Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1973) (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được:

- Hoàn cảnh đế quốc Mỹ đế ra chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

- Âm mưu và thủ đoạn mới của Mỹ trong “chiến tranh cục bộ”.

- Nhân dân Miền Nam đánh bại “chiến tranh cục bộ” của đế Quốc Mỹ như thế nào.

2. Tư tưởng, tình cảm:

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.

- Lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của dân tộc

3. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh.

- Kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 4528 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1973) (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài 29.
Cả Nước Trực Tiếp Chiến Đấu Chống Mỹ, Cứu Nước
(1965 - 1973)
(Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được:
- Hoàn cảnh đế quốc Mỹ đế ra chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
- Âm mưu và thủ đoạn mới của Mỹ trong “chiến tranh cục bộ”.
- Nhân dân Miền Nam đánh bại “chiến tranh cục bộ” của đế Quốc Mỹ như thế nào.
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.
- Lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của dân tộc
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh.
- Kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: - Lược đồ trận Vạn Tường (8/1965)
 - Tranh ảnh, sách giáo khoa
2. Trò:
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Từ đầu năm 1965 đến đầu năm 1973 , Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, cả nước có chiến tranh và 2 miền cùng nhau chống Mĩ. Để thấy hai miền thi đua đánh giặc lập công như thế nào, tiết học hôm nay
* Dạy - học bài mới:
? Đế quốc Mỹ đề ra chiến lược “chiến tranh cục bộ” trong hoàn cảnh nào
*GV:
- “chiến tranh cục bộ” là 1 trong 3 chiến lược chiến tranh trong chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Đế quốc Mỹ.
? Em hiểu gì về “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
- Chiến lược “chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân Mỹ, quân đồng minh (Hàn Quốc, Thái Lan, PhiLipPin, Ôxtrây-li-a, Niu-Di-Lân) và quân đội Sài Gòn, nhưng Mỹ giữ vai trò quan trọng àNhằm cứu đội quân Sài Gòn khỏi bị xụp đổ, tiếp tục thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở Miền Nam
? Âm mưu mới của đế quốc Mỹ trong “chiến tranh cục bộ” là gì
+ Dựa vào ưu thế quân sự,với số quân đông, vũ khí hiện đại, hoả lực mạnh.
+ Với 2 gọng kìm “tiêu diệt” và “bình định” chúng kì vọng dến cuối 1967 sẽ dồn cách mạng Miền Nam vào thế bị động rồi kết thục theo ý muốn.
- Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm.
? Chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh ®ặc biệt” của đế quốc Mỹ ở Miền Nam có điểm gì giống và khác nhau:
* Giống nhau: - đều là chiến tranh thực dân kiểu mới nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
- Đều thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam. 
* Khác nhau:
- Về quy mô: “ Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam còn “Chiến tranh cục bộ”mở rộng cả 2 miền Nam- Bắc.
- Về tính chất ác liệt: “ Chiến tranh cục bộ” ác liệt hơn thể hiện ở mục tiêu , lực lượng tham chiến, vũ khí hỏa lực, phương tiện chiến tranh.
- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ nhằm thực hiện mưu đồ cơ bản là dùng người Việt trị người Việt, mục tiêu là chống phá cách mạng và bình định miền Nam . Chúng coi ấp chiến lược là quốc sách nhằm tách cách mạng ra khỏi dân.
- Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” , mục tiêu là vừa diệt quân chủ lực vừa bình định miền Nam , phá hoại miền Bắc . Lực lượng tham chiến đông ,gồm cả Mĩ , chư hầu, ngụy. Chúng sử dụng vũ khí hiện đại , hỏa lực mạnh cả trên bộ , trên không, trên biển, tốc độ nhanh và mở nhiều chiến dịch nhằm tìm diệt và bình định vào đất thánh cộng sản.
- Giáo viên : Ngay sau khi quân viễn chinh ồ ạt tràn vào Miền Nam Việt Nam, Mỹ muốn đánh thắng 1 trận để gây thanh thế và để thí nghiệm những cuộc hành quân chúng cho là hiện đại, mở đầu “chiến lược chiến tranh cục bộ” chúng tấn công Vạn Tường.
- Giáo viên dùng lược đồ thuật chiến thắng Vạn Tường.
- Vạn Tường là một làng nhỏ ven biển thuộc huyện Bình Sơn( Quảng Ngãi). Tại đây có một đơn vị chủ lực quân giải phóng đang đóng giữ.
? Tóm tắt diễn biến của trận Vạn Tường (Quảng Ngãi).
- Mờ sáng 18-8-1965 Mĩ huy động 9000 quân , 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay phản lực chiến đấu , 6 tàu chiến mở cuộc tấn công vào thôn Vạn Tường , nhằm bao vây và tiêu diệt trung đoàn quân giải phóng ở đây. trong khi đó lực lượng quâ giải phóng ở Vạn Tường chỉ bằng 1/10 số quân Mĩ, trang bị vũ khí thiếu thốn. Nhưng do đề cao cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu , sau 1 ngày chiến đấu kiên cường ác liệt, trung đoàn chủ lực của ta cùng dân quân du kích và ND địa phương đã đẩy lùi được cuộc càn quét của địch.
? Kết quả của chiến thắng Vạn Tường.
? Chiến thắng Vạn Tường có ý nghĩa như thế nào.
=> Nó chứng tỏ rằng quân và dân Miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “chiến tranh cục bộ” của Mỹ về mặt quân sự.
* GV: Chuyển ý. 
? Vì sao khi thất bại ở Vạn Tường, Mỹ vẫn liên tiếp mở hai cuộc phản công mùa khô
+ Nhằm gỡ lại tổn thất ở cuối 1965.
+ Nhằm gây thanh thế, trấn an tinh thần quân chư hầu, nguỵ quân, nguỵ quyền.
- Giáo viên: Gọi cuộc phản công mùa khô là vì: - khí hậu ở Miền Nam có hai mùa trong năm: 
+ Mùa mưa từ tháng 5->10 
+ Mùa khô từ tháng 11-> 4 năm sau (tính theo dương lịch)
? Quân và dân ta ở miền Nam đã giành những thắng lợi nào trong 2 cuộc phản công mùa khô của Mĩ.
=> Với nỗ lực cao nhất, quân và dân ta đã bẻ gãy 2 cuộc tập kích chiến lược này lập lên chiến thắng lớn của 2 mùa khô.
- Kết quả : 
+ Ta diệt: 24 vạn địch
+ Bắn rơi và phá huỷ 2700 máy bay, 2200 xe tăng xe bọc thép, hơn 3400 ô tô.
? Chiến thắng hai cuộc phản công mùa khô của Mĩ có ý nghĩa gì.
- Làm cho gọng kìm tìm diệt của địch bị bẻ gãy hoàn toàn , buộc địch phải lùi vào thế phòng ngự. Chiến thắng này góp phần làm phá sản chiến lược “ chiến tranh cục bộ” của Mĩ , là điều kiện để quân và dân miền Nam tiến lên tổng công kích, tổng nổi dậy tết Mậu Thân 1968 
? Trong những năm đầu của “chiến tranh cục bộ” nhân dân ta đã giành được những thắng lợi về đấu tranh chính trị như thế nào.
* GV: Giới thiệu H-67: Đội quân tóc dài đấu tranh đòi đế quốc Mĩ rút khỏi miền Nam VN.( Tài liệu tham khảo- hướng dẫn sử dụng kênh hình lịch sử THCS)
* GV: Đến cuối 1967 uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế, đặc biệt là phong trào đấu tranh của ND tiến bộ trên thế giới, trong đó có ND Mĩ phản đối chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam.
* GV: Giới thiệu H 66- ND Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh ở VN( Tài liệu tham khảo - Hướng dẫn sử dụng kênh hình sgk/ lịch sử THCS)
? Em có đánh giá, nhận xét về những thắng lợi của nhân dân Miền Nam trong 3 năm 1965, 1966, 1967.
à Với chiến thắng của quân và dân Miền Nam trong 3 năm, ta đã tiêu hao 1 bộ phận lớn quân địch, buộc địch lâm vào thế đối phó bị động, lực lượng so sánh thay đổi có lợi cho ta, lực lượng vũ trang của ta trưởng thành về mọi mặt, tạo cho ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1968. 
