Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 47 - Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những biến chuyển về kinh tế, xã hội ở Việt Nam

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

 Giúp học sinh nhận thấy:

- Cuộc khai thác lần thứ nhất ở Việt Nam: mục đích, kế hoạch, nội dung, cách tiến hành.

- Những chuyển biến về kinh tế: xuất hiện nhiều đồn điền, mỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, đường sắt.

 2. Rèn luyện kỹ năng:

- Sử dụng bản đồ, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

3. Giáo dục:

- Thấy được âm mưu và dã tâm của thực dân Pháp, từ đó bồi dưỡng tinh thần đấu tranh, phản kháng trước những âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù.

II. Chuẩn bị.

1. Thầy:

- Lược đồ Liên bang Đông Dương thời thuộc Pháp.

- Tài liệu và tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

2. Trò:

- Chuẩn bị bài theo định hướng kiến thức bài học trong sách giáo khoa.

III. Tiến trình bài dạy.

 

docx6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 47 - Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những biến chuyển về kinh tế, xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II
XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
TiếT 47. Bài 29. 
CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP
VÀ NHỮNG BIẾN CHUYỂN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
	Giúp học sinh nhận thấy:
- Cuộc khai thác lần thứ nhất ở Việt Nam: mục đích, kế hoạch, nội dung, cách tiến hành.
- Những chuyển biến về kinh tế: xuất hiện nhiều đồn điền, mỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, đường sắt.
	2. Rèn luyện kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
3. Giáo dục:
- Thấy được âm mưu và dã tâm của thực dân Pháp, từ đó bồi dưỡng tinh thần đấu tranh, phản kháng trước những âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù.
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: 
- Lược đồ Liên bang Đông Dương thời thuộc Pháp.
- Tài liệu và tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
2. Trò:
- Chuẩn bị bài theo định hướng kiến thức bài học trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình bài dạy.
	1. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
* Đặt vấn đề (2’):
	Từ cuối thế kỉ XIX, phong trào vũ trang khởi nghĩa từ Nam chí Bắc sau khi Hàm Nghi xuất binh và phát hịch Cần Vương đã tàn lụi dần với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Sơn (1896). Một số thổ hào địa phương nổi dậy ngay từ khi thực dân Pháp mới đặt chân tới đất nước ta đến nay tuy vẫn còn cố gắng cầm cự, nhưng cũng chỉ đóng khung trong phạm vi nhỏ hẹp từng vùng và trên con đường tan rã. Duy có cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) lãnh đạo trong tình thế bị bao vây o ép nên đến tháng 12 - 1897 buộc phải đình chiến lần thứ hai với kẻ thù. Thực dân Pháp cố tranh thủ thời gian này chuẩn bị mọi điều kiện chờ ngày triệt hạ pháo đài cuối cùng của phong trào khởi nghĩa của nhân dân ta. Về phía nghĩa quân thì những hoạt động cuối cùng từ 1909 đến 1913 cũng chỉ là những đợt sóng cuối cùng của một cao trào yêu nước chống xâm lược của nhân dân ta mà thôi.
Thực dân Pháp như vậy về căn bản đã hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự, và trong bối cảnh đó đã có thể bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam nói riêng cũng như Đông Dương nói chung một cách quy mô.
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I/ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) (4’) :
