Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950)

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

 + Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ chiến tranh ở VN (lúc đầu ở nửa nước, sau đó trên phạm vi cả nước), quyết định kịp thời phát động kháng chiến toàn quốc.

+ Đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và CTHCM là đường lối chến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế , vừa kháng chiến, võa kiến quốc.

2. Tư tưởng, tình cảm:

- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, lòng tự hào dân tộc.

- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và CTHCM.

3. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá những hoạt động của địch và ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
OÀN QUỐC 
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1950) 
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
 + Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ chiến tranh ở VN (lúc đầu ở nửa nước, sau đó trên phạm vi cả nước), quyết định kịp thời phát động kháng chiến toàn quốc.
+ Đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và CTHCM là đường lối chến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế , vừa kháng chiến, võa kiến quốc.
2. Tư tưởng, tình cảm: 
- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, lòng tự hào dân tộc.
- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và CTHCM.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá những hoạt động của địch và ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của CTHCM.
- Tài liệu, tranh ảnh nói về giai đoạn này.
2. Học sinh:
III. Tiến trình Dạy và học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tình hình hiệp định sơ bộ 6.3.1946 (Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa)
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: 
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng TDP càng lấn tới. Chúng ta không còn con đường nào khác là phải đứng lên kháng chiến chống TDP để bảo vệ độc lập, tù do, bảo vệ thành quả cách mạng tháng 8. Chúng ta đã đạt được những thành tích to lớn trong những năm đầu kháng chiến chống TDP.
* Dạy và học bài mới: 
Hoạt động của thầy, trò
Kiến thức
- Học sinh đọc Từ đầu à toàn quốc kháng chiến (sgk - 103)
? Em hãy cho biết những bằng chứng chứng tỏ TDP bội ước sau khi kí hiệp định Sơ bộ ( 6/3/1946) và tạm ước( 14/9/1946) với ta.
? Em có nhận xét gì về những việc làm trên của TDP.
à Những việc làm trên của TDP là những chứng cứ có đủ qui trách nhiệm cho việc gây ra chiến tranh thuộc về phía TDP.
? Trước âm mưu và hành động của TDP, Đảng ta có chính sách gì để đối phó.
- GV: Tối hậu thư của Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn 1 trong 2 con đường.
+ Hoặc đầu hàng.
+ Hoặc chiến đấu.
Ta đã chọn con đường chiến đấu đến cùng, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền vừa giành được .
-Từ ngày 18-> 19/12/1946 Ban thường vụ TW Đảng họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
-Tối 19/12/1946 Chủ Tịch HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
? Nội dung cơ bản của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCT .
-Lời kêu gọi vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh là do TDP. Cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa.
-ND ta quyết tâm chiến đấu để bảo vệ độc lập tự do.
-Tính chất, nội dung của cuộc kháng chiến chống Pháp là toàn dân , toàn diện.
-Khẳng định niềm tin tất thắng của cuộc kháng chiến chống TDP xâm lược.
? Em có nhận xét , đánh giá gì về lời kêu gọi của CT HCM.
