Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến Chống Pháp Xâm Lược (từ 1858 Đến Trước 1873)

I- Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 - Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 - 1873.

 - Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1862.

2. Kỹ năng:

 - Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.

 - Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện.

3. Tư tưởng-tình cảm:

 - Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân.

 - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.

II- Thiết bị và tài liệu:

 - Lược đồ Mặt trận Gia Định.

 - Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học

III- Tiến trình lên lớp:

1.Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

 - Trình bày khái quát nội dung chính của lịch sử thế giời hiện đại 1917-1945?

3. Bài mới: Giữa thế kỉ XIX, Pháp xúc tiến xâm lược VN. Quân và dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến Chống Pháp Xâm Lược (từ 1858 Đến Trước 1873), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 12/2/2008
 Ngày giảng:13/2/2008
 Phần ba: Lịch sử việt nam (1858 - 1918) 
 Chương I: Việt nam từ 1958 đến cuối thế kỷ XIX
 Bài 9 : Nhân dân Việt nam kháng chiến 
Chống pháp xâm lược (từ 1858 đến trước 1873)
I- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 - 1873.
 - Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1862.
2. Kỹ năng:
 - Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
 - Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện.
3. Tư tưởng-tình cảm:
 - Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân.
 - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.
II- Thiết bị và tài liệu:
 - Lược đồ Mặt trận Gia Định.
 - Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học
III- Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Trình bày khái quát nội dung chính của lịch sử thế giời hiện đại 1917-1945?
3. Bài mới: Giữa thế kỉ XIX, Pháp xúc tiến xâm lược VN. Quân và dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động cá nhân
GV: Giới thiệu về tình hình VN thời kì này.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu biểu hiện sự khủng hoảng của chế độ phong kiến VN.
PV:Em hãy liên hệ với bài Trung Quốc, ấn Độ, ĐNA cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
Hoạt động cá nhân
PV: Em hãy cho biết vị trí của VN trong khu vực ĐNA? 
( Vị trí, tài nguyên)
PV: Những hành động nào chứng tỏ Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược VN?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung hiệp ước Véc xai.
 Đồng thời Bộ trưởng hải quân và thuộc địa Pháp tăng viện cho ...
PV: Em giải thích ntn về hiện tượng này?( bản chất xl, sự tham lam, sự cạnh tranh giữa các tư bản phương tây)
GV sử dụng lược đồ giới thiệu vị trí Đà Nẵng.
PV: Tại sao Pháp chọn ĐN làm mục tiêu tấn công đầu tiên?
PV: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?
- Nổ ra kịp thời, lòng yêu nước( Ph văn Nghị..), ‏‎ý thức quyết tâm cao
( chủ động tìm giặc..)
PV: Vì sao Pháp đưa quân vào Gia Định?
PV: ‏‎ý đồ của Pháp được thực hiện như thế nào?
 PV: Pháp gặp trở ngại gì?
PV: Chiếm được Gia Định Pháp gặp khó khăn gì?
GV phân tích đây là cơ hội tốt cho ta tiêu diệt địch nhưng đã bị bỏ lỡ.
GV giới thiệu về đfại đồn Chí Hoà.
( dài 3km, ngang 1km, cao3,5m, dày 2m, chia 5 khu, ngoài có hào sâu, rào tre, hó cắm chông...)
GV hướng dẫn HS hiểu vì sao triều Ng kí hiệp ước
PV: Em nhận xét gì về việc làm này của triều nguyễn?
I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng.
1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX, trước cuộc xâm lược của thức dân Pháp.
 Giữa thế kỷ XIX Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp bị sa sút, mất mùa, đói kém ...
+ Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do nhà nước thực hiện chính sách “bế quan toả cảng”.
- Quân sự lạc hậu, đối ngoại xai lầm: “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ.
- Xã hội: Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi.
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam
- Thế kỉ XVII, các giáo sĩ Pháp đến VN truyền đạo, đồng thời vẽ bản đồ chuẩn bị xâm lược VN.
- Năm 1787 Bá Đa Lộc đã giúp tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng hiệp ước Vec xai.
- Giữa thế kỉ XIX, Pháp ráo riết tìm cách đánh chiếm VN.
- Năm 1857 Napôlêông III lập Hội đồng Nam kì để bàn cách can thiệp vào Việt Nam à Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược.
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858.
- Chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-TBN dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Mục tiêu?
- 1/9/1858,nổ súng đổ bộ lên bán đảo Sơn trà
- Quân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược, thực hiện" vườn không nhà trống" gây cho địch nhiêu khó khăn -> làm thất bại âm mưu" đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
II- Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ 1859 đến 1862.
1. Kháng chiến ở Gia Định.
- Đầu 1859, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định. Âm mưu?
- Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân ta, kế hoạch" đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp thất bại, chúng chuyển sang kế hoạch" chinh phục từng gói nhỏ"
- T3/1860. Ng tri Phương được lệnh vào Gia Định xây dựng đại đồn Chí Hoà.
-T7/1860, Dương Bình Tâm chỉ huy hàng nghìn nghĩa sĩ đánh đồn Chợ Rẫy gây cho Pháp nhiều khó khăn.
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông nam Kì. Hiệp ước 5/6/1862.
a.Kháng chiến lan rộng.
- 23/2/1861, Pháp tấn công và chiếm đại đồn Chí Hoà, thừa thắng chiếm Định Tường, biên Hoà, Vĩnh Long.
- Kháng chiến của nhân dân ta anh dũng lập nhiều chiến công( Ng trung trực)
- 5/6/1862, triều Huế kí với Pháp hiệp ước nhâm tuất.
b. Nội dung hiệp ước. SGK tr 111
4. Sơ kết bài học.
* Củng cố: Vì sao Pháp có thể xâm chiếm các tỉnh Nam kì.
* Chuẩn bị bài sau: Câu hỏi tr 113,114,115.
5. Rút kinh nghiệm bài dạy.

File đính kèm:

  • docT23-LS11.doc