Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 25 đến tiết 28

1. Mục tiêu :

a.Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được phẩm chất và tài năng của t/g HXH;

- Thấy được vẻ đẹp trong trắng, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

 - Thấy được tính chát đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ nôm Đường luật

- Nhận biết thể loại của văn bản.

 c.Thái độ:

 - HS có thái độ quí trọng vẻ đẹp của người p/ nữ, ủng hộ tư tưởng nam nữ bình đẳng.

 

doc15 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 25 đến tiết 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Hương . tiếng thơ của bà là tiếng nói ngợi ca và đấu tranh cho quyền lợi của ngời phụ nữ trong XHPK với lễ giáo hà khắc ,sự bát bình đằng về quyền của người phụ nữ trong XH xưa. Tiếng nói dũng cảm đó lại được thể hiện qua những áng thơ nôm độc đáo và kiệt xuất về phong cách NT độc đáo vô song của một nữ thi sĩ thời trung đại.
 * Luyện tập: * (Tích hợp môi trường)
	? Người phụ nữ trong XH ngày nay có gì khác với người p/nữ trong XHPK khi
 xưa?.
Không bị phân biệt đối xử; nam nữ bình quyền,bình đẳng. Họ được đứng lên
 làm chủ cuộc đờinhiểu người giữ những trọng trách, cương vị cao trong XH 
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ.
Học thuộc lòng 2 bài thơ.
Làm bài tập phần luyện tập (SGK t96)
Chuẩn bị: Đọc thêm: Sau phút chia li.
 -----------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 04.09.2010 Ngày dạy: 28.09.2010 - Lớp 7B
Bài 7. Tiết 26 - Hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản: SAU PHÚT CHIA LI 
 (Đoàn Thị Điểm dịch)
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nhận diện được đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.
- Cảm nhận được nỗi sầu chia li, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ; ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ trích Chinh phụ ngâm khúc.
 b. Về kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ viết theo thể ngâm khúc.
 - Phân ticshngheej thuật tả cảnh, tả tình trong bài thơ.
 c. Về thái độ:
- HS có thái độ phê phán chiến tranh phi nghĩa và đồng cảm với nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong XH xưa.
2 . Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án, tư liệu tham khảo
 b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sgk 3. Tiến trình bài dạy: 
a.Kiểm tra bài cũ: (5’) 
* Câu hỏi: Nêu những nét đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Bài ca Côn Sơn.
* Đáp án: Bằng cách sử dụng một loạt các thủ pháp nghệ thuật (điệp từ, so sánh miêu tả sóng đôi...), qua hình ảnh nhân vật ta giữa cảnh thiên nhiên Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hoà trọn ven giữa con người và thiên nhiên; nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.
* Giới thiệu bài (1’):
Chinh phụ ngâm khúc là tác phẩm chứa chan tinh thần nhân đạo phản ánh một thời kì loạn lạc đau thương, để lại bao xúc động trong lòng người đã hơn 250 năm nay. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một đoạn thơ trích của tác phẩm nổi tiếng này..
a. Dạy nội dung bài mới:. 
- HS đọc chú thích (SGK t91)
I.Đọc và tìm hiểu chung. (5’)
?
Chinh phụ ngâm khúc có nghĩa là gì? Qua chú thích, em hiểu gì về xuất sứ của tác phẩm?
- Chinh phụ ngâm khúc: khúc ngâm của người vợ có chông ra trận.
- Có ý kiến cho rằng bản diễn nôm là của Phan Huy Ích. 
- Đoạn trích học là bản diễn nôm. Nhan đề đoạn trích do người biên soạn đặt.
1. Tác giả, tác phẩm:
- Tác phẩm: 
+ Bản nguyên văn chữ Hán là của Đặng Trần Côn.
