Giáo án Lịch sử lớp 8

A/ Mục tiêu:

+ Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được: nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI, Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kỳ)

- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “ cách mạng tư sản”

+ Tư tưởng:

- Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

- Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, xong vẫn là chế độ bóc lột thay cho chế độ phong kiến.

+ Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh.

- Kỹ năng độc lập suy nghĩ.

 

doc72 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân dân ấn Độ.
- Các phong trào diễn ra sôi nổi
+ Khởi nghĩa Xi pay
+ Hoạt động của Đảng đế quốc đại chống thực dân Anh.
- Sự đàn áp, chia rẽ của thực dân Anh
- Các phong trào chưa có sự lãnh đạo thống nhất liên kết, chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn. 
+ ý nghĩa: Cổ vũ tinh thần yêu nước thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
4. Củng cố
? Nêu những hậu quả sự thống trị của Anh ở ấn Độ?
? Đảng quốc Đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh.
? Đảng quốc Đại
5. Hướng dẫn
? Lập niên biểu về phong trào chống Anh của nhân dân ấn Độ từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
- Học bài, làm câu hỏi 3 T58.
D/ Rút kinh nghiệm:..
.
Tiết 16
Ngày soạn: Ngày dạy:
Kiểm tra viết 1 tiết
A/ Mục tiêu: Qua giờ kiểm tra nhằm đánh giá trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh trong phần lịch sử thế giới từ tuần 1 đến tuần 8. Từ đó tìm ra những yếu điểm của học sinh. Giáo viên dạy bộ môn có biện pháp khuyên khích, thúc đảy học sinh học tập 
- Rèn khả năng tư duy, nhớ sự kiện, phân tích so sánh, rút ra nhận xét.
- Giáo dục tính tự giác, tích cực trong làm bài kiểm tra, thi cử.
B/ Chuẩn bị
- Giáo viên: ra đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
- Học sinh ôn bài, chuẩn bị giấy kiểm tra.
C/ Tiến trình
ổn định
Kiểm tra: Giấy bút
Bài mới 
Bước 1: Giáo viên chép đề kiểm tra lên bảng- học sinh chép vào giấy kiểm tra
Đề:
I/ Trắc nghiệm(3đ)
Câu 1: (1đ): Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng?
a. Tiến trình cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII gồm mấy giai đoạn?
1 giai đoạn
2 giai đoạn
3 giai đoạn
Nguyên nhân nào dẫn tới phong trào đập phá máy mọc và bãi công của công nhân nửa đầu thế kỷ XIX?
Do mất nước, thân làm nô lệ
Do người thân và gia đình bị phong kiến áp bức, bóc lột
Do sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản làm cho tình cảnh công nhân vô cùng khốn khổ?
Câu 2: (1đ)
Điền nhứng cụm từ thích hợp vào ô trống trong những câu sau:
Từ những năm 30-40 của thế kỷ XX, .đã lớn mạnh
Năm 1831 công nhân dệt tơ ..khởi nghĩa đòi tăng lương..
Năm .khởi nghĩa chống sự hà khắc của chủ xưởng.
Từ năm đến năm., một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức đã diễn ra ở Anh đó là “.”
Câu 3(1đ)Hoàn chính bảng sau:
Thới gian
Năm 1870
2 – 9 - 1870
4 - 9 – 1870
26 – 3 - 1871
Sự kiện
chiến tranh pháp – phổ nổ ra
Hoàng đế pháp là Napôlêông III, 10 vạn người bị bắt.
..Nhân dân Pari.khởi nghĩa
.Nhân dân Pari tiến hành bầu hội đồng công xã.
II/ Tự luận (7đ)
Nêu những chính sách của công xã Pari? Những chính sách này phục vụ cho quyền lợi của ai? (3đ)
(4đ) Tóm tắt diễn biến nội chiến ở Pháp? Công xã pari có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Đáp án- Biểu điểm
I/ Trắc nghiệm: 
Câu 1:	 a, ý B đúng 0.5 đ
	 b. ý C đúng 0.5 đ
Câu 2: Điền đúng các cụm từ: 1đ( Thiếu hoặc sai ý trừ 0.5 đ)
Câu 3: Hoàn chỉnh bảng đúng : 1đ( nếu thiếu 1 ý trừ 0.5 đ)
II/ Tự luận
Câu 1: Nêu đủ những chính sách của công xã Pari (2đ)
Những chính sách này phục vụ cho quyền lợi của nhân dân(1đ)