Hỏi
Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta trên những lĩnh vực nào?
HS
- Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Kinh tế.
- Chính sách văn hóa giáo dục.
GV
Giới thiệu vắn tắt về dự án chương trình khai thác thuộc địa của Toàn quyền Đông Dương Pôn-đu-me:
Ngày 22-3-1897, Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume (Paul Doumer) gửi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp dự án chương trình hoạt động:
“1. Tổ chức một chính phủ chung cho toàn Đông Dương và tổ chức bọ máy cai trị hành chính riêng cho từng “xứ” thuộc Liên bang.
2. Sửa đổi lại chế đợ tài chính, thiết lập một hệ thống thuế khóa mới sao cho phù hợp với yêu cầu của ngân sách, nhưng phải dựa trên cơ sở xã hội cụ thể, và phải chú ý khai thác những phong tục, tập quán của dân Đông Dương.
3. Chú ý xây dựng thiết bị lớn cho Đông Dương, như xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ, sông đào, bến cảng... rất cần thiết cho công cuộc khai thác. 
4. Đẩy mạnh nền sản xuất và thương mại bằng việc phát triển công cuộc thực dân của người Pháp và lao động của người bản xứ.
5. Bảo đảm phòng thủ Đông Dương bằng việc thiết lập những căn cứ hải quân và phải tổ chức quân đội và hạm đội cho thật vững mạnh.
6. Hoàn thành công cuộc bình định xứ Bắc Kì, bảo đảm an ninh vùng biên giới Bắc Kì.
7. Khuếch trương ảnh hưởng của nước Pháp, mở rộng quyền lợi của nước Pháp ở vùng Viễn Đông, nhất là ở các nước lân cận". 
1. Tổ chức bộ máy nhà nước (8’) 
HS
Đọc sách giáo khoa.
(SGK/137)
GV
Treo lược đồ Liên bang Đông Dương cùng sơ đồ và giới thiệu khái quát cho học sinh nắm được.
LBĐD
Toàn quyền ĐD
 ( Pháp )
B. Kì Thng sứ
Tr. Kì
Khâm sứ
 N. Kì
Thng đốc
 Lào
Khâm sứ
Campuchia
 Khâm sứ.
Theo sắc lệnh ngày 17-10-1887, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, năm đó mới bao gồm có Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và Campuchia, trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa. Ngày 19- 4-1899, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên bang Đông Dương. Việt Nam bị chia cắt làm 8 kì: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì với ba chế độ cai trị khác nhau. Bắc Kì và Trung Kì là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức; Nam Kì là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm cùng với Lào và Campuchia cũng là đất bảo hộ của Pháp, hợp thành Liên bang Đông Dương. Với thủ đoạn này, chúng nhằm xóa bỏ tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới. 
Đứng đầu Liên bang Đông Dương có Toàn quyền, là người thay mặt chính phủ Pháp cai trị Đông Dương về mọi mặt. Dưới Toàn quyền là Thống đốc Nam Kì, Thống sứ Bắc Kì và Khâm sứ ở Trung Kì, Lào, Campuchia.
Đứng đầu thành phố có Chánh, Phó Đốc lí với Tòa Đốc lí và Hội đồng thành phố (cho thành phố cấp I) hoặc Uỷ ban thành phố (cho thành phố cấp II) Tỉnh có một số trung tâm hành chính hoặc Sở Đại lí. 
Đứng đầu tỉnh là công sứ người Pháp. Tỉnh nào lớn có thêm phó công sứ giúp việc cho Chánh, Phó Công sứ có Sở Tham biện và Hội đồng hàng tỉnh.
Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu (miền núi), có cáo Tri phủ, Tri huyện, Tri châu thay mặt Công sứ và Tổng đốc (Tuần phủ) cai quản từng phủ hoặc từng huyện.
Tổng là đơn vị hành chính trung gian giữa phủ, huyện với các làng, xã trực thuộc. Một phủ hay huyện có nhiều tổng (thường là dưới 10 tổng) do chánh, phó tổng cai quản. Mỗi tổng quản lí một số làng xã (thường là trên dưới 10 làng xã).