+ Tương truyền bản diễn nôm là của Đoàn Thị Điểm.
+ Là kiệt tác trong kịch sử VHVN.
G
G
- HD đọc- Đọc mẫu. – HS: 1-2 em đọc bài
- Lưu ý chú thích giải nghĩa từ khó (SGK t92)
-> Nói về tâm trạng người vợ
?
Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích?
ngay sau phút chia li, khi chồng ra trận.
?
Hãy chỉ ra thể thơ của đoạn trích? Đặc điểm của thể thơ này?
- Lưu ý: Bản chữ Hán được sáng tác theo thể thơ khác. 
+ Thể thơ: Song thất lục bát.
?
H
Đoạn trích có bố cục như thế nào?
- 4 câu đầu: Nỗi trống trải của lòng người trước sự chia li.
- 4 câu tiếp theo: Nỗi sót xa trong cách trở núi sông.
- 4 câu cuối: Nỗi sầu thương trước bao la cảnh vật.
2. Bố cục đoạn trích:
- 3 phần
II. Phân tích.
- HS đọc đoạn thơ1.
1. Bốn câu thơ đầu. (8’)
?
?
Lời trong đoạn thơ là lời của ai? 
Trong đoạn thơ thứ nhất, người chinh phụ nói đến sự việc nào? Câu thơ nào thể hiện rõ nhất điều đó? 
+ Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
?
H
Người chinh phụ có cách xưng hô như thế nào với chồng? Cách xưng hô đó có ý nghĩa gì?
- Chàng – thiếp -> cách xưng hô vợ chồng thân thiết thời PK, thể hiện tình cảm vợ chồng đang độ nồng nàn, hạnh phúc.
?
Trong hai câu thơ đầu tác giả còn SD thủ pháp nghệ thuật nào? 
-> NT: đối lập.(đi – về ; mưa gió –gối chăn)
?
Phép đối lập đã góp phần diễn tả hiện thực nào đã xảy ra? Em hiểu gì về tình cảm của người vợ ở đây?
- Đối lập về hành động của con người: đi và về; đối lập về không gian: rộng (cõi xa) và hẹp (buồng cũ), lạnh lẽo (mưa gió) và ấm áp (chiếu chăn) 
?
?
ấn tượng đầu tiên về sự chia cách mà người chinh phụ cảm nhận được qua những hình ảnh nào?
 Em có nhận xét gì về không gian được miêu tả ở đây? 
+ Đoái trông theo đã cách ngăn
+ Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
H
Màu biếc của mây cứ tuôn mãi ra càng làm cho bầu trời cao hơn, mênh mông hơn; màu xanh của ngàn núi cứ trải dài càng làm cho chân trời thêm xa xăm cách trở. Một không gian thật xa lạ và vô tận.
?
Việc miêu tả không gian ấy đã gợi tả nỗi lòng của người chinh phụ lúc này ra sao?Đó là nỗi niểm ntn?
*Nỗi lòng trống trải cô đơn của người chinh phụ trước sự chia li.
HS đọc 4 câu tiếp theo.
2. Bốn câu tiếp theo (8’)
?
Trong khúc ngâm thứ 2, tác giả diễn tả hành động nào của con người? 
+ Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
?
Phép tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ trên?
-> NT: đối lập.
?
Diễn tả cảnh hai vợ chồng với 2 hai hành động đối lập nhau như thế, tác giả nhằm nhấn mạnh điều gì?
- Tình cảm vợ chồng thắm thiết không muốn rời xa ->làm nổi bật bi kịch chia li của đôi lứa.
?
Khoảng cách về không gian giữa họ được khắc hoạ 
Qua những chi tiết nào? 
+Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
+ Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
?
H
Có những địa danh nào được nhắc lại nhiều lần trong khổ thơ này? Em hiểu gì về khoảng cách giữa hai địa danh đó?
Xem chú thích SGK
?
ở đây, bến và cây lại gợi sự liên tưởng đến không gian như thế nào?
- Không gian chia li xa xôi, cách trở 
?
Ngoài NT đối, trong khổ thơ này tác giả còn sử dụng các thủ pháp nghệ thuật nữa? 
-> NT: lặp, đảo, điệp từ.
?
Qua các thủ pháp nghệ thuật đó, tác giả giúp ta hiểu nỗi lòng của người chinh phụ lúc này như thế nào? 
* Nỗi nhớ nhung chất chứa kéo dài, nỗi ngậm ngùi xót xa của người chinh phụ trong sự xa xôi cách trở.
- HS đọc đoạn cuối. 
3. Bốn câu thơ cuối. (8’)
?
Đến khúc ngâm thứ 3, một không gian li biệt khác được mở ra như thế nào?
+Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
+Ngàn dâu xanh biếc 1 màu...
?
Cách sử dụng từ trong lời thơ ở đây có gì đặc biệt? Cách sử dụng từ đó có sức gợi tả một không gian như thế nào?
- Một không gian rộng lớn trải dài đơn điệu tràn ngập một sắc xanh.
-> NT: Từ láy, điệp ngữ.
?
Theo em, không gian được miêu tả ở khổ thơ này có gì khác so với không gian được miêu tả ở khổ thơ thứ hai? 
- Khổ thơ thứ hai ít nhất còn có địa danh gợi ý niệm về sự xa cách, nhưng ở khổ thơ cuối cùng này thì sự xa cách đã hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu, mất hút vào không gian vô tận chỉ toàn một sắc xanh.
?
Sắc xanh của ngàn dâu được miêu tả ở cấp độ nào? 
- cấp độ tăng tiến: từ xanh xanh (xanh nhạt đơn điệu) đến xanh ngắt (xanh đậm).
?
Thông thường khi nói đến màu xanh sẽ gợi niềm vui, niềm hi vọng và hành phúc. Nhưng cái không gian xanh của ngàn dâu trong mắt người chinh phụ ở đây lại gợi cảm giác gì?
- Gợi lên khỏang cách chia ly, cách xa ngàn trùng
?
Nỗi lòng của người chinh phụ trước không gian bao la, thăm thẳm, mênh mông ấy được thể hiện rõ nhất ở câu thơ nào?
+ Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?...
?
Câu thơ cuối mang hình thức của kiểu câu nào xét theo mục đích nói?
->NT: Câu hỏi tu từ(so sánh)
?
Cách sử dụng kiểu câu ấy có tác dụng như thế nào?
- Nhấn mạnh nỗi sầu thương trước bao la cảnh vật. Chữ sầu trở thành khối sầu, núi sầu mà dư vị của nó lan toả mãi không thôi.
* Nỗi sầu đau, buồn thương cho hạnh phúc dang dở.
?
Đằng sau nỗi sầu li biệt ấy nỗi ẩn chứa nỗi lòng nào của ngừi chinh phụ?
*Nỗi oán hận chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.
?
Hãy khái quát những nét nghệ thuật và nội dung đặc sắc của đoạn trích H? 
III. Tổng kết (5’)
NT: Thể thơ STLB, phép đối lập tương phản 
ND:
 (Ghi nhớ SGK t93)
* Ý nghĩa: - Nỗi khổ đau của người p/nữ trong chiến tranh
- Tố cáo chiến tranhphi nghĩa
 c . Củng cố,luyện tập: (4’)
	* Củng cố
 - Nắm được đặc điểm của thể thơ sông thất lục bát.
 - Hiểu được những nét đặc sắc về NT và nội dung của đoạn trích
 * Luyện tập: Đọc diễn cảm đoạn trích
 d. . Hướng dẫn học bài ở nhà (2’)
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Làm bài tập phần luyện tập (SGK t93)
- Chuẩn bị: Qua đèo Ngang
 --------------------------------------------
Ngày soạn: 29.09.2010 Ngày dạy: 02.101.2010 - Lớp 7B
 Bài 7. Tiết 27.
Tiếng Việt: QUAN HỆ TỪ 
1. Mục tiêu :
a. Về kiến thức:
HS cần:
- Nắm được khái niệm QHT
- Nhận biết QHT.
- Biết cách sử dụng QHT trong nói,viết và tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ
 b. Về kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu,tạo lập văn bản nói,viết.
 c. Về thái độ:
 - HS thấy được tác dụng của QHT trong việc tạo lập văn bản nói,viết.
 - Học sinh có ý thức sử dụng quan hệ từ khi nói và viết. 
2 . Chuẩn bị của GV và HS:
 a.Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án. Bảng phụ
 b. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề vào bài mới(5’)
 * Câu hỏi: Dùng từ Hán Việt có tác dụng gì?
 * Đáp án: 
 Trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt để: 
 - Tạo sắ thái tôn trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
 - Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
 - Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí XH xưa.
*Giới thiệu bài (1’): ở bậc Tiểu học, các em đã được tìm hiểu về quan hệ từ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu kĩ hơn về quan hệ từ và cách sử dụng từ loại này. 
 

File đính kèm:

  • docTuan 7.doc
Giáo án liên quan