Câu 2: Tóm tắt diễn biến nội chiến ở Pháp(2đ)
Nêu được ý nghĩa lịch sử của công xã pari: Công xã Pari có ý nghĩa thực sự lớn lao: Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới,là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới (2đ)
Bước 2: Học sinh làm bài tại lớp
Bước 3: Giáo viên thu bài về nhà chấm
Bước 4: Rút kinh nghiệm giờ kiểm tra.
D/ Rút kinh nghiệm:.
.
 Ngày.tháng..năm.
Tuần 9
Tiết 17
Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài 10: Trung Quốc thế kỷ XIX đầu Thế kỷ XX
A/ Mục tiêu
+ Kiến thức: Học sinh nắm được
- Những nguyên nhân đưa đến việc trung quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là do triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu hèn nhát, tạo điều kiện cho các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc.
- Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến và đế quốc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân, phong trào nghĩa hoà đoàn, cách mạng tân hợi. ý nghĩa lịch sử và tính chất của các phong trào đó.
- Giải thích đúng khái niệm “ nửa thuộc địa, nửa phong kiến” “ vận động duy tân”
+ Tư tưởng.
- Tỏ rõ thái độ phê phán triều đình phong kiến mãn thanh
- Khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân trung quốc chống đế quốc phong kiến
+ Kỹ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
- Biết sử dụng bản đồ Trung Quốc để trình bày các cuộc khởi nghĩa hoà đoàn, cách mạng Tân Hợi.
B/ Phương tiện dạy học
- Bản đồ treo tường “ Trung quốc trước sự xâm lược của các nước đế quốc” “ cách mạng tân hợi 1911”
- Bản đồ sách giáo khoa “ Phong trào nghĩa hoà đoàn”
C/ Tiến trình dạy –học
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
? Nêu các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu của ấn Độ? Vì sao các phong trào đó đều thất bại?
Bài mới
* Giới thiệu bài: Cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc đã bị các nước tư bản Phương tây xâu xé, xâm lược. Tại sao như vậy? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
- Sử dụng bản đồ thế giới giới thiệu khái quát về thế giới.
Chú ý: Rộng lớn, đông dân, chế độ phong kiến tồn tại đã lâu đời, suy yếu => tạo điều kiện thuận lợi để các nước tư bản phương tây xâm chiếm.
? Tư bản Anh, Đức, Pháp, Nhật, Nga đã xâu xé Trung Quốc như thế nào?
- Yêu cầu học sinh xác định trên bản đồ các khu vực xâm chiếm của các nước đế quốc?
- Cho học sinh thảo luận 
? Vì sao không một mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé Trung Quốc?
- Hướng dẫn học sinh thảo luận:
? Chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến là như thế nào? Liên hệ với chế độ thuộc địa nửa phong kiến việt nam?
( Là chế độ xã hội còn tồn tại chế độ phong kiến, được độc lập về chính trị nhưng thực tế còn chịu ảnh hưởng chi phối về kinh tế, chính trị của một hay nhiều nước đế quốc.
Trung Quốc sau chiến tranh thuốc phiện (1840) bị đế quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga xâu xé => biến thành nước nửa thuộc địa liên hệ:
- Việt Nam về cơ bản vẫn là nước Phong kiến ( Giống Trung quốc) nhưng thực tế chịu sự chi phối về kinh tế, chính trị của đế quốc Pháp => bị biến thành nước thuộc địa ( nước phụ thuộc nửa phong kiến)
- Học sinh quan sát, đọc thầm SGK
? Nguyên nhân nào đã dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối Thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX?
Phân tích: Mâu thuẫn xã hội Trung Quốc trở nên sâu sắc
Dân tộc mâu thuẫn Đế quốc
Nông dân mâu thuẫn với triều đình phong kiến Mãn Thanh
? Trình bày vài nét về cuộc vận động Duy Tân 1898?
Giáo viên: Cải cách Duy Tân có ý nghĩa lớn cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