? Ta tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) trong hoàn cảnh nào.
? Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 diễn ra như thế nào.
“cuộc tæng tiến công và nổi dậy được mở đầu . Tân Sơn Nhất”
- Giáo viên phân tích: cuộc tổng tiến công 1968 qua 3 đợt (đêm 30 rạng sáng 31 tháng 1à25/2/1968)
+ Đợt 1: không đầy 1 tháng quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 147000 tên địch, trong đó 43000 lính Mỹ và đồng minh phá huỷ một khố lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng.
+ Đợt 2,3 : Lực lượng của ta gặp không ít khó khăn và tổn thất ..
à Mục tiêu của cuộc tổng tiến công và nổi dậy không đạt được đầy đủ
* Giáo viên phân tích hạn chế của ta:
Ta còn mắc một số thiếu sót, sai lầm về đánh giá lực lượng địch chưa chuẩn xác cho nên => tổn thất nhất định . 
? Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1968 có ý nghĩa lịch sử như thế nào. 
I. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của mỹ ở Miền Nam
1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở Miền Nam
* Hoàn Cảnh: 
-Sau thất bại của “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
* Âm mưu:
+ Tổ chức những cuộc hành quân “tìm diệt” quân giải phóng
+Tiến hành “bình định” Miền Nam
2. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ.
a- Chiến thắngVạnTường (8/1965)
- Sáng 18/8/1965 Mỹ tấn công Vạn Tường
- Sau 1 ngày chiến đấu, quân và dân Miền Nam đã đẩy lùi được cuộc càn quét của giặc.
- Kết quả : tiêu diệt 900 tên địch, bắn cháy 22 xe tăng, xe bọc thép, hạ 13 máy bay.
- Ý nghĩa : mở đầu cao trào tiêu diệt Mỹ ở Miền Nam
b- Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966 và 1966 – 1967.
- Sau thất bại ở Vạn Tường, Mỹ liên tiếp mở 2 cuộc phản công mùa khô.
+ Mùa khô (Đông xuân 1965 - 1966)
+ Mùa khô (Đông xuân 1966 - 1967)
- Kết quả : sgk/143
c- Thắng lợi đấu tranh chính trị .
- Vùng nông thôn: nông dân phá từng mảng lớn “Ấp chiến lược”
- Thành thị : quần chúng đứng lên đấu tranh đòi Mỹ rút về nước đòi tự do dân chủ 
àVùng giải phóng được mở rộng, uy tín của mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế .
3- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).
* Hoàn cảnh.
- Bước vào Xuân 1968 ta nhận định so sánh lực lượng trên chiến trường thay đổi có lợi cho ta 
- Lợi dụng sự mâu thuẫn của nước Mỹ trong năm bầu cử tổng thống.
=> Ta chủ trương tiến hành tổng tiến công và nổi dậy trên toàn chiến trường thắng lợi quyết định buộc Mỹ phải đàm phán rút quân về nước.
* Diễn biến/sgk-145 
* Ý nghĩa 
- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ.
- Buộc Mỹ phải tuyên bố “Phi Mỹ hoá chiến tranh”.
- Tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện Miền Bắc và chấp nhận đàm phán ở Pa-ri.
4. Củng cố:
? Hãy trình bày những thuận lợi tiêu biểu của ta trong “chiến tranh cục bộ” (quân sự, chính trị, ngoại dao)
? so sánh sự giống và khác nhau giữa “chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở Miền Nam
Bài tập : ? Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các ¨ dưới đây
¨- “Chiến tranh cục bộ” là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
¨- “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành dưới thời tổng thống Mỹ Giôn Xơn.
¨- Mục tiêu của “chiến tranh cục bộ”là tiêu diệt chủ lực của ta và bình định Miền Nam, phá hoại Miền Bắc.
¨- Mùa khô thuận lợi cho quân Mỹ cơ động.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ đầy đủ. Tập tường thuật lại các diễn biến.
- Trả lời câu hỏi cuối mục SGK
- Bài tập: Về sưu tầm tranh ảnh , tư liệu 

File đính kèm:

  • docB29T41.doc