Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 42 - Bài 27: Khởi nghĩa Yên thế và phong trào chống pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

 Giúp học sinh nắm được:

- Đặc điểm của một loại hình đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX – phong trào không có sự chi phối của tư tưởng Cần Vương mà trước đây thượng được gọi là cuộc đấu tranh “tự động”, “tự phát”:

+ Hoàn cảnh bùng nổ phong trào;

+ Quy mô cua rphong trào nói chung, diễn biến của phong trào nông dân Yên Thế (nói riêng);

+ Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử.

2. Rèn luyện kỹ năng:

- Miêu tả tường thuật sự kiện lịch sử;

- Sử dụng bản đồ;

- Đối chiếu, so sánh, phân tích, đánh giá lịch sử.

3. Giáo dục:

- Khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam: cần cù, chất phác, yêu tự do, căm thù quân xâm lược.

- Những hạn chế của nông dân khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc.

- Sự cần thiết phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiên trong cách mạng Việt Nam để dẫn dắt nông dân đi đến thắng lợi.

 

doc7 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 42 - Bài 27: Khởi nghĩa Yên thế và phong trào chống pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đấu tranh “tự động”, “tự phát”: 
+ Hoàn cảnh bùng nổ phong trào;
+ Quy mô cua rphong trào nói chung, diễn biến của phong trào nông dân Yên Thế (nói riêng);
+ Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử.
2. Rèn luyện kỹ năng:
- Miêu tả tường thuật sự kiện lịch sử;
- Sử dụng bản đồ;
- Đối chiếu, so sánh, phân tích, đánh giá lịch sử.
3. Giáo dục:
- Khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam: cần cù, chất phác, yêu tự do, căm thù quân xâm lược.
- Những hạn chế của nông dân khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc.
- Sự cần thiết phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiên trong cách mạng Việt Nam để dẫn dắt nông dân đi đến thắng lợi.
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: 
- Bản đồ khu vực Yên Thế và Bắc Kì cuối thế kỉ XIX.
- Tranh ảnh về các thủ lĩnh đồng bào dân tộc ít người chống Pháp (nhất là tranh ảnh có liên quan đến khởi nghĩa Yên Thế); một số sách tham khảo về cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
2. Trò:
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi định hướng trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình bài dạy.
	1. Kiểm tra bài cũ (4’):
	Trình bày tóm lược khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895)?
	* Đặt vấn đề (1’):
	Cùng với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, phong trào đấu tranh của nông dân Yên Thế và cuộc kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cũng diễn ra sôi nổi vào cuối thế kỉ XIX.
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Khởi nghĩa Yên thế (1884 – 1913) (20’)
a/ Căn cứ:
GV
Treo lược đồ căn cứ Yên Thế.
Hỏi
Quan sát vào lược đồ, em hãy giới thiệu vài nét về căn cứ Yên Thế?
- Ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.
- Địa hình hiểm trở.
b/ Nguyên nhân:
Hỏi
Dân cư ở Yên Thế có đặc điểm gì đáng chú ý?
- Đa số là dân ngụ cư.
Hỏi
Nguyên nhân nào khiến phong trào khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ?
- Thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng, cướp đất của nông dân.
- nông dân Yên Thế rất căm thù thực dân Pháp.
c/ Diến biến (3 giai đoạn):
Hỏi
Phong trào trải qua mấy giai đoạn? Đặc điểm tiêu biểu của giai đoạn một?
- Giai đoạn 1 (1884 – 1892): Thời kì hoạt động riêng lẻ.
GV
Đây là thời kì chưa có sự chủ huy thống nhât. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nấm.
Sau khi Đề Nấm mất (tháng 4 – 1982) Đề Thám trở thành vị thủ lĩnh tối cao của phong trào?
Hỏi
Em hãy giới thiệu đôi nét về thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám.
HS
Giới thiệu theo sự hiểu biết của mình.
GV
Giới thiệu ảnh chân dung Đề Thám.
