Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 53: Phong trào chống Pháp xâm lược của nhân dân thái bình cuối thế kỉ XIX

A. MỤC TIÊU

 Nhằm giáo dục HS truyền thống yêu nước, tự hào về quê hương. Có thái độ trân trọng và ý thức trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử , đồng thời qua việc giảng dạy bài này HS sẽ hiểu rõ hơn về phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Thái Bình những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

B. CHUẨN BỊ

- GV Chuẩn bị tài liệu đấu tranh chống Pháp ở Thái Bình (cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)

- Sưu tầm tư liệu về danh nhân- tiến sỹ Nguyễn Thế Hiển, cụ Nguyễn Mậu Kiến

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 53: Phong trào chống Pháp xâm lược của nhân dân thái bình cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Ngày soạn: Ngày giảng:
Lịch sử địa phương Thái Bình
Tiết 53 
Phong trào chống Pháp xâm lược
của nhân dân Thái Bình cuối thế kỉ XIX
A. Mục tiêu
 Nhằm giáo dục HS truyền thống yêu nước, tự hào về quê hương. Có thái độ trân trọng và ý thức trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử , đồng thời qua việc giảng dạy bài này HS sẽ hiểu rõ hơn về phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Thái Bình những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
B. Chuẩn bị
- GV Chuẩn bị tài liệu đấu tranh chống Pháp ở Thái Bình (cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)
- Sưu tầm tư liệu về danh nhân- tiến sỹ Nguyễn Thế Hiển, cụ Nguyễn Mậu Kiến 
C. Tiến trình bài học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Đầu thế kỷ XIX, địa bàn Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam Hạ, Ngày 21/3/1890 toàn quyền Đông Dương đã ký nghị định thành lập tỉnh Thái Bình
? Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết đời sống nhân dân ta dưới thời Pháp thuộc ?
Thái Bình là tỉnh thuần nông, thuộc đất lại bị địa chủ phong kiến, thực dân chiếm đoạt; cho nên đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, cảnh đói chết, ly tán để tha hương cầu thực là phổ biến. Bị bóc lột nặng nề, nhân dân TB cũng như nhân dân cả nước mạng nặng mối thù với đế quốc, phong kiến. Phong trào đấu tranh của nhân dân TB diễn ra quyết liệt.
Trong những ngày đầu thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Đà Nẵng, Phạm Thế Hiển ( 1803-1861 quê làng luyến khuyến- Thuỵ Phong- Thái Thuỵ) tham gia chiến đấu dưới quyền của chủ tướng Nguyễn Tri Phương
-Tháng 2/1860 giặc Pháp phải rút quân về Gia Định, Phạm Thế Hiển cùng Nguyễn Tri Phương Lại được vua Tự Đức điều về Gia Định chống giặc.
-Tháng 10/1873 quân Pháp đánh ra Bắc kỳ, cha con cụ Nguyễn Mậu Kiến tập hợp nhân dân phủ Kiến Xương chống Pháp.
-Tháng 3/1882 thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần 2, tháng 9/1883 Pháp đánh chiếm Sơn Tây, tháng 3/1884 chúng đánh chiếm Hưng Hoá , nhưng quân của Nguyễn Quang Bích kết hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc cương quyết chống giặc bất chấp lệnh bãi binh của triều đình Huế
- Sau hiệp ước Pa tơ nốt1884 đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế đối với thực dân Pháp, thì của kháng chiến chống Pháp của nhân dân Thái Bình vẫn được duy trì.
? Em hiểu như thế nào về phong trào Cần vương ?
