Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1975)

 

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được:

-Tinh thần khôi phục và phát triển kinh tế của miền bắc (1969 - 1973)

- Quân dân miền bắc đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mĩ, làm nên trận Điện Biên Phủ trên không, buộc đế quốc Mĩ phải kí kết hiệp định Pa-ri 1973, đó là . Pháp, quốc tế buộc Mĩ phải rút quân về nước .

- Nội dung cơ bản của hiệp định Pa-ri.

2. Tư tưởng, tình cảm:

- Giáo dục cho học sinh tinh thần vượt khó khăn gian khổ, kiên trung bất khuất đấu tranh cho độc lập tự do.

-Học sinh khâm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của dân tộc ta, không sức mạnh nào có thể khắc phục được.

- Tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt, khôn khéo, tài tình của Đảng.

3. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.

 

doc7 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1975), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị:
1. Chuẩn bị của thầy:
- Tranh ảnh “ ĐBP trên không” và hiệp định Pa-ri.
- Bản đồ chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ tháng 12/1972.
2. Chuẩn bị của Trò: Đọc bài mới.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những thành tích chiến đấu và sản xuất của miền bắc thời kì (1965 - 1968)
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài mới: Sau khi đế quốc Mĩ tuyên bố ngừng ném bom ở miền Bắc, nhân dân miền Bắc lại bắt tay vào khôi phục kinh tế , hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhưng không được bao lâu, ngày 6/4/1972 Mĩ lại tiếp tục gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng quân và dân ta không hề nản chí mà vừa sản xuất vừa chiến đấu, đặc biệt quân và dân miền Bắc đã lập nên chiến thắng trận ĐBP trên không đập tan cuộc tập kích bằng máy bay của địch, buộc chúng phải kí Hiệp định Pa- ri. Vậy nhân dân miền Bắc chiến đấu và sản xuất như thế nào... 
b) Dạy - học bài mới:
? Sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ, nhân dân dân miền Bắc đã làm gì.
* GV: Sau khi chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ đã kết thúc, miền Bắc bước vào thời kì mới, với nhiệm vụ khắc phục khó khăn , đặc biệt sau khi chủ tịch Hồ chí Minh qua đời , thực hiện di chúc của Người , miền Bắc đẩy mạnh sản xuất, công tác, học tập, tu dưỡng để khôi phục và phát triển kinh tế- văn hóa. 
? Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế- văn hóa.
? Cụ thể trong nông nghiệp ta đã có những chủ trương và biện pháp gì? kết quả?
- Trong thời kì này nhiều giống lúa mới được đưa vào trồng trên diện tích rộng => đạt kết quả cao.
? Nhân dân Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong công nghiệp
- Một số ngành quan trọng đều phát triển: Điện, than , cơ khí. 
? Giao thông vận tải đạt những thành tựu gì.
- trên tuyến đường Nam- Bắc liên tục được thông suốt đảm bảo chi viện cho miền Nam...
? Kinh tế đạt những thành tựu như vậy, còn văn hóa , giáo dục y tế đã đạt những thành quả như thế nào.
- Trình độ giáo dục phổ cập tiểu học đã được áp dụng ở các tỉnh đồng bằng và trung du...
? Những thành tựu đạt được trên đã có tác dụng như thế nào.
 =>Miền Bắc vững mạnh, đảm bảo đời sống cho nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH,và đủ sức đáp ứng các nhu cầu của chiến tranh, sẵn sàng đối phó với âm mưu mới của đế quốc Mỹ, đảm bảo thắng lợi. 
* GV: Đầu 1972, giữa lúc nhân dân Miền Bắc đang đạt được những thành tựu trong lao động xây dựng CNXH, đế quốc Mỹ lại gây ra cuộc “chiến tranh phá hoại” Miền Bắc lần thứ 2.
* GV:Năm 1968 bị thua to ở cả hai miền Nam- Bắc, Mĩ buộc phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
? Sau 1 tuần sau khi quân ta ở miền Nam bắt đầu cuộc tiến công chiến lược 30/ 3/1972 thì ở miền Bắc đế quốc Mĩ có những hành động gì.