Tên thật là Trương Văn Thám (Hùm thiếng Yên Thế) Hoàng Hoa Thám hồi còn bé tên là Trương Văn Nghĩa, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; sau di cư lên Sơn Tây (Hà Tây), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang). Sinh trưởng trong một gia đình trọng nghĩa khí; cả hai ông bà đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn, Nùng Văn Vân ở Sơn Tây.
Năm 16 tuổi, ông tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870-1875). Khi Pháp chiếm Bắc Ninh (tháng 3 năm 1884) thì Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Quang Loan, lãnh binh Bắc Ninh. Năm 1885, ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Lạng Giang (1882-1888). Sau khi Cai Kinh chết, ông đứng dưới cờ nghĩa Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài.
Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại và Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế. Đề Thám tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào nông dân chống Pháp với biệt danh "Hùm xám Yên Thế". Trong gần 30 năm lãnh đạo đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là các trận ở thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom (tháng 2 năm 1892).
HS
Đặc điểm tiêu biểu của giai đoạn hai?
- Giai đoạn 2 (1893 – 1908): thời kì vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở, do Đề Thám lãnh đạo).
GV
Nhận thấy tương quan lực lượng quá chênh lệch. Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với quân Pháp.
Sau khi phục kích bắt được tên điền chủ người Pháp là Sét-nay. Đề Thám thử tên này với điều kiện Pháp phải rút quân khỏi Yên Thế; Đề Thám được cai quản bốn tổng trong khu vực là Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.
Hỏi
Vì sao Đề Thám lại đồng ý giảng hòa với Pháp?
HS
Ông muốn tranh thủ thời gian để xây dựng căn cứ và lực lượng.
GV
Thời gian giảng hòa không kéo dài vì ngay từ đầu địch đã ráo tiết lập đồn bốt mở cuộc tấn công trở lại. Chúng huy động lực lượng mở những cuộc tấn công trên quy mô lớn vào Yên Thế. Pháp treo giải thưởng 30.000 franc cho kẻ nào bắt được Hoàng Hoa Thám. Mặc dù không bắt được Đề Thám nhưng lực lượng của ông bị tổn thất, suy yếu nhanh chóng.
 Để cứu vãn tình thế, Đề Thám phải chủ động xin giảng hòa lần thứ ba (12 – 1897). Thực dân Pháp chấp nhận nhưng đưa ra những điều kiện ngặt nghèo, buộc nghĩa quân phải thực hiện. 
Hỏi
Trong thời gian giảng hòa từ 1897 – 1908, nghĩa quân đã có bước phát triển như thế nào?
HS
Khai khẩn đồn điền, lo tích lũy lương thực, xây dựng đội quân tinh nhuệ, nhiều nhà yêu nước danh tiếng tìm bắt liên lạc với nghĩa quân.
GV
Trong hơn 10 năm hòa hoãn (từ tháng 12 năm 1897 đến ngày 29 tháng 1 năm 1909), nghĩa quân Yên Thế đã có những bước phát triển mới: địa bàn hoạt động được mở rộng từ trung du đến đồng bằng, kể cả vùng Hà Nội. Hoàng Hoa Thám tổ chức ra "đảng Nghĩa Hưng" và "Trung Chân ứng nghĩa đạo" làm nòng cốt. Đặc biệt, Hoàng Hoa Thám đã chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ngày 27 tháng 6 năm 1908 của binh lính yêu nước ở Hà Nội (gọi là vụ Hà thành đầu độc). Sự kiện này làm chấn động khắp cả nước. Ngoài ra, Hoàng Hoa Thám xúc tiến việc xây dựng Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, đồng thời bí mật liên hệ với lực lượng yêu nước ở bên ngoài. Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên... đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám và bàn kế hoạch phối hợp hành động, mở rộng hoạt động xuống đồng bằng.
Hỏi
Sau vụ độc độc lính Pháp ở Hà Nội của nghĩa quân Yên Thế, thực dân Pháp có thái độ và hành động như thế nào đối với nghĩa quân?
- Giai đoạn 3 (1909 – 1913): Thời kì thực dân pháp tổ chức càn quét và tấn công.
GV
Ngày 29 tháng 1 năm 1909, Thống sứ Bắc kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và khố xanh, 400 lính dõng là một lực lượng lớn nhất từ trước tới lúc đó do đại tá Batay và đại thần Lê Hoan chỉ huy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế, đến Thái Nguyên, Tam Đảo, nhưng con ông là Cả Trọng bị tử thương và con gái út là Trương Thị Thế bị bắt. Lực lượng nghĩa quân giảm sút dần và tới cuối 1909 bị tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế cùng hai thủ hạ tâm phúc.
