Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 44: Lịch sử địa phương nhân dân các dân tộc lai châu (Điện Biên) thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 – 1975)
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu
- Những thành tích nổi bật của địa phương trong thời kì cách mạng XHCN: Khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN và phát triển kinh tế- văn hóa (1955 – 1965). Ý nghĩa và nguyên nhân của những thắng lợi đó.
- Những đóng góp của địa phương trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và làm nghĩa vụ quốc tế với cách mạng Lào (1965 – 1975).
2. Tư tưởng:
- Tạo cho học sinh lòng tự hào dân tộc, kính trọng những anh hùng hi sinh vì Tổ quốc, tự hào về quê hương mình.
- Học sinh yêu quê hương mình hơn.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ; phương pháp tư duy lô-gíc; phân tích tranh ảnh, tư liệu lịch sử; tường thuật những sự kiện lịch sử; liệt kê các sự kiện lịch sử và so sánh, liên hệ với thực tế.
Ngày soạn:14/03/2011 Ngày dạy:16/03/2011 Tiết 44. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC LAI CHÂU (ĐIỆN BIÊN)THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1955 – 1975) I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu - Những thành tích nổi bật của địa phương trong thời kì cách mạng XHCN: Khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN và phát triển kinh tế- văn hóa (1955 – 1965). Ý nghĩa và nguyên nhân của những thắng lợi đó. - Những đóng góp của địa phương trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và làm nghĩa vụ quốc tế với cách mạng Lào (1965 – 1975). 2. Tư tưởng: - Tạo cho học sinh lòng tự hào dân tộc, kính trọng những anh hùng hi sinh vì Tổ quốc, tự hào về quê hương mình. - Học sinh yêu quê hương mình hơn. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ; phương pháp tư duy lô-gíc; phân tích tranh ảnh, tư liệu lịch sử; tường thuật những sự kiện lịch sử; liệt kê các sự kiện lịch sử và so sánh, liên hệ với thực tế. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tài liệu Lịch sử Lai Châu. 2. Học sinh: - Học bài cũ, sưu tầm tư liệu về lịch sử địa phương. III. Tiến trình dạy - học: 1. Hoạt động 1. Ổn định tổ chức:(1’) Kiểm tra sĩ số: 2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ:(4’) ? Trình bày những nội dung cải cách Duy Tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX? 3. Hoạt động 3. Bài mới:(36’) * Giới thiệu bài:(1’) Trong giai đoạn 1955 – 1975 nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu cũ, nay là tỉnh Điện Biên đã hoàn thành thắng lợi rất vẻ vang 2 nhiệm vụ hết sức quan trọng là xây dựng CNXH và kháng chiến chống Mỹ cứu nước * Dạy và học:(35’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - GV đọc tài liệu Lịch sử Lai Châu mục 1 T57. ? Khu Tự trị Thái-Mèo ra đời từ ngày nào? ? Mục đích là gì? ? Bộ máy chính quyền ra sao? - GV đọc mục 2/58. ? Nền kinh tế NN có đặc điểm gì? - 1954: Sìn Hồ có 1.700 người đói, vùng thấp Tuần Giáo đói. ? Ban Cán sự Đảng đã có chủ trương, biện pháp nào để khắc phục nạn đói? ? Kết quả đạt được ntn? ? Tình hình trị an ra sao? ? Trước tình hình đó, ta đã đối phó ntn? Kết quả ra sao? - GV đọc mục 3/60,61,62. ? Công cuộc cải cách ruộng đất có đặc điểm ntn? ? Cuộc vận động HTHNN diễn ra ntn, kết quả ra sao? ?TW Đảng có chủ trương gì? - 1954 CBCS trung đoàn 176. -228 CBNV. ? Sự kiện gì đã xảy ra lúc này? - GV đọc mục 4/62,63,64. ? NQ của ĐH Đảng bộ tỉnh lần I đã quyết định việc gì? ? Các mặt khác phát triển ntn? ? Những thành tích đó có tác dụng ntn đối với nhân dân? - GV đọc mục 1 phần II T65-72 ? Tình hình diễn biến ntn? ? Đảng bộ chính quyền tỉnh cùng quân dân đã đạt được