- Tháng 7/1885 vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương, nhân dân Thái Bình sục sôi hưởng ứng. Dưới sự lãnh đạo của đô đốc Tạ Quang Hiện ( quê Quang Lang- Thuỵ Hải – Thái Thuỵ) cùng nhiều sĩ phu yêu nước lập căn cứ chống Pháp. Cụ Tạ Quang Hiện còn liên lạc với nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật liên kết chống Pháp ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- Từ tháng 2/1886 đến tháng 2/1887 thực dân Pháp kéo về TB 4 binh đoàn thiện chiến để càn quét và đàn áp phong trào. Nghĩa quân các địa phương đã tự tổ chức tập kích các toán quân lẻ tẻ của địch , nhiều lúc còn tập kích cả vào các vị trí quan trọng, xung yếu của Pháp, như trận tấn công vào Phủ Bo (TP ngày nay), Phủ Dụ (Đông Kinh- ĐH)
- Từ năm 1895 trở đi cũng như phong trào Cân vương, phong trào kháng Pháp của nhân dân TB bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt. Để tồn tại và phát triển các cuộc đấu tranh đã có thay đổi về phương pháp đấu tranh.
1. Tình hình kinh tế, xã hội
Thái Bình là tỉnh thuần nông, thuộc đất lại bị địa chủ phong kiến, thực dân chiếm đoạt; cho nên đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, cảnh đói chết, ly tán để tha hương cầu thực là phổ biến
Nhân dân TB cũng như nhân dân cả nước mạng nặng mối thù với đế quốc, phong kiến. Phong trào đấu tranh của nhân dân TB diễn ra quyết liệt.
2. Phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược từ 1858- 1884
Ngay từ những ngày đầu khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta nhân dân Thái Bình đã cùng với nhân dân cả nước đứng lên đánh Pháp
- Sau hiệp ước Pa tơ nốt1884 cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Thái Bình vẫn được duy trì.
3. Phong trào kháng chiến hưởng ứng chiếu Cần vương 1885-1896
- Tháng 7/1885 vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương, nhân dân Thái Bình sục sôi hưởng ứng
Nghĩa quân các địa phương đã tự tổ chức tập kích các toán quân lẻ tẻ của địch , nhiều lúc còn tập kích cả vào các vị trí quan trọng, xung yếu của Pháp
4. Củng cố
	? Khi giặc đánh chiếm Hà Nội, Đà Nẵng người Thái Bình đã đã tham gia chống giặc như thế nào ?
	? Phong trào đấu tranh của nhân dân Thái Bình hưởng ứngchiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi diễn ra như thế nào ? 
5. Dặn dò
- Học thuộc bài
- Làm bài tập : Phong trào đấu tranh của nhân dân TB hưởng ứng chiếu Cần vương diễn ra như thế nào ?
? Em hãy sưu tầm tài liệu về những cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân Thái Học những năm cuối cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX?
Tuần 35
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 54: 
Phong trào đấu tranhchống Pháp
Của nhân dân Thái bình những năm đầu thế kỉ xx (1896 – 1918)
A. Mục tiêu
 Nhằm giáo dục HS truyền thống yêu nước, tự hào về quê hương. Có thái độ trân trọng và ý thức trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử , đồng thời qua việc giảng dạy bài này HS sẽ hiểu rõ hơn về phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Thái Bình những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
B. Chuẩn bị
- GV Chuẩn bị tài liệu đấu tranh chống Pháp ở Thái Bình (cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)
- Sưu tầm tư liệu về danh nhân- tiến sỹ Nguyễn Thế Hiển, cụ Nguyễn Mậu Kiến 
C. Tiến trình bài học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
	? Khi giặc đánh chiếm Hà Nội, Đà Nẵng người Thái Bình đã đã tham gia chống giặc như thế nào ?