? Vì sao Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai. 
- nhằm phá hoại công cuộc xây dựng XHCN.
- Ngăn cản con đường tiếp tế của miền Bắc cho miền Nam.
-Làm giảm ý chí chiến đấu của nhân dân ta ở cả hai miền.
- Nhằm đối phó với cuộc tiến công chiến lược 1972 của ta và cứu nguy cho chiến lược "VN hóa chiến tranh", tạo thế mạnh cho cuộc đàm phán ở Pa-ri.
* GV: Với cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc lần hai, đế quốc Mĩ đã huy động một lực lượng không quân và hải quân, vũ khí hiện đại nhất , cụ thể:
 + 1.4000 máy bay chiến thuật, 193 B52, F111.
+ Tàu chiến 1.575 chiếc...
? Ngay sau khi đế quốc Mĩ mở chiến tranh phá hoại lần hai , nhân dân miền Bắc đã chiến đấu như thế nào.
- GV: Với tinh thần chiến đấu dũng cảm , với cách đánh mưu trí, sáng tạo, rút kinh nghiệm, chỉ trong vòng 1 tháng từ 6/4--> 8/5/1972 ta đã bắn rơi 90 máy bay địch , bắn cháy 20 tàu chiến, bắt sống nhiều giặc lái, đảm bảo thông suốt các tuyến đường chiến lược.
? Không đạt được mục tiêu như mong muốn, cuối năm 1972 chính quyền Níc-xơn đã đề ra kế hoạch gì.
? Mục tiêu của cuộc tập kích chiến lược này là gì.
- Tàn phá những khu dân cư, gây tâm lí hoang mang trong nhân dân, gây áp lực với ta trong Hiệp định Pa- ri, phá hoại tiềm lực của miền Bắc, không đủ sức chi viện cho miền Nam...
* GV: Trong 12 ngày đêm Mĩ đã rải xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu phía Bắc vĩ tuyến 20 khoảng 10 vạn tấn bom đạn ( riêng Hà Nội 4 vạn tấn) , với sức công phá bằng 5 quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản năm 1945.
=> Đây là cuộc tập kích bằng không quân với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh.
? Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần hai giống và khác chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở điểm nào.
* Thảo luận nhóm: 2'
- Giống nhau: Âm mưu thủ đoạn của Mĩ trong hai lần phá hoại miền Bắc về cơ bản là giống nhau Mĩ đều sử dụng không quân và hải quân bắn phá miền Bắc để ngăn cản sự tiếp tế của miền Bắc cho miền Nam, phá hoại công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc.
 - khác nhau: Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất kéo dài hơn 4 năm (1964- 1968) chủ yếu ở các tỉnh khu VI. Cuộc chiến tranh phá hoại lần hai của Níc-xơn đã vượt xa cuộc phá hoại lần thứ nhất của Giôn- xơn, bởi nó diễn ra trong thời gian ngắn hơn (chỉ trong năm 1972) nhưng quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, hành động táo bạo hơn, sử dụng máy bay hiện đại hơn (F111 và B52) ném bom và rải thảm Hà Nội , Hải Phòng trong suốt 12 ngày đêm tháng 12/ 1972.Dùng nhiều biện pháp mạnh: phong tỏa hải cảng, bờ biển, cửa sông.
? Quân và dân miền Bắc đã giành được những thắng lợi gì trong trận chiến đấu chống cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 của Mĩ.
- Kết quả: Trong 12 ngày đêm ta hạ 81 máy bay, tiêu diệt và bắt sống 44 giặc lái, buộc Mĩ phải ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc.
? Thắng lợi của trận “ Điện Biên Phủ trên không” có ý nghĩa gì.
- GV: Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao là một trong 3 mặt trận đấu tranh chủ yếu ( quân sự , chính trị, ngoại giao) của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước .Cuộc đấu tranh ngoại giao của ta bắt đầu từ năm 1965 và trở thành một mặt trận, một mũi tiến công từ 1967, sau khi ta giành thắng lợi trong 2 mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967. Đến ngày 31/3/1968, sau đòn bất ngờ cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân của quân dân ta, chính quyền Giôn - Xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại Miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và bắt đầu nói đến thương lượng với Việt Nam.
