Giáo án Lịch sử lớp 8 - Nguyễn Văn Tiên

A/ MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Cách mạng công nghiệp: Nội dung, hệ quả.

- Những biểu hiện để chứng tỏ cuộc cách mạng nổ ra sớm nhất ở Anh.

 2/ Tư tưởng:

 - Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã gây nên bao nhiềêu đau khổ cho nhân loại lao động thế giới.

 - Nhân dân thực sự là người sáng tạo chủ nhân của các thành tựu kĩ thuật, sản xuất.

 3/ Kĩ năng:

 Khai thác nội dung và sử dụng kênh hình sgk. Phân tích sự kiện để rút ra kết luận và liên hệ thực tế.

B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:

 Tìm hiểu nội dung kênh hình sgk. Đọc và sử dụng hoặc vẽ thêm các kênh hình sgk.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1/ Ổn định, kiểm tra: Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng tư sản Pháp 1789?

 2/ Giới thiệu bài mới: Cách mạng công nghiệp mở đầu ở Anh và lan nhanh các nước tư bản khác, Đồng thời cách mạng tư sản tiếp tục thành công nhiều nước với những hình thức khác nhau, đánh dấu sự thắng lợi của CNTB trên phạm vi toàn thế giới.

 3/ Dạy bài mới:

 