Ông bị mắc mưu ba người đồng đảng của Lương Tam Kỳ. Họ "trá hàng" với lời hứa sẽ bày cho nghĩa quân cách chế tạo... bom tấn. Tại một ngôi lều chạy loạn ở khu vực Hố Nấy, họ chuốc rượu say rồi giết Đề Thám cùng hai thuộc hạ thân tín của ông. Họ mang đầu ba ông ra Nhã Nam giao nộp cho Pháp. Đó là ngày 10 tháng 2 năm 1913. Thủ cấp của Đề Thám cùng thuộc hạ bị Pháp bêu ở cả Nhã Nam, Bắc Ninh để thị uy dân chúng
GV
Cho học sinh quan sát ảnh thủ cấp của Đề Thám và thuộc hạ.
Hỏi
Em hãy cho biết kết quả của phong trào?
c/ Kết quả: 10-2- 1913 Đề Thám hi sinh, khởi nghĩa thất bại.
HS
Thảo luận nhóm.
GV
Đây là cuộc khởi nghĩa lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương, em hãy cho biết những nguyên nhân căn bản nào khiến cuộc khởi nghĩa tồn tại được trong thời gian dài như vậy?
HS
Trình bày kết quả thảo luận.
GV
Đưa ra kết quả: Tập hợp được lực lượng đông đảo, địa bàn hoạt động rộng lớn, đặt dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh độc đáo, mưu trí, dũng cảm, trung thành, tận tụy với nguyện vọng của nhân dân, đồng cam cộng khổ, thương yêu đùm bọc nghĩa quân, có cuộc sống giản dị hòa mình với quần chúng.
HS
Thảo luận nhóm
Hỏi
Em hãy cho biết tính chất và nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế?
HS
Trình bày kết quả thảo luận.
GV
Đưa ra kết quả:
- Mang tính chất dân tộc yêu nước.
- Ngoài những nguyên nhân chung của phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Khởi nghĩa Yên Thế thất bại còn do những nguyên nhân riêng của nó: bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch, bị thực dân Pháp và phong kiến câu kết đàn áp
II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (13’).
1. Đặc điểm:
Hỏi
Đặc điểm của phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX?
- Nổ ra muộn hơn ở đồng bằng.
- Kéo dài hơn.
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.
Kể tên những phong trào đấu tranh tiêu biểu của đồng bào miền núi ở cuối thế kỉ XIX?
HS
Liệt kê và kể tên.
GV
Giới thiệu tóm lược trên lược đồ.
* SGK/133.
3. Kết quả: Các phong trào đều bị thất bại.
GV
Dù bị thất bại, nhưng các phong trào khởi nghĩa này đã làm chậm lại quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
4. Nguyên nhân thất bại:
Hỏi
Nguyên nhân cơ bản nào khiến phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi giai đoạn cuối thế kỉ XIX thất bại?
- Phong trào thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo.
3. Luyện tập, củng cố (6’):
Bài tập nhận thức lịch sử:
Lập bảng thống kê về thời gian người lãnh đạo, nơi diễn ra phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
Thời Gian
Nơi diễn ra phong trào chống Pháp
Người lãnh đạo
Giữa thế kỉ XIX 
SƠ KẾT BÀI HỌC
- Trong những năm cuối thế kỉ XIX, song song với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương còn có các cuộc khởi nghĩa tự phát của nông dân, nổ ra ở vùng trung du và miền núi. Các cuộc khởi nghĩa này bùng phát khi thực dân Pháp đẩy mạnh công cuộc bình đinh bằng quân sự, chuẩn bị điều kiện để thực hiện chương trình khai thác quy mô (đầu thế kỉ XX)
- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài 30 năm cùng các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Gia-rai, Ê-đê, Mông, Dao, Hoa đã minh chứng thêm cho tinh thần yêu nước, yêu cuộc sống tự do, không can tâm khuất phục cuộc sống nô lệ của người dân Việt.
- Đặc điểm chung của các cuộc khởi nghĩa tự phát này là không có mối quan hệ với phong trào Cần vương, không bị chi phối bởi tư tưởng trung quân. Nó thường xuất phát từ quền lợi của một bộ phận dân cư và mang tính chất địa phương chủ nghĩa.
- Mặc dù thất bại, phong trào nông dân Yên Thế và cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi vẫn có

File đính kèm:

  • docTiet 42 Bai 27 KHOI NGHIA YEN THE VA PHONG TRAO CHONGPHAP CUA DONG BAO MIEN NUI CUOI THE KI XIX.doc