=> Lời kêu gọi vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này do chính sách xâm lược của TDP. Do đó chúng ta không thể nhân nhượng hơn nếu nhân nhượng chỉ có thể là đầu hàng, điều đó trái với truyền thống dân tộc VN, dân tộc ta rất yêu hoà bình, nhưng cũng rất kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Cho nên đứng lên chống Pháp là con đường duy nhất đúng của dân tộc VN lựa chọn khẳng định niềm tin tất thắng của dân tộc ta cuộc kháng chiến chống TDP xâm lược.
? Ngay sau khi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCT được ban bố ND ta có những hành động gì.
-Đêm 19/12/1946 tiếng súng kháng chiến bắt đầu, trước tiên là ở HN.
? Đường lối kháng chiến chống TDP của ta được thể hiện ở văn bản nào.
- ND cơ bản của đường lối kháng chiến chống TDP xâm lược được thể hiện trong.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của CTHCM.
+ Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Thường Vụ Trung Ương Đảng .
+ Trong tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh (9/1947)
? Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp là gì.
? Em hiểu gì về dường lối kháng chiến đó.
- Kháng chiến toàn dân,biểu hiện ở toàn dân tham gia chiến đấu, chủ yếu là lực lượng vũ trang của 3 thứ quân (Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích).
- Kháng chiến toàn diện diễn ra trên các mặt trận (Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao) nhưng chủ yếu quyết định là mặt trận quân sự.
-Trường kì: Kháng chiến lâu dài, vừa đánh giặc vừa xây dựng phát triển lực lượng.
-Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Dựa vào sức người , sức của của chúng ta, không trông chờ ỷ lại vào bên ngoài, nhưng tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
? tại sao ta phải chiến đấu lâu dài và tự lực cánh sinh.
* Ta phải chiến đấu lâu dài vì:
+ Địch thực hiện âm mưu đánh nhanh , thắng nhanh. Để phá sản âm mưu đó , ta phải đánh lâu dài.
+ Lực lượng giữa ta và địch lúc đầu chênh lệch: địch mạnh hơn ta cả về quân sự lẫn kinh tế.
+ Cuộc kháng chiến của ND ta là cuộc chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, ta càng đánh càng mạnh.
* Tự lực cánh sinh:Vì lúc đầu ta bị bao vây, cô lập chưa có sự giúp đỡ của bên ngoài, mặt khác cuộc kháng chiến của ta phải do ta thực hiện là chính.
- Giáo viên nêu: Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, quân dân ta chủ động tiến công quân Pháp, bao vây, giam chân L2 chúng ở thủ đô HN, các thành phố và các thị xã, tạo thế trận đi vào cuộc chiến đấu lâu dài.
? Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu giam chân địch ở Hà Nội.
+ Cuộc chiến đấu diÔn ra ác liệt giữa ta và địch ở sân bay Bạch Mai, khu Bắc Bộ phủ, đầu cầu Long Biên, Ga Hàng Cỏ, phố khâm Thiên, Hàng Dâu, Hàng Bông, Hàng Da, Hàng Trống.
+ Ngày 17/2/1947, Trung đoàn thủ đô rút khỏi vòng vây của địch, ra C2 an toàn
? Kết quả cuộc chiến đấu ở Hà Nội.
Trong vòng 2 tháng quân dân HN đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, thu và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh, thực hiện nhiệm vụ gian chân địch ở Thành Phố.
? Nhiệm vụ gian chân địch ở thành Phố nhằm mục đích gì.
(Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ an toàn cho Trung Ương Đảng, chính phủ trở lại căn cứ địa, lãnh đạo kháng chiến lâu dài)
? Tại các thành phố khác, cuộc chiến đấu chống TDP diễn ra như thế nào.
+ Tại Huế: Ta làm chủ được 50 ngày.
+ ở Nam Định: Ta vây hãm địch gần 3 tháng.
+ ở Miền Nam: Ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn địch trên các tuyến giao thông, phá cơ quan hậu cần của chúng.
? Theo em, cuộc chiến đấu giam chân địch trong các thành phố có ý nghĩa gì.
? Trước cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đảng, Bác Hồ đã chủ trương chuẩn bị 1 cuộc chiến đấu lâu dài? Vì sao.