những thắng lợi ntn về mọi mặt trong công cuộc vừa chiến đấu vừa sản xuất? - GV đọc mục 2 T73-76. ? Tình hình có gì đặc biệt trong giai đoạn này? I. Khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN và phát triển kinh tế- văn hóa:(1955-1965)(20’) 1. Thành lập khu tự trị Thái- Mèo: - Ngày 28/9/1954: BCT TW Đảng ra NQ v/v thành lập Khu Tự trị Thái- Mèo. - Ngày 29/4/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 230- SL v/v thành lập Khu Tự trị Thái- Mèo. - Mục đích: nhằm tăng cường khối đoàn kết, giao lưu giữa các dân tộc và tạo điều kiện để các dân tộc ở Tây Bắc tiến bộ nhanh chóng về mọi mặt. - Trong giai đoạn 1955-1962, Khu Tự trị ko có cấp tỉnh. Các châu (huyện) trực thuộc Khu. Hệ thống chính quyền gồm 3 cấp: khu, châu, xã. 2. Khôi phục kinh tế, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân: - Kinh tế NN thấp kém, bị ảnh hưởng do chiến tranh; thiếu giống, sức kéo, nông cụ; tập quán canh tác thô sơ, lạc hậu; thiên tai đe dọa nên nạn đói thường xuyên xảy ra. - Ban Cán sự Đảng đề nghị Chính phủ cho vay gạo để cứu đói, chia lại ruộng đất cho nhân dân. - Nạn đói bị đẩy lùi, năm 1955 bình quân nhân khẩu đạt 323 kg lương thực. - 1/1955: xảy ra vụ nổi phỉ ở nhiều nơi. - 1955-1957: hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế và tiễu phỉ, trừ gian. 3. Cuộc vận động HTHNN, phát triển sản xuất kết hợp với cải cách dân chủ:(1958-1962) - Sau 1954, CM đã chia lại ruông đất nên không phải cải cách như miền xuôi. - Cuối 1961 hoàn thành phong trào HTHNN. - Vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới. - 8/5/1965 nông trường quân đội ĐB được thành lập. - 1/5/1966 nông trường Tam Đường được thành lập - Xây dựng được 7 công trình thủy lợi. - 27/10/1962 tái lập tỉnh Lai Châu gồm 7 huyện, 1 thị trấn, dân số là 158.700 người. 4. Thực hiện kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế- xã hội: (1963-1965) - 1963-1969 công trình đại thủy nông Nậm Rốm được hoàn thành để sản xuất 2 vụ. - Các mặt sản xuất NN, lâm nghiệp, GTVT, bưu điện, truyền thanh, giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin đều phát triển khá. - Nhân dân tin tưởng vào chế độ mới- chế độ XHCN. II. Lai Châu trong thời kì chống Mỹ cứu nước và làm nghĩa vụ quốc tế với CM Lào:(1965-1975)(15’) 1. Vừa sản xuất vừa chiến đấu đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ:(1965-1968) - 2/7/1965 chiến tranh phá hoại của Mỹ lan đến Lai Châu, xuất hiện nhiều toán gián điệp, biệt kích, thổ phỉ, đặc vụ gây rối trong quần chúng. + 12/1966 thực hiện phong trào “ Ba hóa” về GT, TL, VH + Phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”. + 1/9/1966 kết nghĩa với tỉnh Kon Tum. + 1/10/1967 kết nghĩa với Thành phố Hà Nội. + Phong trào “Ba sẵn sàng” trong thanh niên. + Phong trào “Ba đảm đang” trong phụ nữ. + Phong trào “Tay búa tay súng”, “Tay cày tay súng”, “Điện Biên- Ấp Bắc” trong CN,ND, bộ đội. + Quân và dân đã bắn rơi nhiều máy bay các loại của địch. + Giúp nước bạn Lào tiêu diệt thổ phỉ. + Góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần I của đế quốc Mỹ. 2. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ II của đế quốc Mỹ, làm nghĩa vụ quốc tế với CM Lào: - Từ 1969-1972 chúng ta luôn sẵn sàng trực chiến phá tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù. - Thanh niên hăng hái tình nguyện nhập ngũ vào Nam chiến đấu. - 1969-1973 hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Lào. 4. Củng cố - dặn dò: ( 1') - HS về tiếp tục sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về lịch sử địa phương mình. - Chuẩn bị tiết sau Làm bài tập lịch sử.
File đính kèm:
- LICH SU DIA PHUONG LAI CHAUDIEN BIENLOP 8 TIET 44.doc