- Sử dụng bản đồ: Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, giới thiệu phong trào, nơi xuất phát từ Sơn Đông=> Trực Lệ=> Bắc Kinh Liên quân 8 nước đã đàn áp phong trào.
? Vì sao phong trào Nghĩa Hoà Đoàn thất bại?
- Giáo viên giới thiệu sự ra đời và lớn mạnh của giai cấp tư sản Trung Quốc cuối thế kỷ XIX = XX=> đòi hỏi phải có một chính Đảng bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản?
? Tôn Trung Sơn là ai và ông có vai trò gì với sự ra đời của Trung Quốc Đồng Minh hội?
? Cách mạng Trung Quốc nổ như thế nao?
( Dựa vào đoạn chữ nhỏ SGK)
- Dựa vào SGK để tóm tắt diễn biến
? Vì sao cách mạng Tân Hợi chấm dứt?
? Nêu tính chất ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi?
(Học sinh dựa vào đoạn chữ nhỏ trong SGK để trả lời)
? Nhận xét tính chất và quy mô của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
Tính chất: Chống Đế Quốc, chống phong kiến.
Quy mô: Rộng khắp, liên tục từ cuối thế kỷ XIX-XX.
I/ Trung quốc bị các nước đế quốc chia sẻ.
- Cuối thế kỷ XIX, triều đình phong kiến Mãn Thanh khủng hoảng suy yếu.
=> Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga đã xâu xé chiếm những vùng đất của Trung quốc làm thuộc địa
- Trung Quốc là đất nước rộng lớn, đông dân có lịch sử lâu đời, một đế quốc khó xâm lược
- Các nước đế quốc thoả hiệp với nhau cùng xâu xé, xâm lược
II/ Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
+ Nguyên nhân:
- Sự xâu xé xâm lược của các nước đế quốc.
- Sự hèn nhát, khuất phục của triều đình Mãn Thanh
+ Cuộc vận động duy tân 
- Cuối thế kỷ XIX – XX, nhiều phong trào đấu tranh chống đế quốc, phong kiến đã nổ ra ở Trung Quốc.
- Người khởi xướng: Sĩ phu tiến bộ: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu được vua Quang Tự ủng hộ.
- Mục đích: Cải cách chính trị => đổi mới canh Tân đất nước 
- Kết quả: Thất bại
+ Phong trào nông dân nghĩa Hoà Đoàn cuối Thế kỷ XIX – XX bùng nổ ở Sơn Đông => lan rộng nhiều nơi trong toàn quố-c 
- Thất bại nhưng là phong trào mang tính chất dân tộc=> thúc đẩy nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh chống đế quốc.
III/ Cách mạng Tân Hợi 1911
- Tôn Trung Sơn (1866-1925) quyết định Thành lập Trung Quốc Đồng Minh Hội- chính Đảng đại diện cho giai cấp tư sản Trung Quốc.
- 10-10-1911 khởi nghĩa Vũ Xương thắng Lợi.
=> 29-12-1911 nước Trung Quốc độc lập được thành lập.
- 2-1912 Cách mạng Tân Hợi thất bại.
- Giai cấp tư sản (lãnh đạo). Sợ phong trào đấu tranh của quần chúng => Thương lượng với triều đình mãn thanh 
- Thoả hiệp với các nước Đế Quốc.
+ Tính chất: 
Là cuộc cách mạng tư sản dân chủ không triệt để: Lật đổ chế độ phong kiến thiết lập nhiều nước tư sản nhưng không giải quyết được mâu thuẫn sâu sắc của xã hội Trung Quốc là chống đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
+ ý nghĩa: Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư sản phát triển ở Trung Quốc: ảnh hưởng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu á ( tiêu biểu là việt nam)
4. Củng cố
- Giáo viên chuẩn bị bài phiếu(phát cho học sinh)
Nội dung: Đánh dấu vào những nguyên nhân đưa đến sự thất bại của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX – XX.
Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước Đế Quốc 
Các phong trào chưa có sự liên kết diễn ra lẻ tẻ.
Thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến, một đường lối cách mạng đúng đẵn 
Cả 3 nguyên nhân trên.
5. Hướng dẫn
- Về nhà học bài: Lập bảng niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Diễn biến, mục đích, kết quả từ 1840-1911
D/ Rút kinh nghiệm:..
.
Tiết 18
Ngày soạn: Ngày dạy:
Các nước Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
A

File đính kèm:

  • docgiao an lich su 8 tron bo.doc