? Hội nghị Pa -ri 1973 được kí kết trong hoàn cảnh nào.
- Để thực hiện ý đồ buộc ta phải kí một Hiệp định do Mĩ đưa ra, chính quyền Níc- xơn mở cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội , Hải Phòng. Nhưng cuộc tập kích đã bị ta đánh bại, thất bại trên chiến trườngMĩ phải kí dự thảo Hiệp định Pa- ri do ta đưa ra.
? Trình bày tiến trình của hội nghị Pa-ri.
? vì sao cuộc đối thoại lại gay go, quyết liệt trên bàn thương lượng như vậy.
- Vì lập trường 2 bên rất xa nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt trên bàn thương lượng.
? Vậy lập trường của hai bên cụ thể là gì.
+ Lập trường về phía VN: Đòi rút hết quân Mĩ và quân đồng Minh khỏi miền Nam, đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. 
+ Lập trường về phía Mĩ: Đòi quân đội miền Bắccũng phải rút quân khỏi miền Nam, từ chối kí Hiệp định do phía VN đưa ra(10/1972).
* GV: Để buộc phía VN phải kí bản dự thảo Hiệp định Pa- ri do Mĩ đưa ra , chúng đã mở cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 xuống Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm từ 18--> 29/12/1972, thế nhưng cuộc tập kích đã bị thất bại , buộc Mĩ phải quay trở lại ngồi vào bàn đàm phán ở Pa- ri.
? Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở VN được kí chính thức vào thời gian nào.
? Hiệp định Pa-ri bao gồm những nội dung nào. 
* GV lưu ý học sinh:
Hiệp định Pa-ri (27/1/1973) là văn bản ngoại giao kí kết giữa 4 bên, thực chất giữa 2 nước VNDCCH và Hoa Kì, xác định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đây là kết quả của hiệp định pa-ri họp trong gần 4 năm 9 tháng (từ 13/5/1968 đến 27/1/1973).
? Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa lịch sử như thế nào.
=> Kết luận: Hiệp định Pa-ri được kí kết, đó là công Pháp quốc tế buộc Mĩ phải rút hết quân về nước, chấm dứt mọi dính líu ở VN về mặt pháp lí. 
IV. Miền bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969 - 1973)
1- Miền bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá.
- Nhân dân miền Bắc sôi nổi phong trào thi đua học tập, lao động sản xuất, nhằm khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, đạt nhiều thành tựu.
* Nông nghiệp 
- Tích cực áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, thâm canh tăng vụ. 
- Sản lượng lương thực 1970 tăng hơn 1968 là 60 vạn tấn. 
* Công nghiệp 
- Nhiều cơ sở công nghiệp được khôi phục.
- Sản lượng công nghiệp 1971 tăng 142% so với 1968.
* Giao thông vận tải 
- Được khôi phục nhanh chóng. 
* Văn hoá, giáo dục, y tế
- Khôi phục và Phát triển. 
- Đời sống nhân dân ổn định.
2, Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương 
- 6/4/1972 Mĩ cho máy bay bắn phá một số nơi tại khu IV cũ.
- 16/4/1972 Níc-xơn tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ hai. 
- 9/5/1972 tuyên bố phong toả cảng Hải Phòng và các cửa sông, vùng biển Miền Bắc .
- Ngay từ những đợt đầu ta kiên quyết chiến đấu chống lại mọi hành động bắn phá của đế quốc Mĩ--> thắng lợi.
- 14/12/1972 Níc- xơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng từ 
18--> 29/12/1972.
- Quân và dân miền Bắc đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích không quân của Mĩ làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không".
=> Buộc Mỹ trở lại hội nghị Pa-ri và bàn về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam (27//1/1973).
(V) Hiệp định Pa Ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam 
1, Tiến trình của hội nghị 
- Ngày 13/5/1968 cuộc thương lượng chính thức giữa hai bên:
 Đại diện chính phủ Việt Nam và đại diện chính phủ Hoa Kì. 
- 25/1/1969 hội nghị 4 bên: 
+ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Mặt Trận Dân Tộc Gi

File đính kèm:

  • docB29T43.doc
Giáo án liên quan