doc56 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Nguyễn Văn Tiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi HS trả lời GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV: Bổ sung: Đầu 10-1917, Lê-nin từ nước ngoài về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng; thành lập đội Cận vệ đỏ- lực lượng chủ lực tiến hành cách mạng; ban lãnh đạo k/n thông qua quyết định khởi nghĩa hết sức nhanh chóng.
GV: Nêu những sự kiện chính của Cách mạng tháng Mười
HS: Dựa vào kiến thức sgk để trình bày
GV: So với Cách mạng tháng Hai, Cách mạng tháng Mười đã đem lại kết quả tiến bộ nào?
HS: Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản thiết lập nhà nước vô sản, chính quyền thuộc vào tay nhân dân
Hoạt động 1: Cá nhân (Tiết 2)
GV: Cho HS đọc sgk. Việc đầu tiên mà chính quyền mới đem lại là gì?
HS: Thông qua sắc lệnh hoà bình và sắc lệnh ruộng đất
GV: Yêu cầu HS đọc chữ in nhỏ sgk
- Sắc lệnh về hoà bình và ruộng đất đã đem lại cho nhân dân những gì?
HS: Dựa vào kiến thức sgk trả lời GV phân tích 
GV: Những việc làm cấp thiết củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền mới góp phần tháo gỡ khó khăn sau cách mạng để tiếp tục xây dựng và bảo vệ chính quyền.
* Hoạt động 2: Cả lớp
GV: Khai thác kênh hình 56, 57. Tình hình nước Nga cuối năm 1918?
HS: Dựa vào sgk trả lời 
GV: Kết luận: Đến giai đoạn này chính quyền đã chuẩn bị đủ mọi đk cần thiết cho cuộc sống đ/t chống lại các lực lượng kẻ thù luôn tìm ra mọi cách phá hoại cách mạng
* Hoạt động 3: Cá nhân
GV: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười? Đối với nước Nga và thế giới?
HS: Thay đổi vận mệnh đất nước, số phận con người, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, thiết lập nhà nước XHCN đầu tiên trên t/g.
HS: Tác động làm thay đổi t/g với sự ra đời của một nhà nước XHCN rộng lớn → các nước đế quốc hoảng sợ
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho g/c công nhân và nhân dân lao động thế giới
GV: Khẳng định ý và sơ kết
I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng:
- Là nước đế quốc phong kiến bảo thủ, lạc hậu, tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt.
- Đòi hỏi phải giải quyết bằng một cuộc cách mạng.
2. Từ Cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười:
- Diễn biến: Tháng 2-1917, cách mạng bùng nổ và giành thắng lợi. 
- Kết quả: Chế độ quân chủ bị lật đổ, chính quyền thiết lập: Xô viết và Chính phủ lâm thời tư sản. 
- Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
3. Cách mạng tháng Mười năm 1917:
- Đầu tháng 10, Lênin về nước lãnh đạo.
- Ngày 24-10, khởi nghĩa nổ ra ở Pê-tơ-rô-grát;
- Ngày 25-10, Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ lâm thời sụp đổ, chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân.
II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết:
 1. Xây dựng chính quyền Xô viết:
- Ngày 25-10-1917, Chính quyền Xô Viết thành lập do Lê-nin đứng đầu.
 + Thông qua Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất
- Thực hiện các biện pháp để ổn định chính trị và phát triển kinh tế đất nước
 2. Bảo vệ chính quyền Xô viết:
 Năm 1918-1920, nhân dân Xô viết đã chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài, Chính quyền Xô viết được bảo vệ.
 3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga:
 (Học SGK)
 3. Củng cố:
 - Tình hình nước Nga trước cách mạng, Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười năm 1917.
 - Tại sao nói Cách mạng tháng Mười là cuộc CM XHCN đầu tiên? Ảnh hưởng tác động to lớn đối với nước Nga và toàn thế giới? 
 4. Hướng dẫn tự học:
 a. Bài vừa học: Như đã củng cố 
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1/ Ổn định, kiểm tra:
 2/ Giới thiệu bài mới:
 3/ Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
 4/ Củng cố:
 5/ Hướng dẫn tự học:
 a/ Bài vừa học:
 b/ Bài sắp học:
 b. Bài sắp học:
 Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 16
Ngày soạn: 15/11/2007. Ngày dạy: 23/11/2007
Tiết 24 	Bài 16 	LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921- 1941)
A/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: 
 - Chính sách kinh tế mới 1921- 1925 được đề ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung chủ yếu và tác động của chính sách này đối với nước Nga.
 - Những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH (1925- 1941).
 2/ Tư tưởng: 
 Nhận thức được tính ưu việt của chế độ XHCN; tránh không để các em ngộ nhận những thành quả của CNXH.
 3/ Kĩ năng: 
 Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh...
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1/ Ổn định, kiểm tra: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
 2/ Giới thiệu bài mới:
 3/ Dạy bài mới: Sau khi ổn định được tình hình bảo vệ thành quả cách mạng, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH. Để hiểu rõ vấn đề chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Nhóm
GV: Cho HS đọc đoạn chữ từ: “sau khi nhiều nơi” và quan sát tranh hình 58. Hướng dẫn HS thảo luận
* Tổ 1+2: Qua hình 58 bức áp phích năm 1921 nói lên điều gì? Là bức tranh của họa sĩ vô danh được phổ biến rộng rãi ở Nga 1921, ghi lại hình ảnh kiệt quệ của nước Nga sau chiến tranh: đói rét, bệnh tật phía bên trái là hình ảnh những người công nhân, nông dân, tuyên chiến với hậu quả của chiến tranh, xây dựng đất nước 
* Tổ 3+4: Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới: Chính sách này đã tác động ntn đến tình hình nước Nga?
→ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa, thực hiện tự do buôn bán có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển 
GV: Em hãy nêu ngắn gọn việc thành lập Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết?
HS: Tháng 12-1922 Liên bang Cộng hoà XHCN được thành lập
* Hoạt động 2: Cá nhân
GV: Tình hình kinh tế nước Nga khi bắt tay vào xây dựng CNXH?
HS: Mặc dù nền kinh tế phục hồi nhưng vẫn là nền kinh tế lạc hậu
GV: Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô đã thực hiện nhiệm vụ ntn?
HS: Phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá XHCN?
GV: Trong những nhiệm vụ đó, nhiệm vụ nào là cơ bản, trọng tâm? Nhiệm vụ đó được tiến hành ntn?
HS: Công nghiệp hoá XHCN, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
GV: (Vì sao nhân dân Liên Xô phải thực hiện công cuộc xây dựng CNXH?) và công cuộc đó được tiến hành ntn?
HS: Thông qua việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1 và lần 2 (đều vượt mức trước chiến tranh)
HS: Sau khi khôi phục kinh tế Liên Xô là nước công nghiệp lạc hậu. Vì vậy để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá XHCN.
GV: Giải thích HS quan sát hình 59 và 60
- Qua 2 tranh hình 59, 60 em có nhận xét gì về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô?
HS: Máy móc KHKT được áp dụng rộng rãi thu hút động đảo nông dân tham gia các NT tập thể → biến đổi to lớn trong kinh tế
GV: Trong thời kì xây dựng CNXH Liên Xô đã đạt được những thành tựu ntn?
HS: Đưa Liên Xô từ nước nông nghiệp chuyển thành nước công nghiệp, đứng đầu châu Âu, thứ hai trên thế giới 
GV: Nêu những thành tựu về văn hoá giáo dục?
HS: Trình bày thành tựu sgk 
GV: Liên hệ thực tế VN trong những năm 54 - 75 ở MB. GV nêu một số hạn chế trong công cuộc xây dựng CNXH
GV: Thanhg 6-1941, Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô phải tiến hành chiến tranh giữ nước.
I/ Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921- 1925):
- Sau chiến tranh tình hình kinh tế vô cùng khó khăn
- Tháng 3-1921, thông qua Chính sách kinh tế mới. 
- Nội dung: 
 + Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa;
 + Tự do buôn bán, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư.
- Tháng 12-1922, Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết thành lập (Liên Xô). 
II/ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô:
- Liên Xô bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá XHCN.
- Liên Xô thực hiện các kế hoạch 5 năm. 
- Liên Xô đã đạt được thành tựu về: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội
- Tháng 6-1941, Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô phải tiến hành chiến tranh giữ nước.
 4/ Củng cố: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Hãy đánh dấu x vào ô trống đầu câu em chọn 
 ¨ Liên Xô đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới; ¨ Thanh toán nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; 
 ¨ Có nhiều phát minh trong các ngành khoa học tự nhiên và xã hội; ¨ Tất cả các thành tựu trên. 
 5/ Hướng dẫn tự học:
 a/ Bài vừa học: Như đã củng cố
 b/ Bài sắp học:
 Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 17
Ngày soạn: 20/11/2007. Ngày dạy: 28-30/11/2007
Chương II: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
Tiết: 25-26 Bài 17	CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939)
A/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: 
 - Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918- 1939.
 - Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918- 1938 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản. 
 - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1939 và tác động của nó đ/v châu Âu?
 - Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?
 2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít bảo vệ hoà bình thế giới.
 3/ Kĩ năng: Rèn luyện tư duy lô-gích, sử dụng bản đồ, biểu đồ.
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
 Bản đồ châu Âu sau chiến tranh t/g 1914- 1918: Biểu đồ sản lượng gan than và thép của Á, Phi, Đức. 
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1/ Ổn định, kiểm tra: Nội dung của chính sách kinh tế mới và tác động của nó?
 2/ Giới thiệu bài mới: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) tình hình châu Âu có gì biến chuyển, chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về tình hình châu Âu, cao trào cách mạng 1918- 1923 Quốc tế Cộng sản thành lập. Để rõ ta vào bài mới.
 3/ Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
*Hoạt động 1: Cá nhân
 GV: Cần nêu rõ hậu quả của Chiến tranh t/g thứ nhất, bản đồ chính trị của châu Âu đã thay đổi, một số quốc gia mới ra đời trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và thất bại của Đức.
GV: Giới thiệu bản đồ châu Âu. Quan sát bản đồ em hãy giới thiệu một số quốc gia mới thành lập?
HS: Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan
GV: Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ sgk. Em hãy nhận xét kinh tế các nước tư bản châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
HS: Cả nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế. Sự khủng hoảng về chính trị qua cao trào cách mạng ở Đức, Áo - Hung → GV chốt ý và ghi bảng
GV: Trong những năm 1924- 1929 tình hình các nước tư bản châu Âu ntn? 
HS: Giới SGK trả lời
GV:

File đính kèm:

  • docgiao an su ca nam.doc
Giáo án liên quan