Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 43: Lịch sử địa phương - Bài 1: Thanh Hoá trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ

I-Mục đích yêu cầu.

- Giúp hs nắm được Thanh Hoá trong buổi đầu phong trào Cần Vương.

- Tìm hiểu các căn cứ và các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

- Nắm được đặc điểm và vị trí của phong trào yêu nước chống pháp ở Thanh Hoá cuối thế kỉ XIX

- Giáo dục tinh thần yêu nước cho hs

II.Đồ dùng:

- Lược đồ Thanh Hoá và chân dung một số vị anh hùng.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ: Nêu diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

2. Giới thiệu bài mới:

3. Dạy bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 43: Lịch sử địa phương - Bài 1: Thanh Hoá trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 7/3/2010
 Tiết 43: Lịch sử địa phương
Bài 1: Thanh Hoá trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
I-Mục đích yêu cầu.
Giúp hs nắm được Thanh Hoá trong buổi đầu phong trào Cần Vương.
Tìm hiểu các căn cứ và các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu 
Nắm được đặc điểm và vị trí của phong trào yêu nước chống pháp ở Thanh Hoá cuối thế kỉ XIX
Giáo dục tinh thần yêu nước cho hs
II.Đồ dùng:
Lược đồ Thanh Hoá và chân dung một số vị anh hùng.
III. Hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
?Nêu đặc điểm Thanh Hoá trong những buổi đầu của phong trào Cần Vương?
? Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ở Thanh Hoá( Thời gian, địa bàn, người chỉ huy, kết quả, ý nghĩa)
? Nêu đặc điểm, ý nghĩa của phong trào Cần Vương Thanh Hoá?
Thanh Hoá trong buổi đầu phong trào Cần Vương.
- Hưởng ứng chiếu Cần Vương, các văn nhân, nghĩa sĩ Thanh Hoá ở khắp mọi nơI đã sắm sửa vũ khí, liên lạc với nghĩa quân các vùng, hình thành một phong trào rộng lớn.
- Người thay mặt Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, phụ trách tỉnh Thanh Hoá là Trần Xuân Soạn.
- Phạm Bành phụ trách vùng đồng bằng Thanh Hoá.
- Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước làm chủ vùng núi.
- Ngày 12/3/1886 nghĩa quân tổ chức đánh thành Thanh Hoá và mở rộng ra các vùng xung quanh.
II. Các căn cứ và các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
1.Căn cứ ổn Lâm- Kỳ Thượng của Tú Phương.
2. Khởi nghĩa Ba Đình và phong trào chống pháp ở Thanh Hoá những năm 1886-1887.
- Vài nét về Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Đạt, những thủ lĩnh khởi nghĩa Ba Đình.
- Căn cứ Ba Đình.
- Căn cứ Mã Cao ( Yên Định).
- Các cuộc chiến đấu tại Ba Đình.
- Mã Cao hiên ngang bước vào cuộc chiến đấu với giặc pháp.
3. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh- bước phát triển mới của phong trào yêu nước chống pháp ở Thanh Hoá ( 1887-1895 )
- Một số thủ lĩnh của nghĩa quân Hùng Lĩnh.
- Căn cứ Bồng Trung- Đa Bút ( Vĩnh Lộc)
- Hoạt động chiến đấu của nghĩa quân Hùng Lĩnh.
4. Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao với phong trào miền Tây Thanh Hoá.
- Đôi nét về Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao, Hà văn Nho.
- Xây dựng căn cứ chống pháp ở miền Tây Thanh Hoá.
III. Đặc điểm và vị trí của phong trào yêu nước chống pháp ở Thanh Hoá cuối thế kỉ XIX.
1.Đặc diểm.
- phong trào bùng nổ sớm, kéo dài liên tục và bền bỉ, diễn ra trên diện rộng, quy mô lớn.
- Thể hiện tinh thần yêu nước mạnh mẽ, ý chí chiến đấu kiên cường, sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong vùng.
- Lãnh đạo là những sĩ phu, văn thân
- Phong trào biết dựa vào nhân dân , khai thác tối đa yếu tố “ địa lợi” “ nhân hoà”
- Phong trào thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau.
2. Vị trí, ý nghĩa lịch sử.
- Thanh Hoá là một trong những trung tâm của phong trào Cần Vương.
- Phong trào Cần Vương ở Thanh Hoá mang sức sống mãnh liệt, đã đánh vào chính sách “ bình định” của pháp góp phần cùng phong trào cả nước làm cho đế quốc pháp không thể ổn định được bộ máy thống trị trong suốt thời gian dài.
- Phong trào nêu cao tinh thần anh hùng, tinh thần yêu nước, lòng quả cảm, cổ vũ lớn lao cho lớp người sau tiến bước trên con đường đấu tranh chống pháp.
IV. Hướng dẫn học:
	Chuẩn bị đồ dùng cho tiết bài tập lịch sử.
* Đánh giá giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet 43- su DPTH.doc