Xã và làng (thôn) là cấp cơ sở của chính quyền Nhà nước. Đứng đầu là lí trưởng, phó lí trưởng. Còn có Hội đồng kì hào, kì mục điều hành mọi công việc của làng xã.
Như vậy bộ máy chính quyền của Pháp là hết sức chặt chẽ, chúng đã với tay xuống tận vùng nông thôn. Thực dân Pháp phối hợp chặt chẽ với quan lại phong kiến để áp bức, bóc lột nhân dân ta.
2. Chính sách kinh tế (17’)
Hỏi
Trên lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách khai thác trong những ngành nào?
HS
- Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và thương nghiệp
a/ Nông nghiệp:
Hỏi
Thực dân Pháp tiến hành khai thác trong nông nghiệp như thế nào?
- Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
- Áp dụng phương pháp phát canh thu tô.
b/ Công nghiệp:
Hỏi
Chúng tiến hành khai thác trong công nghiệp ra sao?
- Tập trung vào khai thác than và kim loại.
HS
Đọc mục chữ in mỏng trong sách giáo khoa.
- Ngoài ra chúng tiến hành sản xuất một số mặt hàng và sản phẩm: xi măng, rượu, vải, .
c/ Giao thông vận tải
- Xây dựng một hệ thống giao thông vận tải rộng khắp.
Hỏi
Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải rộng khắp để làm gì?
HS
Để tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
HS
Đọc mục chữ in mỏng trong sách giáo khoa.
d/ Thương nghiệp:
Hỏi
Âm mưu trong ngành kinh tế thương nghiệp của thực dân pháp là gì?
- Độc chiếm thị trường Việt Nam
Hỏi
Để độc chiếm được thị trường Việt Nam, thực dân Pháp đã có những thủ đoạn nào?
- Đánh thuế nặng vào hàng hóa của các nước khác.
Hỏi
Ngoài tập chung khai thác trong các ngành kinh tế nói trên, thực dân Pháp còn tiến hành bóc lột nhân dân ta bằng hình thức nào khác nữa?
e/ Thuế khóa nặng nề, chồng chất.
3. Chính sách văn hóa, giáo dục (10’).
Hỏi
Ở giai đoạn đầu thực dân Pháp thực hiện chính sách giáo dục như thế nào? Mục đích của việc làm đó là gì?
HS
Duy trì nền giáo dục Hán học, để lợi dụng triệt để hệ tư tưởng phong kiến và trí thức cựu học phục vụ chế độ mới.
- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến.
Hỏi
Về sau, chính sách giáo dục này có sự thay đổi như thế nào? Vì sao chúng lại chủ trương thay đổi như vậy?
HS
Thảo luận.
- Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới nhằm đạo tạo người bản sứ phục vụ công việc cai trị. Cùng với đó, Pháp mở một số cơ sở văn hóa ý tế
HS
Đọc mục chữ in mỏng trong sách giáo khoa.
GV
Ngoài ra thực dân Pháp còn sử dụng nhiều phương tiện báo chí, sách vở có nội dung độc hại để tuyên truyền. Chúng duy trì « văn hóa theo làng » theo hướng bần cùng hóa và ngu dân hóa.
Các thói hư, tật xấu vẫn được duy trì...
Mục đích là ru ngủ nhân dân ta và che đậy dư luận nhằm phục vụ cho chính sách khai thác và bóc lột của chúng.
3. Luyện tập, củng cố (3’):
Bài tập1: Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt nam như thế nào?
 A. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt.
 B. Nông nghiệp và công nghiệp phát triển mạnh.
 C. Thương nghiệp giảm nhẹ thuế cho các mặt hàng.
 D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ phụ thuộc.
Bài tập 2: Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì ?
 A. Phát triển nền giáo dục Việt nam.
 B. Khai minh nền văn hoá giáo dục Việt Nam.
 C. Do nhu cầu hoc tập của con em quan chức thực dân và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
 D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ta ngày một cao.
4. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (1’):
- Học bài.
- Đọc trước mục II SGK trang 140.

File đính kèm:

  • docxTiet 47 Bai 29 CHINH SACH KHAI THAC THUOC DIA CUATHUC DAN PHAP VA NHUNG BIEN CHUYEN VE KINH TE XAHOI.docx
Giáo án liên quan