- Bước vào cuộc kháng chiến, so sánh về các mặt, địch còn mạnh hơn ta. Đánh lâu dài sẽ có thời gian để quân ta XD củng cố lực lượng về mọi mặt......
- Pháp tiến hành xâm lược nước ta, nếu đánh lâu dài những điểm yếu của bọn TD cướp nước sẽ ngày càng lộ rõ, không có lợi cho chúng.
? Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài Đảng ta có chủ trương gì.
- Giáo viên phân tích "tiêu thổ chiến đấu" - Chính sách thực hiện vườn không nhà trống, phá huỷ các cơ sở trọng yếu (nhà cửa, cầu cống) để chống giặc goại xâm...
=> Nhanh chóng chuyển đất nước sang thời chiến.
? Sau khi việc di chuyển đã hoàn thành, nhà nước có kế hoạch XD L2 mọi mặt như thế nào.
? Em có nhận xét gì về những việc làm trên của Đảng ta.
=> Đất nước đã thực hiện 1 cuộc di chuyển phi thường từ thời bình sang thời chiến bằng sức lao động quên mình, bằng sự vươn lên trước mọi khó khăn, cả nước bắt tay vào XD mọi mặt vì mục tiêu cao cả để chiến thắng quân thù.
? Với những chủ trương và việc làm trên có tác dụng gì.
-ổn định cuộc sống, đủ sức chống kẻ thù xâm lược).
I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946).
1. Kháng chiến toàn quốc chống TDP xâm lược bùng nổ.
* Hoàn cảnh:
- Sau hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước (14/9/1946) TDP liên tiếp bội ước.
+ Cuối 11/1946, Pháp tấn công cơ sở cách mạng ở Nam Bộ, và Nam Trung Bộ.
+ Khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
+ Đầu tháng 12/1946, liên tiếp gây xung đột vũ trang ở HN.
+ Ngày 18/12/1946 Pháp gửi tới hậu thư đòi chính phủ ta phải hạ vũ khí và đầu hàng.
=> Ban thường vụ trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối 19/12/1946 Chủ tịch HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
2. Đường lối kháng chiến chống TDP của ta.
- Đường lối kháng chiến : toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị Phía Bắc vĩ tuyến 16.
- Tại Hà Nội: Từ ngày 19/12/1946 à 17/2/1947 cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt nhằm giam chân địch, tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch.
- Tại các thành phố khác: Nam Định, Huế, Đà Nẵng.
+ Chủ động tấn công, giam chân chúng trong các thành phố từ 2 à 3 tháng để chủ lực ta rút lui về C2.
+ Tại Vinh: Quân ta buộc địch đầu hàng.
* ý nghĩa:
+ tạo điều kiện thuận lợi để trung ương Đảng, chính phủ và chủ lực ta rút lui lên chiến khu an toàn.
+ Chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
III. Tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.
- Từ cuối 11/1946 ta tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
- Tæng di chuyển kho tàng, máy móc, thiết bị, vật liệu, hàng hoá, lương thực, thực phẩm lên chiến khu.
- Thực hiện "Tiêu thæ kháng chiến" 
- Chuẩn bị kháng chiến về nhiều mặt .
+ Chính trị: Chia đất nước thành 12 khu hành chính quân sự.
+ Quân sự: Mọi người dân từ 18 à 45 tuổi đều tham gia kháng chiến; vũ khí tự tạo và lấy của địch.
+ Kinh tế: Duy trì và phát triển sản xuất...
+ Giáo dục: phong trào bình dân học vụ tiếp tục được phát triển và duy trì.
4. Củng cố: ? Nêu nội dung chính lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của CTHCM.
? Trình bày cuộc chiến đấu gian chân địch trong thành phố HN (19/12/1946 à 17/12/1947).
Bài tập: Hãy nối 1 ô ở cột I (Thời gian) với 1 ô ở cột II (Sự kiện) bằng các mũi tên sao cho đúng.
Cột I (thời gian)
Cột II (Sự kiện)
Ngày 18 à 19/12/1946
Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Tối 19/12/1946
Ban thường vụ TƯ Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
Đêm 19/12/1946
CTHCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài cũ đầy đủ. Biết ph©n tích, so sánh, nhận xét các sự kiện trong bài.
- Trả lời các câu hỏi cuối mục sgk.
- Đọc và tìm hiểu tiếp nội dung của 

File đính kèm:

  • docB25T31.doc