi nghĩa vũ trang đến các địa phương ở Nam Kỳ nhằm đề ra khởi nghĩa cũng như mọi công tác chuẩn bị. Tỉnh bộ Tiền Giang đã tổ chức ba hội nghị vào tháng 8,10 và11 năm 1940 nhằm thống nhất ý chí và hành động chuẩn bị cho khởi nghĩa ở tỉnh nhà.
- Pháp cấu kết với Nhật tăng cường áp bức bóc lột và đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. 
- Từ tháng 3-1940 Xứ ủy Nam Kỳ phát động khởi nghĩa vũ trang ở các địa 
 phương Tỉnh Đảng bộ Tiền Giang chuẩn bị cho công cuộc khởi nghĩa ở tỉnh nhà.
Hoạt động 2: Cá nhân/ Cả lớp:
2/ Diễn biến :
Hỏi 
Công cuộc chuẩn bị được tiến hành như thế nào ?
HS
- Các đội du kích ở xã, huyện và đội tự vệ vũ trang ở các hãng xưởng lần lượt được thành lập. 
- Phong trào mua sắm vũ khí, luyện tập võ nghệ, tích trữ lương thực diễn ra sôi nổi ở khắp nơi
GV
Treo bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang, trực quan kết hợp diễn giảng.
- Khu rừng Ba U thuộc hai xa Long Định và Tam Hiệp ( huyện Châu Thành ) được chọn làm căn cứ cuộc khởi nghĩa .
- Công cuộc chuẩn bị được tiến hành .
- Ủy ban khởi nghĩa được thành lập.
Hỏi
Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào ?
HS
Đêm 22 rạng 23-11-1940 Đảng bộ Nam Kỳ quyết định khởi nghĩa .
GV
Diễn giảng :
Trước khi khởi nghĩa thì kế hoạch bị lộ nhưng kế hoạch khởi nghĩa ở Tiền Giang vẫn nổ ra đúng giờ quy định .
- Rạng 23-11-1940, ta tiến công vào đồn Thạnh phú (huyện Châu Thành) sau đó đánh chiếm các đồn Tam Hiệp, cầu đúc Long Định, trụ sở Tân Lý Tây.
Hỏi
Tại sao cuộc khởi nghĩa ở Tiền Giang nổ ra đúng giờ như kế hoạch của tỉnh ủy ?
GV
Gợi ý:
- Công cuộc chuẩn bị như thế nào ? 
- Mục tiêu cuộc khởi nghĩa là gì ? 
GV
Kết luận:
Chống thực dân Pháp và phát xít Nhật là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương,nên công cuộc chuẩn bị cho khởi nghĩa đã được Tỉnh Đảng bộ Tiền Giang tiến hành ráo riết. Vì thế dù bị lộ nhưng kế hoạch khởi nghĩa vẫn nổ ra đúng giờ quy định 
Hỏi
Khí thế của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện như thế nào ?
HS
Từ Châu Thành, khởi nghĩa đã lan rộng ra khắp nơi trong tỉnh với khí thế dâng cao chưa từng thấy.
GV
Diễn giảng:
Quần chúng cách mạng nô nức nổi dậy giành chính quyền. Ta đã làm chủ được khoảng 60 xã, chiếm hơn một nửa tổng số xã trên địa bàn toàn tỉnh .
- Cuộc khởi nghĩa lan rộng ra khắp nơi trong toàn tỉnh.
GV
Gợi ý cho HS nhớ lại sự kiện nổi bật nhất trong khởi nghĩa ở Nam Kỳ mà các em đã học ở nội dung SGK.
- Sự thành lập chính quyền cách mạng
- Sự xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng 
GV
Trực quan
- Ảnh Đình Long Hưng (huyện Châu Thành) nơi đặt trụ sở ủy ban cách mạng tỉnh và củng là nơi xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ( 1940 )
-Ảnh lá cờ đỏ sao vàng .
-Nơi xứ ủy Nam Kỳ họp quyết định khởi nghĩa năm 1940.
- Chính quyền cách mạng Tỉnh được thành lập 
- Lần đầu tiên xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh .
Hỏi 
Sự thành lập chính quyền cách tỉnh và sự xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng có ý nghĩa như thế nào ? 
Hỏi 
Cổ vũ, động viên quần chúng xông lên quyết chiến với kẻ thù .
GV
Liên hệ thực tế và giáo dục tư tưởng HS về truyền thống yêu nước, đấu tranh của nhân dân ta.
Hỏi 
Trước tình hình trên, thực dân pháp đã đối phó ra sao? 
HS
Huy động lực lượng, đàn áp đẩm máu cuộc khởi nghĩa .
GV
Liên hệ việc thực dân Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ nói chung nên khởi nghĩa bị thất bại .
Hỏi
Nêu kết quả cuộc khởi nghĩa ở Tiền Giang?
HS
Pháp đàn áp dã man, khởi nghĩa thất bại.
- Pháp đàn áp dữ dội, cuộc khởi nghĩa thất bại.
GV
Kết luận: 
Tuy tạm thời bị thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Tiền Giang đã thể hiện ý chí tiến công cách mạng quyết liệt của quần chúng công – nông, mở ra cao trào giải phóng dân tộc của đất nước và để lại những bài học quí báu về việc sử dụng bạo lực cách mạng trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập tự do cho Tổ Quốc .
GV
20’
Chuyển ý :
Mặc dù bị địch đàn áp dữ dội phong trào tạm thời thất bại nhưng đến cuối năm 1943, phong trào dần phục hồi và phát triển để chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Các sự kiện trên diễn ra như thế nào ? Kết quả ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu sang phần II.
* MĐKTCĐ:
HS biết được điều kiện chủ quan và khách quan để tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng.
* TCTH:
Hoạt động1: Cá nhân/ Cả lớp:
II/- Sự phục hồi và phát triển phong trào cách mạng (1941-3/1945). Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Tiền Giang .
1) Sự phục hồi và phát triển phong trào cách mạng.
Hỏi 
Em hãy nêu những sự kiện chính vào cuối năm 1943 ?
HS
Các đoàn thể cứu quốc thuộc mặt trận Việt Minh được thành lập, một số tổ chức quần chúng được ra đời.
GV
Diễn giảng :
Cuối năm 1943, các đoàn thể cứu quốc như Nông dân cứu quốc, Công nhân cứu quốc, Ph

File đính kèm:

  • docLSDIA PHUONGTIEN GIANGBAI 67.doc