	? Phong trào đấu tranh của nhân dân Thái Bình hưởng ứngchiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi diễn ra như thế nào ? 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Phong trào Đông Du do ai lãnh đạo ? Những hoạt động chính của phong trào này là gì ? 
Năm 1904 khi Phan Bội Châu thành lập hội Duy Tân nhất là Phong trào Đông Du được phát động, nhiều thanh niên Thái Bình đã xuất dương như Ngô Quang Đoan ở trình Phố (An Ninh – Tiền Hải), Lê Văn Tập ở Đa Cốc (Kiến Xương) Phạm Tư Gián ở Hoàng Xá (Nguyên Xá - Vũ Thư) ... Các sĩ phu văn thân trong tỉnh còn mở cuộc vận động quyên góp tài chính cho phong trào mà tiêu biểu là cha con ông Nguyễn Hữu Cương 
Với khát vọng cứu nước người Thái Bình đã tham gia hoặc ủng hộ tất cả mọi khuynh hương đấu tranh chống Pháp. Trong hoàn cảnh nào người dân Thái bình cũng mang hết sức mình để phục vụ cho công cuộc cứu nước. Năm 1907 Đào Nguyên Phổ đã cùng một số sĩ phu tiến bộ thành lập trường Đông Kinh nghĩa Thục ở Hà Nội
Thơ văn của Phạm Tư trực có ảnh hưởng lớn đến các tầng lớp nhân dân, khuyến khích mọi người yêu nước
Trong phong trào vận động Duy Tân, tư tưởng duy tân được truyền bá rộng rãi, cuộc vận động học chữ quốc ngữ được đông đảo nhân dân tham gia, cuộc vận động thực hiện lớp sống mới đã tác động lớn dến phong trào yêu nước trong toàn tỉnh. Năm 1908 khi ở Trung kì nổ ra phong trào chống sưu thuế thì nhân dân Thái Bình nổi dậy hưởng ứng
Việt Nam Quang Phục hội – một tổ chức yêu nước theo xu hướng bạo động của Phan Bội Châu thành lập ở Quảng Châu (1912) nhiều thanh niên ưu tú của Thái Bình vượt qua mọi khó khăn gian khổ để tham gia. Trong số đó phải kể đến Ngô Quang Đoan, Nguyễn Thị Hồng Đính
Việt nam Quang Phục hội đã trừ khử được tên tay sai bán nước Nguyễn Duy Hán. sau sự kiện này bộ máy đàn áp của kẻ thù lồng lộn truy lùng, bắt bớ, thẳng tay giết hại những người yêu nước. Khát vọng cứu nước vẫn tiếp tục dâng nên mạnh mẽ trên mảnh đất Thái Bình
Trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân cả nước nói chong và Thái Bình nói riêng theo khuynh hướng dân chủ tư sản diễn ra quyết liệt rộng khắp nhưng cuối cùng vẫn thất bại điều đó chứng tỏ dù có tiến bộ hơn nhưng con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản vẫn không đáp ứng được yêu cầu khách quan của Cách mạng Việt Nam sứ mạng này thuộc về lãnh tụ Nguyễn ái quốc và những chiến sĩ vô sản thế kỉ XX
1. Hưởng ứng phong trào Đông Du
Nhiều thanh niên Thái Bình đã xuất dương
Các sĩ phu văn thân trong tỉnh còn mở cuộc vận động quyên góp tài chính cho phong trào
2. Phong trào Duy Tân - Đông Kinh Nghĩa thục
Với khát vọng cứu nước người Thái Bình đã tham gia hoặc ủng hộ tất cả mọi khuynh hương đấu tranh chống Pháp.
Năm 1907 Đào Nguyên Phổ đã cùng một số sĩ phu tiến bộ thành lập trường Đông Kinh nghĩa Thục ở Hà Nội
Tư tưởng duy tân được truyền bá rộng rãi,
Năm 1908 khi ở Trung kì nổ ra phong trào chống sưu thuế thì nhân dân Thái Bình nổi dậy hưởng ứng
3. Phong tào Việt Nam quang phục hội
Niều thanh niên ưu tú của Thái Bình vượt qua mọi khó khăn gian khổ để tham gia
4. Củng cố 
	Kể tên những đóng góp của nhân dân Thái Bình đối với các phong trào yêu nước dầu thế kỉ XX
5. Dặn dò
	Học thuộc nội dung đã học
	Ôn tập lại kiến thức đã học chuẩn bị thi học kì 

File đính kèm:

  • docLich su Dia phuong Thai BInh.doc